Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lần thức dậy thứ nhất | Lần thức dậy thứ hai |
- Tâm trạng: từ ngạc nhiên (Thấy trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn ngồi) đến ái ngại, lo lắng không yên (Anh nằm lo Bác ốm. Lòng anh cứ bề bộn) và trào dâng niềm thương Bác: (Càng nhìn lại càng thương); đồng thời rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác(Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người).Trong trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ(Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng). | - Tâm trạng: từ hốt hoảng (anh hốt hoảng giật mình), không chỉ "thầm thì anh hỏi nhỏ" như lần ttrước mà tha thiết "vội vàng nằng nặc" mời Bác ngủ (Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mời Bác ngủ). Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bêb Bác (Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác). |
Soạn bài đêm nay bác không ngủ của Minh Huệ I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Tóm tắt: Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ độ để sáng hôm sau hành quân đi vào các trận đánh với quân thù.
Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ anh đội viên. Cách miêu tả đó sẽ nói lên được tình cảm tha thiết gắn bó và yêu thương của người cha và người con. Nó thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và thể hiện được tâm hồn yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.
Câu 3. Tình cảm của anh đội viên: - Rất cảm phục, kính trọng và biểu hiện như tình yêu của người con với người cha. - Anh lo, thương cho Bác vì biết Bác già rồi mà thức như vậy thì lấy sức đâu mà tham gia chiến dịch cho ngày mai. + Trạng thái tâm lí: bồn chồn, thổn thức, bề bộn, hốt hoảng, mơ màng như nằm trong giấc mộng. + Đối thoại với Bác: lễ độ và lo lắng. Bác ơi, Bác chưa ngủ Bác có lạnh lắm không? Mời bác ngủ, Bác ơi! Cứ mỗi lần thức, anh đội viên càng bộc lộ tình cam với Bác mạnh hơn, tha thiết hơn, tự hào hơn. Nhà thơ không kể lần thứ hai thức dậy là để khoảng trống cho người đọc tự suy nghĩ có điều ấy. Có lẽ lần thứ nhất anh đội viên bày tỏ tình cảm bồng bột; lần thứ hai suy nghĩ sâu sắc về việc Bác không ngủ, lần thứ ba không kìm nén được tình cảm, anh bộc lộ cái hốt hoảng giật mình bằng cách nằng nặc mời Bác ngủ. Qua đây mà hình ảnh và tấm lòng của Bác được khắc họa thật sâu đậm.
Câu 4. - Sau khi Bác khuyên anh đội viên an giấc và hé một chút tâm trạng “Bác ngủ không yên lòng” thì anh đội viên không ngủ được, cố gắng tìm hiểu vì sao Bác không ngủ. Anh hiểu sâu thêm tình thương của Bác dành cho bao nhiêu người đang gian khổ vì kháng chiến. - Khổ thơ cuối là một đáp số, một phát hiện: tình thương của Bác không chỉ là những biểu hiện lẻ tẻ mà nó là bản chất trong nhân cách Hồ Chí Minh. Đúng như Chế Lan Viên nhận xét: “Bác vĩ đại chẳng làm ai kinh ngạc”. - Khổ thơ cuối cùng là một đáp số, một phát hiện: tình thương của Bác không chỉ là những biểu hiện lẻ ter mà nó là bản chất trong nhân cách Hồ Chí Minh. Đúng như Chế Lan Viên nhận xét: “Bác vĩ đại chẳng làm ai kinh ngạc”.
Câu 5. - Đây là thể thơ ngụ ngôn, mỗi dòng 5 tiếng, thường được gieo vần ở tiếng cuối cùng ở mỗi dòng thơ. + Trong một khổ 4 dòng thì vần ở dòng 2 và 3. + Trong hai khổ nối nhau thì vần ở dòng 4 khổ này với dòng 1 khổ kia. - Đây là lối thơ của vè, hát giặm, rất thích hợp cho việc kể chuyện.
Câu 6. - Một số từ láy: Trầm ngâm, nhẹ nhàng, lồng lộng Bồn chồn, phăng phắc, nằng nặc. - Có thể tra từ điển để thấy hết ý nghĩa của những từ này.
