K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 8 2018

khi luộc hoặc nấu rau đôi khi ta thấy lá rau không xanh mà ngả vàng . Em hãy tìm hiểu và giải thích tại sao rau bị hiện tượng như vậy . Em có bí quyết nào để có món canh hoặc rau luộc xanh ngon không?

Màu sắc rau xanh khi nấu dễ biến đổi, chính là các sắc tố (diệp lục) ở điều kiện nấu đã bị phân giải, tính ổn định của sắc màu tự nhiên trong rau nói chung là kém, không chịu ánh sáng, ôxy hóa và nhiệt độ. Vì vậy, trong quá trình đun nấu rau xanh, rất dễ sinh ra hiện tượng đổi màu. Khi bắt đầu nấu, dung môi diệp lục tố ở nhiệt độ tác dụng đẫm mất đi hoạt tính, các phần không khí trong tổ chức rau xanh cũng bay đi, làm cho diệp lục tố càng lộ rõ, màu xanh có phần tăng lên. Khi nấu có một số loại rau như: cải trắng, đậu rán, rau chân vịt màu sắc biến sang vàng hoặc màu cỏ úa, bởi vì diệp lục tố đã mất đi Magiê (Mg). Khi nấu rau nếu mở vung nồi có thể đỡ cho rau màu vàng úa, giữ được màu xanh của rau, nguyên nhân là có thể làm cho khi có nhiệt độ axít hữu cơ sinh ra sẽ khuyếch tán ra ngoài làm giảm thấp quá trình sinh ra độ axít và phản ứng mất đi Mg, vì thể nếu nấu rau càng rút ngắn được thời gian thì màu sắc của rau càng được giữ lại. rau xanh bị chuyển màu Song có loại rau như cà rốt khi nấu thì màu sắc khá ổn định, một số rau có tính chất như nụ hoa ví dụ : Măng, hành tây ,bắp cải…. khi nấu do tác dụng của kiềm nên phần nào có hiện tượng biến sang vàng, chủ yếu là sắc tố vàng gặp kiềm đo kêt cấu chất đồng dẫn tới bị bịến sang màu vàng hoặc vàng nhạt. bí quyết nào để có món canh hoặc rau luộc xanh ngon

Cách 1: Muối và vài viên đá lạnh

Để giữ rau sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh tự nhiên đồng thời có vị giòn và không bị nát, bí quyết dành cho bạn là muối và nước đá lạnh. Cách làm như sau:
– Cho nước vào nồi đun sôi trên lửa lớn.
– Chuẩn bị các loại rau, thái miếng theo ý thích của bạn.
– Khi nước sôi, thêm ít muối vào để giữ màu cho rau. Tỷ lệ hợp lý là một thìa nhỏ muối trên mỗi nửa lít nước luộc.
– Chờ nước thật sôi mới cho rau vào luộc bởi rất nhiều vitamin bị mất và hòa tan ngay sau khi rau được cho vào nước. Đun sôi nhỏ lửa, khoảng 2-5 phút tùy theo từng loại rau.
– Sau 30 giây, đảo rau và thử nghiệm độ chín. Khi rau chín, dùng muôi thủng vớt ra và thả vào bát nước sạch có sẵn vài viên đá lạnh.
– Khi rau nguội, vớt ra, để ráo. Làm như thế, rau sẽ ngon, giòn và không bị nát.

Cách 2: Cho dầu ăn vào
Với cách luộc rau này thì không mất nhiều thời gian làm lạnh sau khi luộc. Chị em có thể cho một chút dầu ăn vào nồi nước luộc trước khi vớt rau ra. Nhờ lớp dầu ăn bên ngoài, rau của bạn sẽ xanh và bóng hơn.

Cách 3: Vắt thêm chanh hoặc dấm

Một cách khác nữa là chị em có thể vắt vài giọt chanh, hoặc vài giọt dấm, làm như thế vừa giữ được nguyên màu của rau, vừa không làm mất hương vị ban đầu. Cách này có thể áp dụng cho súp lơ, cà rốt…

Cách 4: Cho muối vào nước luộc

Cho vào nước luộc một ít muối vì muối làm tăng độ nóng của nước sẽ làm rau xanh hơn. Chị em lưu ý, lượng muối vào vừa phải, nếu không món rau luộc của bạn sẽ có vị như là canh.

