Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Để thực hiện hoạt động: Sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của hộp bút em đã sử dụng kĩ năng đo gồm:
- Ước lượng giá trị cần đo
- Lựa chọn dụng cụ đo thích hợp
- Tiến hành đo
- Đọc đúng kết quả đo
- Ghi lại kết quả đo
b) Để thực hiện hoạt động: Nhìn thấy bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất, có thể trời sắp mưa em đã sử dụng kĩ năng dự báo. Dựa vào qui luật tự nhiên là chuồn chuồn bay là là trên mặt đất sẽ thường xảy ra mưa.
Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
- Bác sĩ chuẩn đoán bệnh thường phải thực hiện các kĩ năng là:
+ Kĩ năng quan sát: Quan sát các triệu chứng (biểu hiện bệnh) của bệnh nhân.
+ Kĩ năng đo: Đo các chỉ số cơ thể liên quan như nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở,…
+ Kĩ năng phân loại: Phân loại các triệu chứng và chỉ số đã quan sát và đo được.
+ Kĩ năng liên kết: Liên kết các triệu chứng, chỉ số đã quan sát, đo và liên kết với các kiến thức về các loại bệnh để tìm ra chuẩn đoán bệnh mà bệnh nhân gặp phải, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
+ Kĩ năng dự báo: Dự báo về các nguy cơ mà bệnh nhân có thể gặp phải.
+ Kĩ năng viết báo cáo: Viết bệnh án cho bệnh nhân.
+ Kĩ năng thuyết trình: Thuyết trình về tình trạng bệnh, nguy cơ gặp phải, phác đồ điều trị với bệnh nhân.
- Các kĩ năng đó tương ứng với tất cả các kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên gồm: Kĩ năng quan sát, kĩ năng phân loại, kĩ năng liên kết, kĩ năng đo, kĩ năng dự báo, kĩ năng viết báo cáo, kĩ năng thuyết trình.
Câu 1: Theo nguyên lý bảo toàn năng lượng, năng lượng không thể bị tạo ra hoặc mất đi, nó chỉ có thể được chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. Điều này phù hợp với lý thuyết của Joule về năng lượng. Ví dụ, khi năng lượng cơ học được sử dụng để chạy một máy, một phần năng lượng này sẽ được chuyển hóa thành năng lượng hữu ích như chuyển động hoặc ánh sáng, trong khi phần còn lại thường được chuyển thành nhiệt do ma sát, không phải là năng lượng "biến mất" mà là được chuyển đổi thành một dạng năng lượng khác không dễ sử dụng. Do đó, năng lượng không biến mất đi đâu cả mà chỉ thay đổi hình thức.
Câu 2: Các ý tưởng cũ về năng lượng, như lý thuyết caloric về nhiệt, đã bị bác bỏ vì chúng không giải thích được một số hiện tượng quan sát được và không đủ để mô tả các quy luật bảo toàn năng lượng một cách chính xác. Ngược lại, những ý tưởng của Joule đã chứng minh được bằng thực nghiệm rằng năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác nhưng tổng lượng năng lượng trong một hệ kín là không đổi. Những phát hiện của ông đã hỗ trợ nền móng cho định luật bảo toàn năng lượng, một trong những nguyên tắc cơ bản của vật lý, và đó là lý do tại sao chúng được chấp nhận rộng rãi.
Năng lượng cung cấp cho các hoạt động của con người là do thức ăn vào cơ thể mà có. Thức ăn vào cơ thể xảy ra sự biến đổi nhờ các phản ứng chuyển hóa vật chất và năng lượng, khiến cho hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng chuyển hóa thành cơ năng giúp cơ thể hoạt động được (đi lại, chơi thể thao,…).
→ Vậy trong các hoạt động ở người (đi lại, chơi thể thao,…) đã có sự biến đổi năng lượng từ hóa năng thành nhiệt năng và cơ năng.
Trong vườn cây ăn quả, khi quan sát thấy có nhiều cây bị vàng lá, có ý kiến cho rằng các cây này có thể đang thiếu nitrogen.
a) Y kiến trên đúng hay sai. Vì khi thiếu N cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá chuyển màu vàng
b) Chúng ta cần bón loại phân đạm để cung cấp nitrogen cho cây
a) Kĩ năng quan sát: Gió mạnh dần, mây đen kéo đến.
Kĩ năng liên kết: Gió lớn, mây đen là dấu hiệu cho thấy trời sắp mưa.
Kĩ năng dự báo: Có thể trời sắp có mưa.
b) Kĩ năng quan sát: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng.
Kĩ năng liên kết: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng là dấu hiệu cá lớn cắn mồi.
Kĩ năng dự báo: Có lẽ một con cá to đã cắn câu.