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Thể loại
"Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu)" (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, Sđd).
Các bài học: Đêm nay Bác không ngủ (của Minh Huệ), Lượm (của Tố Hữu), Mưa (của Trần Đăng Khoa) thuộc thể loại thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
2. Tác giả
Nhà thơ Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, quê ở thành phố Vinh.
Tác phẩm đã xuất bản: Tiếng hát quê hương (thơ, 1959); Đất chiến hào (thơ, 1970); Mùa xanh đến (thơ, 1972); Đêm nay Bác không ngủ (thơ, 1985); Rừng xưa, rừng nay (bút kí, 1962);Ngọn cờ Bến Thuỷ (truyện kí, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện kí, 1981); Phút bi kịch cuối cùng (tiểu thuyết, 1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận, 1992).
Nhà thơ đã được nhận: Giải Nhất chi hội văn nghệ kháng chiến khu Bốn và Sở Thông tin tuyên truyền khu Bốn 1954 (thơ Dòng máu Việt Hoa); Giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ - Tĩnh 1986 (tập thơ Đêm nay Bác không ngủ).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
Diễn biến câu chuyện có thể tóm tắt như sau:
Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.
2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan.
3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:
Lần thức dậy thứ nhất | Lần thức dậy thứ hai |
- Tâm trạng: từ ngạc nhiên (Thấy trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn ngồi) đến ái ngại, lo lắng không yên (Anh nằm lo Bác ốm. Lòng anh cứ bề bộn) và trào dâng niềm thương Bác: (Càng nhìn lại càng thương); đồng thời rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác(Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người). Trong trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ(Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng). | - Tâm trạng: từ hốt hoảng (anh hốt hoảng giật mình), không chỉ "thầm thì anh hỏi nhỏ" như lần ttrước mà tha thiết "vội vàng nằng nặc" mời Bác ngủ (Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mời Bác ngủ). Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bêb Bác (Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác). |
Trong bài thơ, tác giả không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, nhưng lần thứ ba qua câu thơ Bác vẫn ngồi đinh ninh người đọc cũng thấy được: trong đêm ấy anh đội viên nhiều lần thức dậy và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có những biên đổi rất rõ rệt.
4. Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết:
...
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
5. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ.
- Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ.
- Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.
- Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.
Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài "Đêm nay Bác không ngủ".
6. Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:
- Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình:
+ Vẻ mặt Bác trầm ngâm
+ Mái lều tranh xơ xác
+ Bác vẫn ngồi đinh ninh
+ Bóng Bác cao lồng lộng...
- Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:
+ Anh đội viên mơ màng
+ Thổn thức cả nỗi lòng
+ Thầm thì anh hỏi nhỏ
+ Nhưng bụng vẫn bồn chồn
+ Anh hốt hoảng giật mình
+ Anh đội viên nằng nặc...
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ in trong tập Thơ Việt Nam 1945-1975 (NXB Tác phẩm mới, H., 1976). Đây là một tác phẩm thơ hiện đại có yếu tố tự sự, khi tìm hiểu cần thấy được nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và trữ tình.
Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ: mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ. Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau; chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.
Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài Đêm nay Bác không ngủ. Muốn đọc diễn cảm bài thơ, cần nhớ cách gieo vần như đã nói ở trên; đồng thời chú ý tiết tấu và nhấn giọng. Ví dụ với khổ thơ đầu:
Anh đội viên thức dậy (đọc chậm)
Thấy trời khuya lắm rồi (đọc nhanh hơn, nhấn bốn chữ sau)
Mà sao Bác vẫn ngồi (đọc chậm)
Đêm nay Bác không ngủ (đọc chậm, xuống giọng)...
2. Dựa theo bài thơ, em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
Gợi ý: Đây là một bài kể chuyện sáng tạo, ngoài việc cần phải duy trì ngôi kể (người kể đóng vai người chiến sĩ), còn cần phải nghĩ ra những sự việc, chi tiết cho bài kể ấy. Có thể nêu những chi tiết như:
- Lí do nhân vật tôi (người chiến sĩ) được tham gia chiến dịch cùng với Bác.
