K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2023

- Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội.                                                                       

- Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.

- Chính quyền Nam Phi đã thông qua nhiều đạo luật nhằm hợp pháp hóa chế độ apacthai. Tiêu biểu có thể kể tới Đạo luật các Khu vực Nhóm người (Group Areas Act) ban hành năm 1950, là cơ sở trung tâm của hệ thống a-pac-thai xác định sự phân chia các nhóm chủng tộc về mặt địa lí.

- Để đảm bảo thực hiện chế độ a-pac-thai, chính quyền Nam Phi đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một nhà nước cảnh sát. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được sự chống đối rộng rãi đối với chế độ phân biệt chủng tộc này. Trong thập kỷ 1950, sau khi a-pac-thai trở thành hệ thống chính trị – xã hội chính thức, hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã nổi lên ở Nam Phi. Đảng Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress – ANC) tuyên bố “Nam Phi thuộc về tất cả những người sống trên mảnh đất này, cả người da đen và người da trắng” và đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ a-pac-thai. Sau những cuộc nổi dậy diễn ra tại Sharpevill tháng 3 năm 1960, chính phủ đã cấm tất cả các tổ chức chính trị của người Phi da đen, trong đó có ANC.                                 

- Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ a-pac-thai không còn sự lựa chọn nào khác ngoài viêc phải thực hiện chính sách hòa giải dân tộc với người da đen, chấp nhận hủy bỏ các định chế phân biệt chủng tộc, tuân thủ các quyết định của cộng đồng quốc tế, trước hết là các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự phán xét của Tòa án Tội phạm quốc tế, chấm dứt những tội ác mà cộng đồng quốc tế đã kết luận về tình trạng vi phạm nhân quyền, tội phân biệt chủng tộc và tội ác chống lại loài người.

- Ngày 10 tháng 5 năm 1994, Nelson Mandela trúng cử Tổng thống Nam Phi. Cuộc bầu cử đã diễn ra một cách hòa bình. ANC chiếm 62,7% số phiếu, ít hơn so với mức 66,7% mà họ dành được khi muốn xây dựng bản hiến pháp mới, nhưng đủ để họ dành quyền đứng ra thành lập chính phủ mới trên phạm vi toàn quốc                     - Ngày 8 tháng 5 năm 1996, bản hiến pháp mới đã được chính thức phê chuẩn. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng bởi thành quả của cuộc cách mạng dân chủ Nam Phi đã được thể chế hóa, tạo nền tảng pháp lý cho sự hoạt động của chính phủ mới. Hiến pháp mới đã đảm bảo các quyền bình đẳng cho mọi công dân Nam Phi và khẳng định mọi sự phân biệt đối xử trong xã hội là bất hợp pháp. Hiến pháp này đã chính thức xóa bỏ hệ thống dựa trên nền tảng phân biệt chủng tộc của chính phủ a-pac-thai và xây dựng chính phủ mới dựa trên nền tảng dân chủ.

 

20 tháng 3 2023

−- Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở nước Cộng hoà Nam Phi :

++ Tháng 4/1994, Nelson Mandela trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi.

→→ Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai chính thức được xoá bỏ.

~ CHÚC BẠN HỌC TỐT ~

12 tháng 3 2023

Thời gian, do ai,thời gian tồn tại, thời gian bị hủy hoại 

20 tháng 3 2023

Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội.

 

Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.

Chính quyền Nam Phi đã thông qua nhiều đạo luật nhằm hợp pháp hóa chế độ apacthai. Tiêu biểu có thể kể tới Đạo luật các Khu vực Nhóm người (Group Areas Act) ban hành năm 1950, là cơ sở trung tâm của hệ thống a-pac-thai xác định sự phân chia các nhóm chủng tộc về mặt địa lý. Tiếp đó Luật Phân biệt Tiện nghi (Separate Amentities Act) năm 1953 đưa ra hàng loạt những quy định phân biệt cụ thể như phân biệt người được sử dụng bãi tắm, xe buýt, bệnh viện, trường học phổ thông và đại học. Luật này cũng quy định buộc người da đen và da màu phải luôn mang theo bên mình thẻ căn cước, coi đó là dạng hộ chiếu nhằm ngăn chặn sự di cư vào các khu vực da trắng. Người da đen bị cấm không được sống tại các thành phố da trắng, thậm chí ngay cả không được thăm viếng nếu không có giấy phép đặc biệt. Ngoài ra Luật Cấm Hôn nhân hỗn hợp (Mixed Marriages Act) năm 1949 và Luật Trái Luân lý (Immorality Act) năm 1950 còn cấm người dân tiến hành hôn nhân hoặc có quan hệ lẫn lộn giữa các chủng tộc cụ thể.

