K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2016

 Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là 1 đoạn tuyệt khéo" vì ngôn ngữ, chi tiết miêu tả cảnh tượng chị Dậu quật lại 2 tên tay sai đẻ làm nổi bật sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu, đối lập với h/ả, bộ dạng thảm hại hết sưc hài hước của 2 tên tay sai bị chị "ra đòn". Với tên cai lệ lẻo khoẻo, chị chỉ cần 1 đọng tác"túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa"hắn ngã trên mặt đất Đến tên ng` nhà Lí trưởng, cuộc đọ sức có dai dăng hơn 1 chút. Nhưng cũng ko lâu kết cục anh tràng hầu cận ông lí yếu hơn ngã nhào ra thềm.Vừa ra tay chị Dậu đã nhanh chóng biến 2 tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành nhưng kẻ thảm bại
Ngòi bút Ngô tất Tố miêu tả cảnh chị Dậu chống lại 2 tên tay sai, đung là tuyệt khéo.Ngòi bút miêu tả của t/g linh hoạt sống đọng rộn rịp mà vẫn rõ nét ko rối

2 tháng 9 2016

MĐ: - "Tắt đèn" là một tác phẩm nổi tiếng của Ngô Tất Tố.
- Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nx: "

Trích:''Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là 1 đoạn tuyệt khéo

"
TĐ: -Thật đúng như vậy,đoạn văn ấy rất khéo trong nhiều cái mà đầu tiên phải kể đến cách xây dựng tình huống từ tức nứơc đến vỡ bờ... ( cái này đã đc tìm hiểu khi học vb)
- Không chỉ vậy, mà cách miêu tả, tự sự lời văn sinh động cũng góp phần làm nên cái khéo của đoạn văn ấy (...)
KĐ: - Tóm lại, đoạn văn ấy là 1 đoạn văn tuyệt khéo, đặc sắc...( đã làm cho ng đọc mãn nguyện, hả hê,... Nêu nên sưc sống tiềm tàng...)
Nguồn:hm

17 tháng 9 2019

Tham khảo:

MĐ:

- "Tắt đèn" là một tác phẩm nổi tiếng của Ngô Tất Tố.
- Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nx: "

Trích: ''Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là 1 đoạn tuyệt khéo

"
TĐ:

-Thật đúng như vậy, đoạn văn ấy rất khéo trong nhiều cái mà đầu tiên phải kể đến cách xây dựng tình huống từ tức nứơc đến vỡ bờ... ( cái này đã được tìm hiểu khi học văn bản)
- Không chỉ vậy, mà cách miêu tả, tự sự lời văn sinh động cũng góp phần làm nên cái khéo của đoạn văn ấy (...)
KĐ:

- Tóm lại, đoạn văn ấy là 1 đoạn văn tuyệt khéo, đặc sắc...( đã làm cho ng đọc mãn nguyện, hả hê,... Nêu nên sưc sống tiềm tàng...)

