Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thạch Sanh là con Trời. Vợ chồng Lục ông hiền lành, tốt bụng, gần xa ai ai cũng quý mến. Ngọc Hoàng đã thương tình cho thái tử xuống trần đầu thai. Khác với người trần, Thạch Sanh nằm trong bụng mẹ (Lục bà) nhiều năm mới cất tiếng chào đời. Yếu tố hoang đường ấy tạo nên chất kỳ diệu của truyện ca ngợi tính phi thường của Thạch Sanh. Vợ chồng Lục ông đã được Ngọc Hoàng thương cho đứa con trai khôi ngô tuấn tú nối dõi tông đường. Đó là niềm tin của dân gian: ở hiền gặp lành.Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hoá, chàng dũng sĩ đã chém Trăn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, tai hoạ cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hoà bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa, chàng đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện Thạch Sanh là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay.
bạn viết đừng nên dài quá ngắn gọn thôi vì mình đang viết cảm nghĩ mà
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện/ Sẽ thấy được các bà tiên/ Thấy chú bé đi hài bảy dặm/ Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”. Những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đối với những đứa trẻ, nghe lời bà kể chúng ta sẽ được sống trong thế giới của những điều kì diệu, được khám phá không gian thần tiên thơ mộng, được gặp gỡ với những con người thiện lương, tốt bụng…Và những câu chuyện cổ tích không chỉ đến với chúng ta qua những câu chuyện bà kể mà chúng ta còn được tiếp xúc trực tiếp và tự cảm nhận được những vẻ đẹp cũng như những điều kì diệu trong bức tranh cổ tích ấy. Trong chương trình ngữ văn lớp sáu có đưa vào rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, giàu giá trị nhân sinh, một trong số đó có truyện cổ tích Thạch Sanh.
Truyện cổ tích Thạch Sanh đã khắc họa thành công bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. Đặc biệt là những nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.
Trước hết, hình ảnh Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích này được các tác giả dân gian xây dựng là một con người có hoàn cảnh bất hạnh, vì chàng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, một mình Thạch Sanh phải làm lụng vất vả mưu sinh qua ngày, sống đơn độc, lẻ loi trong một túp lều nhỏ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Nhưng bù lại, Thạch Sanh lại được Ngọc Hoàng cử người xuống dạy nên chàng biết đủ thứ thần thông, chàng là một chàng trai khỏe mạnh lại mang trong mình những sức mạnh phi thường. Có lẽ xây dựng nhân vật Thạch Sanh với những đặc điểm này là cách để các tác giả dân gian lí giải vì sao Thạch Sanh lại bị Lí Thông lừa dối, phản bội như vậy.
Bởi Thạch Sanh là một con người đơn độc, lẻ loi nên khi có người muốn kết nghĩa huynh đệ với chàng thì chàng lập tức đồng ý, chàng là người thiếu thốn tình cảm nên đoạn tình cảm tình cờ có được với Lí Thông chàng vô cùng coi trọng, và mọi niềm tim chàng cũng đặt tuyệt đối ở người “anh kết nghĩa” này, không mảy may nghi ngờ về mục đích mà Lí Thông tiếp cận mình, hay cả khi bị Lí Thông lừa dối cũng không hề hay biết mà một mực tin tưởng. Sự vô tư, tình nghĩa của Thạch Sanh làm cho hình ảnh của chàng trở nên đẹp hơn, đáng trân trọng hơn. Nhưng cũng vì những vì phẩm chất tốt đẹp này mà chàng bị Lí Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác.
-Ý NGHĨA :Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
TÂM HỒN: Chi tiết này cho thấy Thạch Sanh có vẻ đẹp tâm hồn:
- vô tư, nhân nghĩa, vị tha
NỘI DUNG: Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.
MK ĐOÁN THẾ.
~HỌC TỐT~
Sơn Tinh là biểu tượng sức mạnh của nhân dân ta. Muốn chống lại thiên tai của thiên nhiên. Và đó cũng là một hình ảnh, ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Dù có khó khăn cũng không lùi bước.Dù lũ lụt có diễn ra hằng năm nhưng Sơn Tinh vẫn quyết tâm bào vệ mảnh đất của cha ông. Tôi mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi vào cảnh lũ lụt hằng năm. Những cơn lũ lụt hằng năm cứ kéo đến mà Sơn Tinh vẫn vững vàng chống chọi tất cả để bảo vệ người dân chúng ta. Chúng ta cần ghi nhớ những công lao to lớn mà Sơn Tinh đã làm cho đất nước chúng ta. Tôi chắn chắn rằng Sơn Tinh luôn theo dõi và bảo vệ người dân chúng ta.