- Đêm ấy anh đã được nói chuyện với Bác khi: vừa mới thức giấc, vừa mới đi tuần tra về,…
- Bác đã nói với anh về điều gì? (hoặc anh đã được chứng kiến Bác quan tâm đến những chiến sĩ khác ra sao?).
- Cảm nhận của anh về con người của Bác.
. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.
Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần.
- Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế.
- Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.
- Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước.
2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắcxinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.
Lượm tự hào, bởi công việc của mình.
- Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang.
- Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà).
Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.
Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.
3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.
Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?
Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.
4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.
Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.
5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.
Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?
Trả lời:
Bài thơ kế lại câu chuyện Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm Bác không ngủ trên đường ra chiến dịch ờ lán nhỏ giữa rừng khuya. Bác đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội ngủ. Anh đội viên thức dậy, thấy thế, mời Bác đi ngủ, nhưng Bác vẫn thức. Đến lần thứ ba thức dậy, anh lại nằng nặc mời Bác đi ngủ vì trời sắp sáng rồi. Bác nói cho anh đội viên biết những trăn trở của mình. Anh hiểu được tình thương mênh mông của Bác nên đã vui sướng thức luôn cùng Bác.
Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ dược miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?
Trả lời:
Hình tượng Bác Hồ ttrong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Cách miêu tả như vậy càng làm cho hình tượng Bác gần gũi, chân thật và cao đẹp vì đó là hình tượng Bác trong lòng nhân dân ta. Nó còn thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tâm hồn yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.
Câu 3: Bài thơ kế lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.
* Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng cùa Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào?
Trả lời:
* Lần thứ nhất thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa.
- Anh xúc động khi chứng kiến cảnh Bác đi dém chăn cho các chiến sĩ với những bước chân nhẹ nhàng để không làm họ giật mình. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng, mơ màng. Bác lớn lao, vĩ đại vừa gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.
- Anh đội viên “ Thổn thức cả nỗi lòng " và thốt lén những câu hỏi thầm thì lo lắng cho Bác: Bác có lạnh lắm không?. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Anh bồn chồn, lo cho sức khoẻ của Bác.
* Lần thứ ba thức dậy thì không còn là tâm trạng bồn chồn nữa, mà là một hốt hoảng thật sự, giật mình thật sự vì: Bác vần ngồi đinh ninh - Chòm râu phăng phắc. Anh không còn thì thầm như trước nữa mà chuyển sang năn nỉ vàng nằng nặc mời Bác đi nghỉ "Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mình Bác ngủ!"
- Khi nghe câu trả lời của Bác: Bác ngủ không an lòng... Bác thương đoàn công... đã cho anh đội viên cảm nhận một lần nữa thật sâu xa thấm thìa tấm là mênh mông của Bác đối với nhân dân. Anh chiến sĩ thấy mình như được lớn hơn về tâm hồn, tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Bài thơ không kẻ vẻ lần thứ hai anh đội viên thức dậy vì không cần thiết. Nếu thì sẽ kéo dài, thiếu cô đọng, nên tác giả đã thay bằng dấu... để người đọc biết lần ấy. Vả lại chỉ kể hai lần thì mới nổi bật được sự thay đổi khác nhau trong diễn biến tâm trạng anh chiến sĩ.
Tình cảm của anh chiến sĩ đối với Bác cũng là tình cảm chung cả bộ đội và nhân dân đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu và thiêng liêng, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương, sự chăm sóc của Bác Hồ, là niềm tự hào vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó cho thấy hình ảnh Bác Hồ thật đẹp bởi tình thương lớn lao.
Càu 4: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Trả lời:
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đêm nay Bác không ngủ với một lời giải thích “Vì một lẽ thường tình - Bác là Hồ Chí Minh”. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì bác là Hồ Chí Minh - người cha thân yêu của quân đội, cuộc đời Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc, Bác đã “Nâng niu tất cả chỉ quên mình
Câu 5. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? The thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?
Trả lời:
* Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ:
- Số tiếng trong một dòng thơ: 5 tiếng
- Số dòng trong một khổ thơ: 4 dòng
- Cách gieo vần: gieo vần liền trong một khổ thơ và giữa hai khổ thơ (cũi trường hợp gieo vần cách như ở khổ 3 và khổ 15: Bác - bạc; Bác - Bác).
* Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ.
Câu 6: Tìm những từ láy trong bài thư và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.
Trả lời:
* Những từ láy trong bài thơ:
Trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông.
* Một số từ láy: mơ màng, thầm thì, nằng nặc làm tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cụ thể các trạng thái tình cảm, cảm xúc của anh đội viên.
Tham khảo:
Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.
Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây
quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.
Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.
Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:
- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?
Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:
- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?
Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:
- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!
Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:
- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!
Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.
Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.
Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.
Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.
Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.
Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?
Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:
- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác ốm. Chiến dịch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.
Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:
- Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát.
Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:
- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.
Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhận ra một điều dường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.
Trong bài thơ, tác giả không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, nhưng lần thứ ba, qua câu thơ “ bác vẫn ngồi định ninh” người đọc cũng thấy được : trong đêm ấy, anh đội viên thức dậy nhiều lần và lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ. Từ lần 1 đến lần 3, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có những biến đổi rất rõ rệt.
Đứng không Quỳnh?
Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến "Lấy sức đâu mà đi"): Tình cảm của anh đội viên lần tức dậy thứ nhất.
- Phần 2 (tiếp đến "cùng Bác"): Tâm trạng của anh đội viên lần thứ ba
- Phần 3 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ
Câu 1 (trang 63 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
Tóm tắt:
Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của Bác.
Câu 2 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ.
+ Là người chứng kiến một đêm Bác không ngủ
+ Là người đối thoại với Bác.
→ Câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động. Làm sáng lên hình ảnh trung tâm là Bác, vừa phản ánh chân thực, khách quan.
Câu 3 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Lần thứ nhất thức dậy:
+ Từ ngạc nhiên: trời khuya Bác vẫn ngồi
+ Trào dâng niềm thương Bác: Càng nhìn lại càng thương
+ Cảm động khi chứng kiến cảnh Bác chăm sóc cho bộ đội
→ Trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ
- Lần thức dậy thứ ba:
+ Tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng: mời Bác ngủ
+ Anh đội viên cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân
+ Cuối cùng “anh thức luôn cùng Bác”
- Trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, vì:
+ Lần thứ ba “Bác vẫn ngồi đinh ninh”chứng tỏ, trong đêm ấy anh đội viên thức dậy nhiều lần, lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ.
+ Trong lần thứ ba anh không nén được cảm xúc nên “nằng nặc” mời Bác đi ngủ.
Hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung, vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua lời kể của anh đội viên.
Câu 4 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đoạn kết anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình”
- Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.
- Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:
+ Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: “ Một canh… hai canh… lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”
+ Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.
Câu 5 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Bài thơ được làm theo thể năm chữ:
+ Mỗi khổ thơ có bốn dòng thơ
+ Cách gieo vần: chữ cuối thứ hai và chữ cuối thứ ba vần liền với nhau
+ Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu ở câu tiếp theo.
→ Tạo ra mạch kể chuyện thích hợp cho văn bản.
Câu 6 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong bài thơ tác giả sử dụng nhiều từ láy như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem lại vẻ riêng cho bài thơ:
- Từ láy có tác dụng tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng…
- Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, giật mình, nằng nặc…
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tập đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
Bài 2 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong một đêm rét mướt trên đường đi chiến dịch cùng với Bác, bộ đội chúng tôi được nghỉ lại ở một khoảng rừng nhỏ. Sau một ngày dài hành quân mọi người thấm mệt nên chìm vào giấc ngủ sớm chỉ có Bác vẫn còn trầm ngâm bên bếp lửa. Khi đó tôi giật mình tỉnh giấc thì trời đã khuya, nhìn thấy Bác đi dém chăn cho từng người, đốt thêm lửa sưởi ấm cho chúng tôi, tôi thương Bác vô cùng. Tơi lần thứ ba tỉnh giấc tôi hốt hoảng khi thấy Bác vẫn thức, dù tôi có nằng nặc mời Người đi ngủ Bác nói “ Bác ngủ không an lòng”. Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng rét mướt, Bác thương những người lính phải ra trận… Trong lòng tôi trào dâng một nỗi thương kính Bác và nỗi vui sướng mênh mông khi được thức cùng Người.