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 10 2019

Tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Bao trùm “Tắt đèn” là một không gian chật chội, ngột ngạt bởi nỗi tủi nhục, sự ấm ức của người nông dân. Nhưng đó đây trong tác phẩm vẫn lóe lên những điểm sáng bất ngờ. Đọc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, nhà văn Nguyễn Tuân từng đánh giá đó là khoảnh khắc cháy sáng trong tác phẩm. Còn nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.Cái chật chội, ngột ngạt trong “Tắt đèn” bị gây nên bởi nạn sưu thuế trong xã hội Việt Nam phong kiến nửa thực dân xưa. Gia đình chị Dậu nghiêng ngả, xô dạt cũng vì cái nạn ấy, vốn là gia đình nghèo khổ “hạng cùng đinh” trong làng, nhà chị Dậu không có tiền đóng sưu thuế cho anh Dậu. Để cứu chồng khỏi đòn roi tù ngục, chị Dậu đành cắn răng bán con bán chó. Nhưng tai họa vẫn tiếp tục ập xuống: chị Dậu còn phải đóng thuế cho người em chồng đã chết. Anh Dậu vừa về đã bị bọn lính lệ ập đến bắt đi. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích từ chương XVIII trong tác phẩm thuật lại cuộc giằng co giữa chị Dậu và đám cai lệ đến bắt chồng chị. Đoạn trích đã thể hiện phẩm chất cao đẹp của chị Dậu, một người phụ nữ có lòng thương chồng rất mực đồng thời có tinh thần phản kháng thế lực áp bức.“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là “một đoạn tuyệt khéo”, Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm...Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Là một người phụ nữ nông dân, chị Dậu rất mực thương chồng. Với chồng, chị tỏ ra rất nhẹ nhàng, nấu cháo, mời chồng ăn cháo. Ngay cả với đám cai lệ và người nhà lí trưởng, lúc đầu chị cũng rất mực lễ phép: “van xin tha thiết”, xưng “cháu” gọi “ông”. Hơn cả lễ phép, đó còn là sự nhẫn nhục cam chịu đến hạ mình. Nhưng khi thái độ đó không lay chuyển được đám đầu trâu mặt ngựa, chị Dậu trở nên mạnh mẽ lạ thường. Chị “cự lại” hành động sấn đôn bắt anh Dậu của tên cai lệ bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Cách xưng hô đã thể hiện vị trí ngang hàng “tôi” - “ông”. Rổi khi bị cai lệ “tát vào mặt”, chị Dậu chuyển từ đấu lí sang đấu lực “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Cách xưng hô “bà” - “mày" đã thể hiện một vị thế khác của chị Dậu, một mối quan hệ khác giữa chị và cai lệ: “bà” - người trên, “mày” - kẻ dưới. Không dừng lại ở đó, chị còn thể hiện ở hành động quyết liệt “túm lấy cổ”, “ấn dúi ra cửa”, “túm tóc lẳng cho một cái”... Có thể nói, tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này dược khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.Bên cạnh hình ảnh chị Dậu với những đặc điểm tiêu biểu của người phụ nữ nông dân Việt Nam là nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của “nhà nước”, của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người. Đến nhà một người ốm yếu, nghèo hèn mà chúng “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”... Chẳng những vậy, trước những lời “van xin tha thiết” và sự nhẫn nhục của chị Dậu, chúng chẳng chút động lòng vẫn sấn sổ đánh, bắt vợ chồng nhà chị.Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật. Chị Dậu ban đầu xưng “cháu” gọi “ông” với cai lệ. Khi ấy chị đang lo lắng cho sức khỏe của chồng và sợ hãi vì thái độ hung hãn của hai tên tay sai. Nhưng khi bị chúng "bịch vào ngực”, lòng càm phẫn trào lên, chị “cự lại” xưng “tôi” gọi “ông”. Và khi lòng căm phẫn dâng lên tột điểm, chị đã vùng lên xưng “bà" đầy uy quyền và gọi “mày” rất coi thường, khinh bỉ. Cuộc ẩu đả giữa chị Dậu và hai tên tay sai cũng được miêu tả rất chi tiết, tỉ mỉ và sinh động. Hành động của tên cai lệ được diễn tả bằng những động từ, tính từ giàu sức biểu cảm “sầm sập”, “trợn ngược”, “đùng đùng giật phắt”... Hành động vùng lên đánh lại hai tên tay sai lại càng đặc biệt. Chỉ trong một câu văn, Ngô Tất Tố dùng đến bốn động từ diễn tả sức mạnh và hành động chớp nhoáng của chị Dậu: “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng cho một cái...”. Trước sức mạnh của người đàn bà lực điền, hai tên mạt hạng “chổng quèo”, “ngã nhào” ra hè.Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.“Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp “Tắt đèn”. Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.