Truyện “Thạch Sanh” thuộc loại truyện cổ tích thần kì rất hấp dẫn. Đối lập với con người bất hạnh tài ba là nhân vật Lý Thông, một con người gian hiểm, nhiều mưu mô xảo quyệt. Mỗi một tình tiết của truyện như một nấc thang của tội ác mà Lý Thông leo lên, dấn thân vào, hai bàn tay thấm đầy máu và nước mắt của “người em kết nghĩa!”.
Lý Thông là một kẻ nấu rượu và bán rượu. Gặp Thạch Sanh gánh củi về gốc đa. Hắn nghĩ chàng trai cô độc, nghèo khổ mà có sức khỏe cường tráng này có thể lợi dụng được. Cái âm mưu đưa Thạch Sanh về nhà và kết nghĩa anh em của Lý Thông xét đến cùng vẫn có thể cảm thông được. Vì Lý Thông mới chỉ lợi dụng sức lao động của chàng trai mồ côi mà thôi.
Lý Thông đôn phiên mình phải nộp mạng cho Chằn linh. Kẻ tham sống sợ chết này đã ranh ma đánh lừa Thạch Sanh đi thế mạng, với lí do anh “dà cất mẻ rượu”… Người đời thiếu gì kẻ tham sông sự chết như Lý Thông?
Hành động Lý Thông cướp công Thạch Sanh là một hành động vô cùng trắng trợn. Hắn dọa Thạch Sanh là đã giết vật báu “vua nuôi đã lâu”, tất sẽ bị “tội chết”. Có vẻ “nhân đức”, hắn khuyên Thạch Sanh “trốn ngay đi”, mọi hậu quả hắn sẽ “lo liệu”. Lý Thông đã đem đầu quái vật dâng nộp Triều đình, được nhà vua trọng thưởng phong cho làm Quận công. Lòng tham vô đáy, mờ mắt vì danh lợi bổng lộc mà anh bán rượu đã “khôn ngoan” đánh lừa đứa em kết nghĩa để cướp công một cách “tài tình”.
Quận công đã “chém” được Chằn tinh sao lại không bắt được Đại bàng? Muôn trở thành phò mã, Lý Thông lại dấn sâu vào tội ác bằng mưu mô mới. Hắn rất “khôn ngoan” tổ chức hội hát xướng mười ngày để “nghe ngóng”. Đứng đến ngày thứ 10, quan Quận công đã tìm được đứa em “kết nghĩa”. Lần thứ hai, Lý Thông đã xảo quyệt cướp công Thạch Sanh. Hắn rất nhẫn tâm và dã man sai quân lính vần đá lấp kín hang để giết Thạch Sanh, người đã xông pha nguy hiểm chém trăn tinh, giết đại bàng, cứu nàng công chúa, để Lý Thông được giàu sang, vinh hiển. Hành động sai quân lính lấp hang cho thấy anh bán rượu hiện nguyên hình là kẻ táng tận lương tâm, đôi bàn tay thấm đầy máu và nước mắt đồng loại.
Tiếng đàn thần là một yếu tố hoang đường kì diệu tạo nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích “Thạch Sanh”’, nó mang ý nghĩa như một biểu tượng về sức mạnh công lí. Tiếng đàn thần được Thạch Sanh gảy lên trong ngục tối đã chữa được bệnh “câm” của nàng công chúa, đã vạch mặt chân tướng xảo quyệt của Lý Thông trước Triều đình.
Cái kết của truyện thật sâu sắc và lí thú. Mẹ con Lý Thông bị lột hết mọi chức tước, bị đuổi về quê, bị sét đánh chết hóa thành bọ hung. Quả là lưới trời lồng lộng?
Anh bán rượu trở thành Quận công, sắp trở thành phò mã…, cuối cùng biến thành bọ hung! Tham thì thâm, ác giả ác báo là vậy! Tên Lý Thông đã bị người đời phỉ nhổ! Chết trong nhục nhã!
Mở bài: Giới thiệu về nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh
Truyện “Thạch Sanh” thuộc loại truyện cổ tích thần kì rất hấp dẫn. Đối lập với con người bất hạnh tài ba là nhân vật Lý Thông, một con người gian hiểm, nhiều mưu mô xảo quyệt. Mỗi một tình tiết của truyện như một nấc thang của tội ác mà Lý Thông leo lên, dấn thân vào, hai bàn tay thấm đầy máu và nước mắt của “người em kết nghĩa!”.
Thân bài: Nhận xét của em về nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh
Lý Thông là một kẻ nấu rượu và bán rượu. Gặp Thạch Sanh gánh củi về gốc đa. Hắn nghĩ chàng trai cô độc, nghèo khổ mà có sức khỏe cường tráng này có thể lợi dụng được. Cái âm mưu đưa Thạch Sanh về nhà và kết nghĩa anh em của Lý Thông xét đến cùng vẫn có thể cảm thông được. Vì Lý Thông mới chỉ lợi dụng sức lao động của chàng trai mồ côi mà thôi.