Quyền công dân của người da màu và da đen bị siết chặt, kể cả quyền bầu cử. Ví dụ, Luật Phân biệt đại diện của cử tri đã được thông qua năm 1956 gạt các cử tri da màu ra khỏi danh sách cử tri chung và lập ra một danh sách cử tri riêng cho họ. Người da màu cũng bị cấm tham gia các cuộc bầu cử như người da đen suốt từ thập kỷ 1950 đến năm 1983 khi một cuộc cải cách Hiến pháp cho phép người da màu và người Châu Á thiểu số quyền được tham gia vào các viện của Quốc hội và được hưởng một số quyền hạn chế, bao gồm cả quyền bầu cử.

Bên cạnh khía cạnh chính trị – xã hội, vấn đề bất bình đẳng về kinh tế và quyền sở hữu cũng trở nên nổi cộm trong xã hội. Trong phân phối thu nhập, gần 60% dân số chỉ có thu nhập dưới mức  42.000 Rand/năm (tương đương 7.000 USD), trong khi 2,2% dân số có thu nhập hơn 360.000 Rand/năm (khoảng 50.000 USD). Nghèo khổ là tình trạng phổ biến ở Nam Phi lúc bấy giờ. Người da đen là tầng lớp nghèo khổ nhất. Khoảng 80% đất đai trang trại nằm trong tay người da trắng. Về cơ bản chế độ a-pac-thai đã làm cho những người da đen và da màu bị mất quyền sở hữu chính những mảnh đất vốn là của họ.

Để đảm bảo thực hiện chế độ a-pac-thai, chính quyền Nam Phi đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một nhà nước cảnh sát. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được sự chống đối rộng rãi đối với chế độ phân biệt chủng tộc này. Trong thập kỷ 1950, sau khi a-pac-thai trở thành hệ thống chính trị – xã hội chính thức, hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã nổi lên ở Nam Phi. Đảng Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress – ANC) tuyên bố “Nam Phi thuộc về tất cả những người sống trên mảnh đất này, cả người da đen và người da trắng” và đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ a-pac-thai. Sau những cuộc nổi dậy diễn ra tại Sharpevill tháng 3 năm 1960, chính phủ đã cấm tất cả các tổ chức chính trị của người Phi da đen, trong đó có ANC.

Trên bình diện quốc tế, hệ thống phân biệt chủng tộc được thể chế hóa ở Nam Phi dưới chế độ a-pac-thai đã vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các quy định luật pháp quốc tế cũng như các tuyên bố chung về quyền con người. Vì thế, Nam Phi đã bị cô lập cả ở khu vực và trên trường quốc tế, bị Liên Hiệp Quốc chính thức lên án. Năm 1973, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước quốc tế về đàn áp và trừng phạt tội phân biệt chủng tộc, chính thức đưa ra một khuôn khổ pháp lý để các nhà nước thành viên áp dụng các biện pháp trừng phạt, gây áp lực với chính phủ a-pac-thai ở Nam Phi, đòi chính phủ này phải thay đổi các chính sách của họ. Công ước này bắt đầu có hiệu lực từ năm 1976.

Một văn bản pháp lý khác là Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế đã xác định a-pac-thai là một trong số 11 tội chống lại nhân loại. Công dân của đa số các nhà nước bao gồm cả Nam Phi có quyền đề nghị đưa ra truy tố tại Tòa án Hình sự Quốc tế các cá nhân đã vi phạm hoặc khuyến khích phạm tội phân biệt chủng tộc.

Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ a-pac-thai không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải thực hiện chính sách hòa giải dân tộc với người da đen, chấp nhận hủy bỏ các định chế phân biệt chủng tộc, tuân thủ các quyết định của cộng đồng quốc tế, trước hết là các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự phán xét của Tòa án Tội phạm quốc tế, chấm dứt những tội ác mà cộng đồng quốc tế đã kết luận về tình trạng vi phạm nhân quyền, tội phân biệt chủng tộc và tội ác chống lại loài người.

Cụ thể từ năm 1984, các cuộc cải cách đã được tiến hành. Những bộ luật ngăn cấm đối với người da đen và da màu đã được bãi bỏ hoặc nới lỏng. Năm 1990, chính quyền của De Klerk đã chính thức tuyên bố tại Quốc hội về việc bãi bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc, bỏ lệnh cấm các đảng phái hoạt động, trong đó có đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Từ năm 1990 đến 1991 bộ máy nhà nước hợp pháp của chế độ a-pac-thai đã bị giải thể. Tháng 12 năm 1991, Hội nghị vì một Nam Phi dân chủ (Codesa) đã bắt đầu các cuộc thương lượng về việc thành lập một chính phủ lâm thời đa sắc tộc và về bản hiến pháp mới mở rộng các quyền chính trị cho mọi nhóm người.

Tại cuộc trưng cầu dân ý tháng 3 năm 1992, cuộc bầu cử cuối cùng của những người da trắng đã diễn ra ở Nam Phi, các cử tri đã cho phép chính phủ có quyền được thương lượng về bản hiến pháp mới với ANC và các đảng phái chính trị khác. Năm 1993 bản hiến pháp lâm thời đã được xây dựng trong khi chờ đợi soạn thảo một bản hiến pháp chính thức. De Klerk và lãnh tụ ANC Nelson Mandela đã được tặng giải Nobel Hòa bình do đã có những nỗ lực để chế độ a-pac-thai kết thúc trong hòa bình, góp phần tạo dựng nên một nền tảng dân chủ mới cho đất nước Nam Phi.

Ngày 10 tháng 5 năm 1994, Nelson Mandela trúng cử Tổng thống Nam Phi. Cuộc bầu cử đã diễn ra một cách hòa bình. ANC chiếm 62,7% số phiếu, ít hơn so với mức 66,7% mà họ dành được khi muốn xây dựng bản hiến pháp mới, nhưng đủ để họ dành quyền đứng ra thành lập chính phủ mới trên phạm vi toàn quốc. Cuộc bầu cử cũng đã quyết định số phận các chính quyền cấp tỉnh, tất cả đều do ANC chi phối. NP chiếm được đa số phiếu của người da trắng và da màu, do đó đã chính thức trở thành đảng đối lập.

Ngày 8 tháng 5 năm 1996, bản hiến pháp mới đã được chính thức phê chuẩn. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng bởi thành quả của cuộc cách mạng dân chủ Nam Phi đã được thể chế hóa, tạo nền tảng pháp lý cho sự hoạt động của chính phủ mới. Hiến pháp mới đã đảm bảo các quyền bình đẳng cho mọi công dân Nam Phi và khẳng định mọi sự phân biệt đối xử trong xã hội là bất hợp pháp. Hiến pháp này đã chính thức xóa bỏ hệ thống dựa trên nền tảng phân biệt chủng tộc của chính phủ a-pac-thai và xây dựng chính phủ mới dựa trên nền tảng dân chủ.

20 tháng 3 2023

tk nha

12 tháng 3 2023

Đó là chế độ phân biển chủng tộc :

Giới cầm quyền da trắng ở Nam Phi đã ban hành 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, theo đó người da đen và người da màu phải sống và làm việc ở những khu vực riêng biệt, cách biệt hoàn toàn với người da trắng, bị tước hết mọi quyền công dân.

Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ

#Bạn tham khảo 

#yBTr

12 tháng 3 2023

 -Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là chế độ phân chia chủng tộc giữa người thiểu số da trắng và người da đen. Đây là một chế độ biến tướng của chủ nghĩa thực dân. Điều này bắt nguồn từ lịch sử Nam Phi được phát hiện bởi người da trắng và họ mua người da đen làm nô lệ và hình thành nên chế độ nghiệt ngã này.

18 tháng 3 2023
 Dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC), người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. - Cộng đồng quốc tế, kể cả Liên hợp quốc đã lên án gay gắt chủ nghĩa A-pác-thai, ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen. - "Chế độ A-pác-thai" được xóa bỏ.  
8 tháng 3 2023

câu 1 :

Nguyên nhân : xung đột, mâu thuẫn sắc tộc, đất đai, tài nguyên,...

=> kìm hãm sự phát triển của châu phi

câu 2 : 

- phân biệt chủng tộc ở nam phi bắt đầu vào thuộc địa thời đế quốc hà lan ( năm 1948)

- tháng 12/1993, chính quyền của người da trắng đã tuyên bố " xóa bỏ " chế độ A - Pác - Thai "

- tồn tại ở Nam Phi hơn 3 thế kỉ

- người da đen đã bền bỉ đấu tranh dành lại sự tự do

- cộng đồng quốc tế cả nước đã lên án gay gắt, ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen

=> 1. " Chế độ A - Pác - Thai " đc xóa bỏ

2. lãnh tụ ANC Nen - xơn Man - đê - la được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù và trở thành tổng thống da đen đầu tiên trên thế giới

* kết luận - ý nghĩa :

- chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn đc xóa bỏ sau hơn 3 thế kỉ tồn tại

- nhân dân nam phi bắt tay xây dựng đất nước 

5.         Dựa vào đoạn thông tin sau, xác định những sự kiện lịch sử về Công hòa Nam phi được đề cập đến. Trình bày lại sự kiện đó theo các ý: Thời gian, nội dung, kết quả của sự kiện, ý nghĩa sự kiện.Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến...
Đọc tiếp

5.         Dựa vào đoạn thông tin sau, xác định những sự kiện lịch sử về Công hòa Nam phi được đề cập đến. Trình bày lại sự kiện đó theo các ý: Thời gian, nội dung, kết quả của sự kiện, ý nghĩa sự kiện.

Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội. Luật này cũng quy định buộc người da đen và da màu phải luôn mang theo bên mình thẻ căn cước, coi đó là dạng hộ chiếu nhằm ngăn chặn sự di cư vào các khu vực da trắng. Người da đen bị cấm không được sống tại các thành phố da trắng, thậm chí ngay cả không được thăm viếng nếu không có giấy phép đặc biệt.  aQuyền công dân của người da màu và da đen bị siết chặt, kể cả quyền bầu cử. Bên cạnh khía cạnh chính trị – xã hội, vấn đề bất bình đẳng về kinh tế và quyền sở hữu cũng trở nên nổi cộm trong xã hội. Khoảng 80% đất đai trang trại nằm trong tay người da trắng. Về cơ bản chế độ a-pac-thai đã làm cho những người da đen và da màu bị mất quyền sở hữu chính những mảnh đất vốn là của họ.

Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ a-pac-thai không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải thực hiện chính sách hòa giải dân tộc với người da đen, chấp nhận hủy bỏ các định chế phân biệt chủng tộc, tuân thủ các quyết định của cộng đồng quốc tế, trước hết là các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự phán xét của Tòa án Tội phạm quốc tế, chấm dứt những tội ác mà cộng đồng quốc tế đã kết luận về tình trạng vi phạm nhân quyền, tội phân biệt chủng tộc và tội ác chống lại loài người.Tháng 12-1993, chính quyền của người da trắng tuyên bố bãi bỏ chế độ A-pác-thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC sau 27 năm bị cầm tù. Tổ chức ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được thừa nhận là tổ chức hợp pháp. Tháng 4-1994, sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nelson Mandela đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên và chế độ A – pác – thai chính thức chấm dứt. Chính quyền mới ở Nam Phi đã đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen.