I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Tóm tắt: Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ độ để sáng hôm sau hành quân đi vào các trận đánh với quân thù. Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ anh đội viên. Cách miêu tả đó sẽ nói lên được tình cảm tha thiết gắn bó và yêu thương của người cha và người con. Nó thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và thể hiện được tâm hồn yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến. Câu 3. Tình cảm của anh đội viên: - Rất cảm phục, kính trọng và biểu hiện như tình yêu của người con với người cha. - Anh lo, thương cho Bác vì biết Bác già rồi mà thức như vậy thì lấy sức đâu mà tham gia chiến dịch cho ngày mai. + Trạng thái tâm lí: bồn chồn, thổn thức, bề bộn, hốt hoảng, mơ màng như nằm trong giấc mộng. + Đối thoại với Bác: lễ độ và lo lắng. Bác ơi, Bác chưa ngủ Bác có lạnh lắm không? Mời bác ngủ, Bác ơi! Cứ mỗi lần thức, anh đội viên càng bộc lộ tình cam với Bác mạnh hơn, tha thiết hơn, tự hào hơn. Nhà thơ không kể lần thứ hai thức dậy là để khoảng trống cho người đọc tự suy nghĩ có điều ấy. Có lẽ lần thứ nhất anh đội viên bày tỏ tình cảm bồng bột; lần thứ hai suy nghĩ sâu sắc về việc Bác không ngủ, lần thứ ba không kìm nén được tình cảm, anh bộc lộ cái hốt hoảng giật mình bằng cách nằng nặc mời Bác ngủ. Qua đây mà hình ảnh và tấm lòng của Bác được khắc họa thật sâu đậm. Câu 4. - Sau khi Bác khuyên anh đội viên an giấc và hé một chút tâm trạng “Bác ngủ không yên lòng” thì anh đội viên không ngủ được, cố gắng tìm hiểu vì sao Bác không ngủ. Anh hiểu sâu thêm tình thương của Bác dành cho bao nhiêu người đang gian khổ vì kháng chiến. - Khổ thơ cuối là một đáp số, một phát hiện: tình thương của Bác không chỉ là những biểu hiện lẻ tẻ mà nó là bản chất trong nhân cách Hồ Chí Minh. Đúng như Chế Lan Viên nhận xét: “Bác vĩ đại chẳng làm ai kinh ngạc”. - Khổ thơ cuối cùng là một đáp số, một phát hiện: tình thương của Bác không chỉ là những biểu hiện lẻ ter mà nó là bản chất trong nhân cách Hồ Chí Minh. Đúng như Chế Lan Viên nhận xét: “Bác vĩ đại chẳng làm ai kinh ngạc”. Câu 5. - Đây là thể thơ ngụ ngôn, mỗi dòng 5 tiếng, thường được gieo vần ở tiếng cuối cùng ở mỗi dòng thơ. + Trong một khổ 4 dòng thì vần ở dòng 2 và 3. + Trong hai khổ nối nhau thì vần ở dòng 4 khổ này với dòng 1 khổ kia. - Đây là lối thơ của vè, hát giặm, rất thích hợp cho việc kể chuyện. Câu 6. - Một số từ láy: Trầm ngâm, nhẹ nhàng, lồng lộng Bồn chồn, phăng phắc, nằng nặc. - Có thể tra từ điển để thấy hết ý nghĩa của những từ này. II. Luyện tập Câu 1. - Cần lưu ý cách ngắt nhịp: + Chủ yếu là 3 / 2: Anh đội viên // thức dậy. + Có khi là 2 / 3: Đêm nay // Bác không ngủ.
Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ
→ Tạo ra mạch kể chuyện thích hợp cho văn bản.
Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" được viết bằng thể thơ năm chữ ( ngũ ngôn )
Thể thơ tạo nhịp điệu và vần cho bài thơ đồng thời là nguồn cảm hứng mạch văn trong lời kể.
Tra mạng cơ
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Thể loại
"Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu)" (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, Sđd).
Các bài học: Đêm nay Bác không ngủ (của Minh Huệ), Lượm (của Tố Hữu), Mưa (của Trần Đăng Khoa) thuộc thể loại thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
2. Tác giả
Nhà thơ Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, quê ở thành phố Vinh.