Lý Thông đôn phiên mình phải nộp mạng cho Chằn linh. Kẻ tham sống sợ chết này đã ranh ma đánh lừa Thạch Sanh đi thế mạng, với lí do anh “dà cất mẻ rượu”… Người đời thiếu gì kẻ tham sông sự chết như Lý Thông?
Hành động Lý Thông cướp công Thạch Sanh là một hành động vô cùng trắng trợn. Hắn dọa Thạch Sanh là đã giết vật báu “vua nuôi đã lâu”, tất sẽ bị “tội chết”. Có vẻ “nhân đức”, hắn khuyên Thạch Sanh “trốn ngay đi”, mọi hậu quả hắn sẽ “lo liệu”. Lý Thông đã đem đầu quái vật dâng nộp Triều đình, được nhà vua trọng thưởng phong cho làm Quận công. Lòng tham vô đáy, mờ mắt vì danh lợi bổng lộc mà anh bán rượu đã “khôn ngoan” đánh lừa đứa em kết nghĩa để cướp công một cách “tài tình”.
Quận công đã “chém” được Chằn tinh sao lại không bắt được Đại bàng? Muôn trở thành phò mã, Lý Thông lại dấn sâu vào tội ác bằng mưu mô mới. Hắn rất “khôn ngoan” tổ chức hội hát xướng mười ngày để “nghe ngóng”. Đứng đến ngày thứ 10, quan Quận công đã tìm được đứa em “kết nghĩa”. Lần thứ hai, Lý Thông đã xảo quyệt cướp công Thạch Sanh. Hắn rất nhẫn tâm và dã man sai quân lính vần đá lấp kín hang để giết Thạch Sanh, người đã xông pha nguy hiểm chém trăn tinh, giết đại bàng, cứu nàng công chúa, để Lý Thông được giàu sang, vinh hiển. Hành động sai quân lính lấp hang cho thấy anh bán rượu hiện nguyên hình là kẻ táng tận lương tâm, đôi bàn tay thấm đầy máu và nước mắt đồng loại.
Tiếng đàn thần là một yếu tố hoang đường kì diệu tạo nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích “Thạch Sanh”’, nó mang ý nghĩa như một biểu tượng về sức mạnh công lí. Tiếng đàn thần được Thạch Sanh gảy lên trong ngục tối đã chữa được bệnh “câm” của nàng công chúa, đã vạch mặt chân tướng xảo quyệt của Lý Thông trước Triều đình.
Kết bài: Suy nghĩ của em về nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh
Cái kết của truyện thật sâu sắc và lí thú. Mẹ con Lý Thông bị lột hết mọi chức tước, bị đuổi về quê, bị sét đánh chết hóa thành bọ hung. Quả là lưới trời lồng lộng?
Anh bán rượu trở thành Quận công, sắp trở thành phò mã…, cuối cùng biến thành bọ hung! Tham thì thâm, ác giả ác báo là vậy! Tên Lý Thông đã bị người đời phỉ nhổ! Chết trong nhục nhã!
Bài làm
Thạch Sanh lập được rất nhiều chiến công nhưng em ấn tượng nhất về việc khi một mình chàng đối đầu với quân sĩ mười tám nước chư hầu . Trước kia , đến tuổi công chúa lấy chồng , các hoàng tử của các nước phương xa kéo đến cầu hôn công chúa thế nhưng chẳng có ai vừa ý nàng . Từ đó , đã có một căm thù rất lớn của các nước khác với nước ta . Chúng tức giận vô cùng vô cùng , xưa kia bị công chúa từ bỏ bây giờ lại đi lấy Thạch Sanh . Họ đem quân xâm lược nước ta , thế nước lâm nguy , người người hoảng hốt , nhà vua lo sợ . Nhưng Thạch Sanh vẫn giữ bình tĩnh , chàng còn tâu vua đừng động binh . Giặc đã đến vay quanh , Thạch Sanh không lo sợ , lấy đàn thần của vua Thuỷ Tề tặng cho mình đem ra gảy . Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân , không còn nghĩ được gì đến tới chuyện đánh nhau nữa . Thạch Sanh còn đãi giặc niêu cơm nhỏ , chàng đố ai ăn hết sẽ có thưởng . Nhưng chúng ăn hoài ăn mãi vẫn không ăn hết . Đám giặc chư hầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo quân về nước. Qua câu chuyện trên , em thấy Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp , cao quý như : chất phác , vị tha , thật thà , dũng cảm , tài năng và yêu hoà bình . Em nghĩ Thạch Sanh là tấm gương sáng để chúng ta noi theo .
# Học tốt #
Cảm ơn bạn nhìu