Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhận xét: Hiện tượng lũ lụt là một trong những hiện tượng nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận, xã hội hiện nay không chỉ riêng Việt Nam ta mà cả trên thế giới nói chung. Bởi bão lũ đã gây ra những hậu quả đau thương cho con người: đời sống người dân bị tàn phá nặng nề, nhà cửa bị cuốn trôi, người dân rơi vào cảnh khốn cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt ở vùng lũ không di chuyển được. Người và của bị thiệt hại nặng nề,... Chính vì vậy, mỗi người dân cần phải có sự hiểu biết về nguyên nhân và tác hại của lũ lụt để từ đó có cách giữ rừng, giữ môi trường như giữ tính mạng mình.
- Sau khi đọc văn bản, em muốn biết thêm thông tin về cách ứng phó khi lũ lụt xảy ra để cố gắng giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Câu hỏi có hình thức của câu trần thuật: "Thưa ông, bây giờ chúng em muốn biết ông là người như thế nào?"
Câu trần thuật mang hình thức của câu hỏi: “Kể chuyện gì cho bà nghe nhỉ?”
Tham khảo
Ví dụ về hiện tượng: người nói hay người viết đã thể hiện mục đích của kiểu câu này bằng hình thức mang tính điển hình của một kiểu câu khác.
Câu hỏi có hình thức của câu trần thuật:
- Thưa ông, bây giờ chúng em muốn biết ông là người như thế nào.
Câu trần thuật có hình thức của câu hỏi:
- Kể chuyện gì cho bà nghe nhỉ?
- Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện ở văn bản này:
+ Văn bản giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng nước biển dâng.
+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: biểu đồ, số liệu.
+ Văn bản chia bố cục rõ ràng theo các ý chính: Thay đổi mực nước biển và nguyên nhân → Mực nước biển sẽ dâng như thế nào? → Lời kết.
a.
Nội dung chính | - Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya. - Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya. - Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya. - Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya. - Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya. |
Tính lô-gic | - Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí. - Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết |
b. Ví dụ: Phần 2 có nội dung chính là phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya. Trong phần này, tác giả tập trung phân tích vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên trong câu thơ thứ nhất của bài Cảnh khuya.
c. Điểm chung: trân trọng, khâm phục trước nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Bác.
Sáng tác dân gian liên quan đến lũ lụt là Sơn Tinh, Thủy Tinh
Ấn tượng nổi bật là cách ngăn chặn lũ của nhân dân ta
Tham khảo
Sáng tác dân gian nói đến hiện tượng lũ lụt là Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa. Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa. Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.
Ấn tượng của em là những đúc kết của người xưa về những hiện tượng quan sát trên trời và dự đoán được mưa bão sắp tới bảo vệ nông nghiệp và mùa màng.
Văn bản có bố cục 3 phần cho thấy đoạn trích vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh:
+ Phần 1: Mở bài: giới thiệu được vấn đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Phần 2: Thân bài: làm rõ vấn đề qua các luận cứ và luận chứng.
+ Phần 3: Kết bài: khái quát lại vấn đề và kêu gọi mọi người hành động.
- Một số thông tin bổ sung về hiện tượng lũ lụt:
+ Các tác giả của nghiên cứu đã phân tích dữ liệu toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) về rủi ro ngập lụt từ biển, sông và lượng mưa cao, cũng như tình hình phân bố dân cư và nghèo đói. Kết quả cho thấy khoảng 1,81 tỷ người (tương đương 23% dân số thế giới) có nguy cơ phải hứng chịu ngập lụt với mực nước trên 15cm trong trận lũ nghiệm trọng cỡ 100 năm mới xảy ra một lần. Trong số này, 89% sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Cụ thể, 780 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sống với ít hơn 5,5 USD/ngày, và 170 triệu người chỉ sống với 1,9 USD/ngày. Tóm lại, cứ 10 người thì có 4 người chịu rủi ro lũ lụt trên toàn cầu sống trong cảnh nghèo đói. Các quốc gia có đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc và vùng đồng bằng rộng lớn có tỷ lệ dân số chịu rủi ro cao hơn.
Lũ lụt không chỉ gây ra các thiệt hại về người. Theo một nghiên cứu được công bố bởi công ty tư vấn môi trường và kỹ thuật GHD (Mỹ), các thảm họa về nước (hạn hán, bão và lũ lụt) có thể gây thiệt hại 5,6 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2050. Trong đó, lũ lụt được dự báo sẽ gây ra khoảng 36% tổng thiệt hại.
- Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được để bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.
Tham khảo:
Hiện tượng được nêu trong văn bản liên quan lớn đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung: Nước biển dâng sẽ làm úng ngập các đồng bằng và xóa sổ nhiều vùng đất ngập nước. Nước biển dâng cũng làm dần biến mất hoặc xói mòn các bãi biển, cồn cát, đảo chắn và các khu vực vịnh, cửa sông ven biển. Nước biển dâng sẽ làm tăng nguy cơ tác động của các cơn bão và của triều cường, khi nước biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền.
Dẫn chứng trong văn bản: "Với bản đồ úng ngập, ta có thể ước tính tác động của nước biển dâng dưới nhiều góc độ khá nhau. Theo một ước tính trên tạp chí Thư Nghiên cứu Môi trường (Jevrejeva et al., 2018), thế giới sẽ bị thiệt hại chừng 10,2 ngàn tỷ (trillion) USD mỗi năm vào năm 2100 khi nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 1.5oC. Ứng với mức tăng mực nước 86 cm theo kịch bản RCP8.5 vào cuối thế kỷ này, con số thiệt hại lên tới 14 ngàn tỷ USD, chiếm chừng 2.7% GPD toàn cầu, nếu như chúng ta không có biện pháp ứng phó hiệu quả. Trong trường hợp xấu nhất với mực nước biển đạt cao nhất (180 cm), chúng ta sẽ thiệt hại 27 ngàn tỷ USD, một con số khổng lồ – gấp khoảng 10 lần GDP Việt Nam hiện nay."