Ngoài ra, Thao tác phải nhanh vì đa số ở quán họ đều dùng bếp khè nên lửa rất mạnh và chỉ cần làm giống như là trụn rau thôi, không nên để rau trong nước sôi quá lâu sẽ làm cho rau bị mềm nhũn không ngon.

Lưu ý khi luộc rau muống:

Nếu không luộc một lần để ăn trong 2 bữa thì không phải nhúng rau đã luộc vào nước lạnh. Chỉ cần rau cho vào nồi dùng đũa trở mặt nhiều lần, đậy nắp vung cho mau chín, rau cũng đủ xanh mướt và giòn lắm rồi.

Rau có màu xanh mướt hay không còn tùy thuộc vào loại rau muống mà bạn mua về nữa. Nếu rau muống mà ngắn, màu hơi nâu thì không có cách gì cho nó xanh cả. Thậm chí nước luộc khi cho đồ chua vào như chanh, sấu, lá me … không trong được mà ngả qua màu vàng vàng.

Khi vớt rau ra, nên chú ý giảm nhiệt thật nhanh rau sẽ xanh và xanh lâu.

Nếu rau muống mới luộc xong xanh mà để một lúc bị thâm nhiều khi cũng do chưa đủ lửa (chưa chín hẳn).

Một lưu ý khác: bạn nên nhớ là khi luộc nên đậy nắp vung, để nước ngập phần rau. Khi rau chín tới phải vớt ra ngay, vừa bảo toàn vitamin trong rau lại không làm mất màu xanh. Hãy thưởng thức rau luộc càng sớm càng tốt để món ăn được ngon miệng và tận dụng được nhiều dinh dưỡng.

12 tháng 8 2018

-khi luộc hoặc nấu rau đôi khi ta thấy lá rau không xanh mà ngả vàng vì:

Màu sắc rau xanh khi nấu dễ biến đổi, chính là các sắc tố (diệp lục) ở điều kiện nấu đã bị phân giải, tính ổn định của sắc màu tự nhiên trong rau kém, không chịu được ánh sáng, ôxy hóa và nhiệt độ. Vì vậy, trong quá trình đun hoặc nấu rau xanh, rất dễ sinh ra hiện tượng đổi màu. Khi bắt đầu nấu, dung môi diệp lục tố ở nhiệt độ tác dụng đẫm mất đi hoạt tính, các phần không khí trong tổ chức rau xanh cũng bay đi, làm cho diệp lục tố càng lộ rõ, màu xanh có phần tăng lên. Khi nấu có một số loại rau như: cải trắng, rau chân vịt màu sắc biến sang vàng hoặc màu cỏ úa, bởi vì diệp lục tố đã mất đi Magiê . Khi nấu rau nếu mở vung nồi có thể đỡ cho rau màu vàng úa, giữ được màu xanh của rau, nguyên nhân là có thể làm cho khi có nhiệt độ axít hữu cơ sinh ra sẽ khuyếch tán ra ngoài làm giảm thấp quá trình sinh ra độ axít và phản ứng mất đi Magiê, vì thể nếu nấu rau càng rút ngắn được thời gian thì màu sắc của rau càng được giữ lại. Bên cạnh đó cũng có một loại rau như cà rốt khi nấu thì màu sắc khá ổn định, các loại rau có tính chất như nụ hoa ví dụ : Măng, hành tây ,bắp cải…khi nấu do tác dụng của kiềm nên phần nào có hiện tượng biến sang vàng, chủ yếu là sắc tố vàng gặp kiềm đo kêt cấu chất đồng dẫn tới bị bịến sang màu vàng hoặc vàng nhạt.