5 tháng 9 2016
 Về nhận xét của Vũ Ngọc Phan: Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tình huống bằng 2 thủ pháp: tăng cấp và đối lập.+ Tăng cấp: Khi bọn tay sai vào nhà, mỉa mai anh Dậu và hằm hè tróc tiền sưu thì chị Dậu đã đấu tình bằng thái độ mềm mỏng, van xin thống thiết bằng từ xưng “nhà cháu-các ông”. Khi tên cai lệ nhảy xổ vào anh Dậu để trói anh thì chị Dậu đấu lí với chúng bằng cách ngăn cản để bảo vệ chồng qua các từ xưng hô ngang hàng “tôi- các ông”. Đến khi hai tên tay sai cố tình trói anh Dậu và đánh chị thì thái độ vùng lên đấu lực của chị đã quyết liệt, mạnh mẽ; lúc này từ xưng hô “bà- mày” và sức mạnh thể chất đã chiến thắng hai tên “người nhà nước”. Cảnh đó chính là biểu tượng của sức mạnh tiềm tàng của người nông dân.+ Đối lập: Một bên là người phụ nữ yếu mềm, nhà nghèo, chồng đau ốm, đơn độc nhưng yêu chồng hết mực, tảo tần, tháo vát – một bên là tên cai lệ và người nhà lí trưởng với tay thước tay song, thái độ “bề trên”, có quyền trong tay nhưng bất nhẫn, bất nhân, hành động như một cái máy của chính quyền tay sai, sẵn sàng đánh đập, trói bắt, dọa nạt người nông dân thấp cổ bé hong.-         Về nhân xét của Nguyễn Tuân: Ý nói đến nội dung hướng đến tính hành động của tác phẩm. Đó là ý nghĩa tích cực về cảm quan hiện thực và khả năng dự báo của tác phẩm. Ngô Tất Tố đã dự báo về xu hướng đấu tranh của người nông dân- lực lượng đông đảo và bị áp bức nhiều nhất, đối với thế lực thống trị thực dân phong kiến bấy giờ. Tác phẩm “Tắt đèn” có tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng nhân dân, nhất là nông dân trong việc chống lại bọn cường hào ác bá ở nông thôn. Đó cũng là minh chứng nguồn gốc và giá trị của văn học khi văn học bắt nguồn từ đời sống thực tế để rồi quay lại thúc đẩy xã hội phát triển.
6 tháng 11 2018
Về nhận xét của Vũ Ngọc Phan: Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tình huống bằng 2 thủ pháp: tăng cấp và đối lập. + Tăng cấp: Khi bọn tay sai vào nhà, mỉa mai anh Dậu và hằm hè tróc tiền sưu thì chị Dậu đã đấu tình bằng thái độ mềm mỏng, van xin thống thiết bằng từ xưng “nhà cháu-các ông”. Khi tên cai lệ nhảy xổ vào anh Dậu để trói anh thì chị Dậu đấu lí với chúng bằng cách ngăn cản để bảo vệ chồng qua các từ xưng hô ngang hàng “tôi- các ông”. Đến khi hai tên tay sai cố tình trói anh Dậu và đánh chị thì thái độ vùng lên đấu lực của chị đã quyết liệt, mạnh mẽ; lúc này từ xưng hô “bà- mày” và sức mạnh thể chất đã chiến thắng hai tên “người nhà nước”. Cảnh đó chính là biểu tượng của sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. + Đối lập: Một bên là người phụ nữ yếu mềm, nhà nghèo, chồng đau ốm, đơn độc nhưng yêu chồng hết mực, tảo tần, tháo vát – một bên là tên cai lệ và người nhà lí trưởng với tay thước tay song, thái độ “bề trên”, có quyền trong tay nhưng bất nhẫn, bất nhân, hành động như một cái máy của chính quyền tay sai, sẵn sàng đánh đập, trói bắt, dọa nạt người nông dân thấp cổ bé hong. - Về nhân xét của Nguyễn Tuân: Ý nói đến nội dung hướng đến tính hành động của tác phẩm. Đó là ý nghĩa tích cực về cảm quan hiện thực và khả năng dự báo của tác phẩm. Ngô Tất Tố đã dự báo về xu hướng đấu tranh của người nông dân- lực lượng đông đảo và bị áp bức nhiều nhất, đối với thế lực thống trị thực dân phong kiến bấy giờ. Tác phẩm “Tắt đèn” có tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng nhân dân, nhất là nông dân trong việc chống lại bọn cường hào ác bá ở nông thôn. Đó cũng là minh chứng nguồn gốc và giá trị của văn học khi văn học bắt nguồn từ đời sống thực tế để rồi quay lại thúc đẩy xã hội phát triển. đúng đấy bạn
24 tháng 7 2017

