Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Bông sen trong giếng ngọc
Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.
Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.
Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.
Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước). Theo Lâm Ngũ Đường
Câu 1: Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào?
a. Là người có ngoại hình xấu xí.
b. Là người rất thông minh.
c. Là người có ngoại hình xấu xí nhưng rất thông minh.
d. Là người dũng cảm.
Câu 2: Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?
a. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo
b. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí
c. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và có ngoại hình xấu xí.
d. Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.
Câu 3: Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?
a. Vì bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen.
b. Vì bài phú “Bông sen trong giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông.
c. Vì bông hoa sen rất đẹp.
d. Vì hoa sen được nhiều người yêu thích.
Câu 4: Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ”
a. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta.
b. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất.
c. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.
d. Vì ông được mọi người kính trọng.
Câu 5: Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 6: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 7: Trong câu: « Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa » . Bộ phận nào là chủ ngữ ?
a. Hôm sau b. chúng tôi c. đi Sa Pa d. Sa Pa
Câu 8: Trong các câu sau câu nào có sử dụng Trạng ngữ:
a. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
b. Hoa, Mai đều là học sinh giỏi.
c. Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, tài giỏi.
d. Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.
Câu 9: Đặt một câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi, trong câu có 2 Trạng ngữ ( 1TN chỉ nơi chốn, 1 TN chỉ thời gian).
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 10: Câu 10: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:
- Giữa đám đông, một cô bé mặc váy đỏ tươi như bông hoa râm bụt đang đưa
tay lên vẫy Ngọc Anh.
- Do có cái hang cáo khoét rỗng dưới chân, cái bệ gạch của ông tướng thắt đai lưng
vàng đứng cạnh đền bị sụt lở.
Sau 3 năm nữa, mẹ vẫn hơn con 27 tuổi và gấp 4 lần tuổi con. Nếu tuổi con là 1 phần thì tuổi mẹ là 4 phần.
Hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 1 = 3
Tuổi mẹ sau 3 năm là: 27 : 3 x 4 = 36 (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là: 36 - 3 = 33 (tuổi)
Tuổi con hiện nay là: 33 - 27 = 6 (tuổi)
Đáp số: Mẹ: 33 tuổi; Con: 6 tuổi.
tick cho mik nha bn