- bí quyết để có món canh hoặc rau luộc xanh ngon

Rau xanh khi luộc xong, trong rau vẫn còn âm ỉ nhiều độ nóng, nếu như không nhanh chóng dùng nước lạnh (đun sôi để nguội) dội hạ nhiệt độ, làm tản nhiệt, để thời gian dài diệp lục tố trong rau tiếp tục bị phá hủy làm rau biến thành màu nâu đen, mất màu xanh, vitamin cũng bị nhiệt còn lại tiết tục phá hủy, ảnh hưởng trực tiếp tới dinh dưỡng của rau, chất lượng và mùi vị rau bị giảm đi rõ rệt. Nếu dội ngay nước lạnh, hoặc nhúng ngay nước lạnh, hoặc quạt nguội sẽ đảm bảo được cả màu sắc lẫn chất rau tốt hơn, dinh dưỡng trong rau sẽ cao hơn, giữ đủ các chất đắng, cay, ngọt, mặn … còn lại trong rau xanh.

Có điều chú ý, sau khi dúng nước lạnh phải hong khô ngay, bởi vì trong rau xanh vốn đã nhiều thành phần nước, không có lợi cho việc chế biến tiếp theo, hong khô là để bớt nước đi, để phù hợp với việc chế biến và phối liệu tiếp theo ra món rau hợp yêu cầu, ngoài ra còn có tác dụng khi rau được nhúng nước hong khô là chống được nhũn rau, không biến chất, biến mùi vị và kéo dài được thời gian lưu giữ.
29 tháng 4 2017

Do luộc lâu quá đấy bạnlimdim

lưu ý những điều sau:banhqua

-ko ngâm thực phẩm lâu trong nước.

-không đun nấu thực phẩm lâu.

-không để thực phẩm bị khô héo.

-bảo quản thực phẩm ở nđộ thích hợp và hợp vệ sinh.

-phải biết áp dụng hợp lí các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm .

29 tháng 4 2017

vì để lửa nhỏ đó. rau chín rất nhanh nên phải để lửa to cho xanh đều, lúc để lửa nhỏ nó ngả vàng

9 tháng 11 2021

A

9 tháng 11 2021

A

2/ Khi mua sản phẩm đóng hộp không nên mua sản phẩm hết hạn sử dụng và bị móp, bị phồng.

3/ Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với tỉ lệ thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về chất dinh dưỡng.

 

22 tháng 11 2021

Thế bạn hỏi gì nào

Nấu: Canh cua

Rán: Đậu rán, trứng rán

Kho: Cá kho

Luộc: Rau luộc, bánh trưng

Nướng: Thịt xiên nướng

Hấp: Bánh bao

Xào: Mướp xào

Trộn: Salad rau củ

23 tháng 12 2021

Nấu: Canh cua

Rán: Đậu rán, trứng rán

Kho: Cá kho

Luộc: Rau luộc, bánh trưng

Nướng: Thịt xiên nướng

Hấp: Bánh bao

Xào: Mướp xào

Trộn: Salad

like cho mình nha

19 tháng 4 2017

A:canh cải tôm rang rau xào

- nếu để cơm , rau ,thịt , cá ngoài không khí - nếu để cơm , rau ,thịt , cá ngoài không khí

 các thực  sẽ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc các thực  sẽ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc

- các bảo quản lương thực- các bảo quản lương thực

+) lương thực khô: để nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với không khí+) lương thực khô: để nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với không khí

+)lương thực đã nấu chín: bảo quản bằng tủ lạnh+)lương thực đã nấu chín: bảo quản bằng tủ lạnh

+) thịt tươi : cấp đông+) thịt tươi : cấp đông

+) thịt nấu chín: có thể bảo quản bằng tủ lạnh hoặc cấp đông+) thịt nấu chín: có thể bảo quản bằng tủ lạnh hoặc cấp đông

+)rau , hoa quả: để nơi thoáng mất , đủ độ ẩm hoặc bọc kín bảo quản+)rau , hoa quả: để nơi thoáng mất , đủ độ ẩm hoặc bọc kín bảo quản

 bằng tủ lạnh

7 tháng 3 2022

Hiện tượng gì xảy ra khi để cơm, rau, thịt, cá vài ngày ngoài không khí?

- mốc

Đề xuất cách bảo quản: lương thực khô, lương thực đã nấu chín, thịt tươi, thịt nấu chín, rau, hoa quả?