Tác phẩm đã xuất bản: Tiếng hát quê hương (thơ, 1959); Đất chiến hào (thơ, 1970); Mùa xanh đến (thơ, 1972); Đêm nay Bác không ngủ (thơ, 1985); Rừng xưa, rừng nay (bút kí, 1962);Ngọn cờ Bến Thuỷ (truyện kí, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện kí, 1981); Phút bi kịch cuối cùng (tiểu thuyết, 1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận, 1992).
Nhà thơ đã được nhận: Giải Nhất chi hội văn nghệ kháng chiến khu Bốn và Sở Thông tin tuyên truyền khu Bốn 1954 (thơ Dòng máu Việt Hoa); Giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ - Tĩnh 1986 (tập thơ Đêm nay Bác không ngủ).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
Diễn biến câu chuyện có thể tóm tắt như sau:
Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.
2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan.
3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:
Lần thức dậy thứ nhất
Lần thức dậy thứ hai
- Tâm trạng: từ ngạc nhiên (Thấy trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn ngồi) đến ái ngại, lo lắng không yên (Anh nằm lo Bác ốm. Lòng anh cứ bề bộn) và trào dâng niềm thương Bác: (Càng nhìn lại càng thương); đồng thời rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác(Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người).
Trong trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ(Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng).
- Tâm trạng: từ hốt hoảng (anh hốt hoảng giật mình), không chỉ "thầm thì anh hỏi nhỏ" như lần ttrước mà tha thiết "vội vàng nằng nặc" mời Bác ngủ (Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mời Bác ngủ). Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bêb Bác (Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác).
Trong bài thơ, tác giả không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, nhưng lần thứ ba qua câu thơ Bác vẫn ngồi đinh ninh người đọc cũng thấy được: trong đêm ấy anh đội viên nhiều lần thức dậy và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có những biên đổi rất rõ rệt.
4. Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết:
...
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
5. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ.
- Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ.
- Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.
- Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.
Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài "Đêm nay Bác không ngủ".
6. Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:
- Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình:
+ Vẻ mặt Bác trầm ngâm
+ Mái lều tranh xơ xác
+ Bác vẫn ngồi đinh ninh
+ Bóng Bác cao lồng lộng...
- Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:
+ Anh đội viên mơ màng
+ Thổn thức cả nỗi lòng
+ Thầm thì anh hỏi nhỏ
+ Nhưng bụng vẫn bồn chồn
+ Anh hốt hoảng giật mình
+ Anh đội viên nằng nặc...
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ in trong tập Thơ Việt Nam 1945-1975 (NXB Tác phẩm mới, H., 1976). Đây là một tác phẩm thơ hiện đại có yếu tố tự sự, khi tìm hiểu cần thấy được nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và trữ tình.
Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ: mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ. Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau; chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.
Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài Đêm nay Bác không ngủ. Muốn đọc diễn cảm bài thơ, cần nhớ cách gieo vần như đã nói ở trên; đồng thời chú ý tiết tấu và nhấn giọng. Ví dụ với khổ thơ đầu:
Anh đội viên thức dậy (đọc chậm)
Thấy trời khuya lắm rồi (đọc nhanh hơn, nhấn bốn chữ sau)
Mà sao Bác vẫn ngồi (đọc chậm)
Đêm nay Bác không ngủ (đọc chậm, xuống giọng)...
2. Dựa theo bài thơ, em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
Gợi ý: Đây là một bài kể chuyện sáng tạo, ngoài việc cần phải duy trì ngôi kể (người kể đóng vai người chiến sĩ), còn cần phải nghĩ ra những sự việc, chi tiết cho bài kể ấy. Có thể nêu những chi tiết như:
- Lí do nhân vật tôi (người chiến sĩ) được tham gia chiến dịch cùng với Bác.
- Đêm ấy anh đã được nói chuyện với Bác khi: vừa mới thức giấc, vừa mới đi tuần tra về,…
- Bác đã nói với anh về điều gì? (hoặc anh đã được chứng kiến Bác quan tâm đến những chiến sĩ khác ra sao?).
- Cảm nhận của anh về con người của Bác.