0
22 tháng 3 2017

1.Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi ẩm và dịu hơn khí hậu Bắc Phi?

Nam Phi có khí hậu ẩm, dịu hơn là vì:

- Nam Phi có diên tích nhỏ hơn Bắc Phi lại có 3 mặt giáp biển. Mặt khác, hình dạng của Nam Phi không phải là hình khối khổng lồ như Bắc Phi, nên chịu ảnh hưởng của đại dương nhiều hơn.

- Phía Đông Nam Phi có dòng biển nóng hoạt động ( dòng biển nóng Mô-dăm-bích.) nên có lượng nước bốc hơi nhiều hơn gây mưa.Mặt khác, Nam Phi còn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu xích đạo mưa nhiều và của gió đông nam từ đại dương thổi vào.

So sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực châu Phi: Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi

* Bắc phi

Chủ yếu dựa vào khai thác - xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch. - Các cây trồng chủ yếu: lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới,... (các nước ven Địa Trung Hải); lạc, bông, ngô,... (các nước phía nam Xa-ha-ra).
* Nam phi:

Trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch nhau giữa các nước, phát triển nhất là Cộng hòa Nam Phi.

* Trung phi:

- Chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. - Nạn đói diễn ra thường xuyên do thiên tai nặng nề; nền kinh tế nhiều nước thường xuyên rơi vào khủng hoảng do giá cả nông sản và khoáng sản không ổn định

2. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

Trả lời:

- Trước thế kỉ XV, ở châu MT chủ yếu là chủng tộc Môn-sô-lô-ít ' (người Anh-điêng và người E-xki-mô).
- Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc :
+ ơ-rô-pê-ô-ít (gồm các dân tộc từ châu Âu sang);
+ Nê-grô-ít (người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ);
+ Môn-gô-lô-ít (gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản sang);
+ Người lai (sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai).

3. So sánh cấu trúc địa hình, lục địa Bắc Mĩ và lục địa Nam Mĩ

* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

4. Nêu đặc điểm dân cư Trung và Nam mĩ.

ân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo.

Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ( trên 1,7%). Dân cư tập trung ở 1 số miền ven biển, cửa sông hoặc trên cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ; còn các vùng ở sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.

Bắc Mĩ: hệ thống Cooc-đi-e thưa thớt tập chung đông ở trung tâm

Nam Mĩ: Phân bố trên mặt núi An-đét, thưa thớt ở đồng bằng Amazôn

Qua trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?

- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

ân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo.

Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ( trên 1,7%). Dân cư tập trung ở 1 số miền ven biển, cửa sông hoặc trên cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ; còn các vùng ở sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.

5. Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ

Chế độ sở hữu ruộng đất của trung và Nam Mỹ rất bất hợp lý:

- Các đại điền chủ chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác, chuyên trồng các loại cây công nghiệp để phục vụ yêu cầu xuất khẩu.

- Tuyệt đại bộ phận nông dân lại không có đất canh tác. Đất của nông dân có quy mô nhỏ, đất xấu dùng để trồng lương thực phục vụ nhu cầu trong nước, vì vậy phần lớn các nước đều thiếu lương thực.

6. Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon

Phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon vì:
- Rừng amazon có vai trò vô cùng to lớn:
+ Là lá phổi của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Vó nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
- Việc khai thác rừng Amazon đem lại nhiều lợi ích chung cũng làm cho môi trường rừng Amazon bị hủy hoại nhiều, ảnh hường tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

4 tháng 4 2017

Cảm mơn bn nhìu

24 tháng 3 2022

Vì có khí hậu nhiệt đới khô vì nằm ở khu vực cao áp thường xuyên, gió chủ yếu là gió mậu dịch mà lại có dòng biển lạnh chạy ven bờ còn Việt Nam có vị trí tiếp giáp biển Đông giúp cho các khối khí di chuyển qua biển mang theo lượng hơi ẩm lớn gây mưa cho đất liền nên có cảm giác mát mẻ không có thời tiết nắng nóng kho hạn như Bắc Phi.