1. Bảo quản đồ ăn chín còn dư

Để đảm bảo món ăn được tròn vị, hãy dùng bữa ngay sau khi nấu. Đồ ăn còn dư hãy đem đun lại, để nguội và cho vào hộp đậy nắp kín rồi cất vào tủ lạnh để bảo quản cho bữa ăn tiếp theo.

2. Bảo quản cơm

Với cơm, tốt nhất vẫn là nấu bữa nào dùng hết bữa nấy. Nhưng đôi khi vẫn có lúc dư và phải để lại, bạn hãy chú ý không để các loại món ăn khác dính vào phần cơm. Không dùng vá (thìa) xới cơm để múc thức ăn rồi lại xới cơm lần nữa. Cơm dùng xong để chỗ thoáng mát, đậy bằng rổ thưa hoặc cho vào tủ lạnh, ngăn mát.

3. Bảo quản trứng thịt và hải sản

Các thực phẩm dễ hư thối như là trứng đã bóc vỏ, thịt, cá,... nên được sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Hầu hết thời gian an toàn để bảo quản thức ăn đã nấu chín là 4h - 6h để đảm bảo chất lượng thực phẩm không bị biến chất khi phải tiếp xúc lâu với không khí và các tạp chất ngoài môi trường.

4. Bảo quản sữa và đồ hộp

Các sản phẩm từ sữa và ngay cả những thực phẩm đã tiệt trùng hoàn toàn và được đóng hộp kín, nhưng một khi mở hộp ra, nó không còn vô trùng. Không khí chứa vô số vi khuẩn và nấm mốc, chúng dễ dàng xâm nhập bất kỳ môi trường thích hợp mà chúng gặp. Thực phẩm nấu chín là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn.

Để bảo quản đồ ăn trong ngăn đá không bị hỏng và giữ độ tươi ngon của đồ ăn thì còn tùy thuộc vào thời gian lưu trữ trong ngăn đá. Dưới đây là bảng thời gian bảo quản đồ ăn trong ngăn đá, mà mọi người cần nắm rõ.

5. Cách bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh

Hãy cắt tỉa những phần bị dập và héo của rau là một cách bảo quản rau hiệu quả. Mặc dù rau xanh không thể để lâu được nhưng với hành tây, bạn có thể giữ chúng trong khoảng 2 tuần khi bảo quản ở nơi thoáng đãng.

Bạn cần lưu ý rằng không nên để các trái cây bị hỏng chung với trái cây tốt vì phần bị hỏng sẽ lây lan và làm hỏng luôn những trái cây tốt khác.

Nếu mua phải các loại trái cây đã chín, hãy ăn chúng ngay và không nên giữ lại. Đối với các loại rau trồng trong đất cát, bạn có thể cân nhắc việc làm tươi bằng cách đặt chúng vào xô nước. Bạn cũng có thể ngâm trái cây hoặc rau quả như cà rốt, cà chua.

6. Sấy khô

Nhiều loại trái cây và rau quả có thể dễ dàng bảo quản bằng phương pháp sấy khô. Hình thức bảo quản này là một trong những cách bảo quản thực phẩm hiệu quả nhất, thực phẩm có thể giữ được lâu, miễn là chúng được giữ khô ráo.

Khi mua rau củ với số lượng lớn, bạn có thể rửa sạch sau đó cắt thành từng miếng nhỏ và phơi khô. Những thực phẩm khô có thể giữ được rất lâu khi bạn cần và chúng sẽ không bị hỏng như cà chua hoặc một số loại trái cây.

Sấy khô cũng là phương pháp bảo quản dễ dàng và ít tốn công nhất. Nấm mốc, vi khuẩn thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, nên việc sấy khô sẽ bảo quản thực phẩm rất hiệu quả trong thời gian dài bởi chúng được loại bỏ hết nước.

Bạn có thể mua máy khử nước thực phẩm hoặc sử dụng lò nướng nhiệt độ thấp. Tuy nhiên lò nướng sẽ cần mất nhiều giờ để khử nước hoàn toàn. Sau khi làm khô các thực phẩm, đặc biệt là trái cây, bạn có thể ăn nguyên hoặc bù nước bằng cách ngâm trong nước vài giờ. 

7. Hun khói

Xông khói thịt hoặc làm khô thịt cũng là một phương pháp giúp bảo quản thịt. Thịt hoặc cá hun khói mang hương vị khác với các thực phẩm tươi thông thường, điều này cũng giúp bạn thay đổi khẩu vị.

Tuy quá trình này có thể tốn thời gian nhưng đem lại hương vị ngon cho món ăn và bạn có thể giữ chúng không bị hư hỏng trong vài ngày.

8. Luộc

Đối với các loại rau dễ hỏng như cà chua, bạn có thể luộc chúng trong 10 phút, cho vào hộp và để nguội. Điều này giúp bạn có thể sử dụng chúng vào ngày hôm sau.

9. Bảo quản hành trên sàn lạnh

Ngoài hành thì các loại củ như sắn, khoai lang cũng có thể được bảo quản trên sàn lạnh. Khi bạn mua chúng với số lượng lớn, bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn không gian trong nhà để chúng được thông khí đầy đủ. Cách này sẽ giúp chúng không bị hư hỏng. 

Bạn cũng nên tránh việc để trái cây và rau củ trong túi nhựa polythene qua đêm. Thay vào đó, bạn hãy để chúng trong một cái rổ, chúng sẽ tươi ngon hơn nhiều.

10. Bảo quản trái cây hoặc rau xanh trong hộp có nước

Bạn cần đổ đầy nước vào một cái lon hoặc hộp thiếc, sau đó cho vào các loại trái cây hoặc rau có thể ở lâu trong nước như nấm, đậu Hà Lan, cà chua và đậu tươi hoặc khô.

11. Đóng hộp thực phẩm

Đóng hộp là một phương pháp bảo quản truyền thống, thực hiện bằng cách nấu chín một phần thực phẩm để diệt vi khuẩn và niêm phong lại cho đến khi bạn sẵn sàng ăn. Hầu hết thực phẩm có thể ăn được ngay, trừ khi bạn làm dưa chua thì sẽ cần vài tuần để hương vị phát triển. 

Có nhiều công đoạn cần thiết khi đóng hộp như chuẩn bị thực phẩm và chất phụ gia như nước muối, siro đường, sau đó khử trùng các lọ thủy tinh và nắp đậy, chế biến và cho vào các lọ lưu trữ đã được làm sạch.

Quy trình này có thể mất nhiều thời gian và các chi phí của việc mua lọ thủy tinh có thể cao. Tuy nhiên, chúng lại có tuổi thọ rất cao. 

12. Dùng muối

Đây là một phương pháp truyền thống giúp bảo quản thịt, vì muối tạo ra một môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn và hầu hết các vi sinh vật không thể chịu được nồng độ muối quá 10%.

Bạn cần xát hỗn hợp muối và đường vào miếng thịt tươi, gói thịt vào hộp đựng và bảo quản ở nhiệt độ ổn định, mát mẻ. Quá trình ngâm với nước muối cũng tương tự như vậy, nhưng bạn cần thường xuyên thay dung dịch nước muối.

Ngoài ra, thịt muối cũng cần ngâm lâu trong nước để loại bỏ lượng muối dư thừa và hạ xuống mức có thể ăn được.

13. Kho lưu trữ trong vườn

Có một số loại rau có cách bảo quản đơn giản là chỉ cần đặt chúng vào một cái hố nông trong suốt mùa đông trên mặt đất. Chúng sẽ không bị hư hỏng và giữ được độ tươi ngon khi ăn. Thế nhưng, bạn cần lưu ý rằng không phải tất cả các loại rau đều có thể được giữ trong đất đông lạnh theo cách này.

14. Hầm lưu trữ

Hầu hết các loại rau và vài loại trái cây có thể được bảo quản trong hầm hoặc hố sâu trên mặt đất. Miễn là bạn đảm bảo nhiệt độ trong hầm rơi vào khoảng 35 - 50 độ F, không gian mát và khô, các loại rau sẽ giữ được độ tươi ngon của mình trong nhiều tuần.

Bạn không nên rửa hay làm dập rau củ quả trước khi cho vào hầm. Các loại trái cây và rau bị dập nát sẽ dễ hư hỏng hơn.