Bn tham khảo :

Tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Bao trùm "Tắt đèn" là một không gian chật chội, ngột ngạt bởi nỗi tủi nhục, sự ấm ức của người nông dân. Nhưng đó đây trong tác phẩm vẫn lóe lên những điểm sáng bất ngờ. Đọc đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", nhà văn Nguyễn Tuân từng đánh giá đó là khoảnh khắc cháy sáng trong tác phẩm. Còn nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì nhận xét: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo".

Cái chật chội, ngột ngạt trong "Tắt đèn" bị gây nên bởi nạn sưu thuế trong xã hội Việt Nam phong kiến nửa thực dân xưa. Gia đình chị Dậu nghiêng ngả, xô dạt cũng vì cái nạn ấy, vốn là gia đình nghèo khổ "hạng cùng đinh" trong làng, nhà chị Dậu không có tiền đóng sưu thuế cho anh Dậu. Để cứu chồng khỏi đòn roi tù ngục, chị Dậu đành cắn răng bán con bán chó. Nhưng tai họa vẫn tiếp tục ập xuống: chị Dậu còn phải đóng thuế cho người em chồng đã chết. Anh Dậu vừa về đã bị bọn lính lệ ập đến bắt đi. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trích từ chương XVIII trong tác phẩm thuật lại cuộc giằng co giữa chị Dậu và đám cai lệ đến bắt chồng chị. Đoạn trích đã thể hiện phẩm chất cao đẹp của chị Dậu, một người phụ nữ có lòng thương chồng rất mực đồng thời có tinh thần phản kháng thế lực áp bức.

"Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là "một đoạn tuyệt khéo", Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm.

Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Là một người phụ nữ nông dân, chị Dậu rất mực thương chồng. Với chồng, chị tỏ ra rất nhẹ nhàng, nấu cháo, mời chồng ăn cháo. Ngay cả với đám cai lệ và người nhà lí trưởng, lúc đầu chị cũng rất mực lễ phép: "van xin tha thiết", xưng "cháu" gọi "ông". Hơn cả lễ phép, đó còn là sự nhẫn nhục cam chịu đến hạ mình. Nhưng khi thái độ đó không lay chuyển được đám đầu trâu mặt ngựa, chị Dậu trở nên mạnh mẽ lạ thường. Chị "cự lại" hành động sấn đôn bắt anh Dậu của tên cai lệ bằng lí lẽ: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!". Cách xưng hô đã thể hiện vị trí ngang hàng "tôi - ông". Rổi khi bị cai lệ "tát vào mặt", chị Dậu chuyển từ đấu lí sang đấu lực "Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!". Cách xưng hô "bà - mày" đã thể hiện một vị thế khác của chị Dậu, một mối quan hệ khác giữa chị và cai lệ: "bà" - người trên, "mày" - kẻ dưới. Không dừng lại ở đó, chị còn thể hiện ở hành động quyết liệt "túm lấy cổ","ấn dúi ra cửa", "túm tóc lẳng cho một cái"... Có thể nói, tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này dược khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

Bên cạnh hình ảnh chị Dậu với những đặc điểm tiêu biểu của người phụ nữ nông dân Việt Nam là nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của "nhà nước", của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người. Đến nhà một người ốm yếu, nghèo hèn mà chúng "sầm sập tiến vào", "trợn ngược hai mắt", "đùng đùng giật phắt cái thừng", "bịch luôn vào ngực chị Dậu"... Chẳng những vậy, trước những lời "van xin tha thiết" và sự nhẫn nhục của chị Dậu, chúng chẳng chút động lòng vẫn sấn sổ đánh, bắt vợ chồng nhà chị.

Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật. Chị Dậu ban đầu xưng "cháu" gọi "ông" với cai lệ. Khi ấy chị đang lo lắng cho sức khỏe của chồng và sợ hãi vì thái độ hung hãn của hai tên tay sai. Nhưng khi bị chúng "bịch vào ngực", lòng căm phẫn trào lên, chị "cự lại" và xưng"tôi", gọi"ông". Và khi lòng căm phẫn dâng lên tột điểm, chị đã vùng lên xưng "bà" đầy uy quyền và gọi "mày" rất coi thường, khinh bỉ. Cuộc ẩu đả giữa chị Dậu và hai tên tay sai cũng được miêu tả rất chi tiết, tỉ mỉ và sinh động. Hành động của tên cai lệ được diễn tả bằng những động từ, tính từ giàu sức biểu cảm "sầm sập", "trợn ngược", "đùng đùng giật phắt"... Hành động vùng lên đánh lại hai tên tay sai lại càng đặc biệt. Chỉ trong một câu văn, Ngô Tất Tố dùng đến bốn động từ diễn tả sức mạnh và hành động chớp nhoáng của chị Dậu: "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng cho một cái...". Trước sức mạnh của người đàn bà lực điền, hai tên mạt hạng "chổng quèo", "ngã nhào" ra hè.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật. "Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn". Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn".

Chúc bn học tốt !

25 tháng 7 2017

Hôm nay tự nhiên hồi tưởng lại một tác phẩm văn học “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, trong đầu tôi nảy sinh ra một câu hỏi, tại sao Ngô Tất Tố lại đặt tên cho tác phẩm nói về cuộc đời của chị Dậu là tắt đèn?

Đầu tiên, phân tích hai từ “ Tắt đèn”, ở xã hội phong kiến lúc bấy giờ khi màn đêm buông xuống, ngọn đèn là vật duy nhất soi sáng, dẫn lối cho con người, ngoại trừ những ngày có trăng, ánh trăng rọi khắp lối, ánh trăng luồng qua các khe hở, qua cửa sổ và chiếu sang khắp cả gian phòng. Cách nhìn về vẻ đẹp của Trăng đối với các thi sĩ khác với cách nhìn của người nông dân bần cùng, trong tác phẩm Trăng của Nam Cao, chứng minh được điều đó, đối với các thi si, Trăng có một vẻ đẹp thanh khiết, hiền dịu và là nguồn cảm hứng để sáng tác, nhưng đối với người nông dân thì những ngày có trăng là ngày khỏi phải tốn hai đồng tiền bạc để mua dầu. Vì vậy khi tắt đèn, chỉ còn lại bong tối bao phủ, chúng ta đánh mất phương hướng, phải tự mò mẫm, rất khó để tìm một nguồn sáng soi rọi con đường chúng ta đi.
Trong tác phẩm “Tắt đèn”, trước khi chị Dậu đi lấy chồng, gia đình của chị thuộc loại khấm khá, chị cũng được cưng chiều như các tiểu thư con nhà đài các. Cuộc đời của chị thực sự thay đồi sau khi chị đi lấy chồng, chị lấy được một tấm chồng như ý, yêu thương chị và lo làm ăn, cuộc sống ban đầu không khó khăn lắm, gia đình sống hoà thuận và rất hạnh phúc. Không biết tự lúc nào, cuộc sống của chị lâm vào cảnh túng thiếu, cơm có bữa no bữa đói, đói nhiều hơn no, con của chị phải thường xuyên đào lấy củ khoai, củ sắn ở trong vườn mà ăn, ăn cho qua cơn đói, ăn để sống tiếp phần đời còn lại. Có phải vợ chồng anh chị không lo làm ăn, quanh năm làm lụng vất vả, làm mấy cũng không đủ cho bọn cường hào ác bá bấy giờ bốc lột, chúng tự xem mình là người đứng ra bảo vệ chính nghĩa, thử hỏi chính nghĩa ở đâu khi chúng đưa ra các suất thuế đánh vào người dân để vơ vét của cải , làm giàu cho bản thân. Chị phải bán con, bán chó , bán cả mớ khoai đào được mới đủ tiền để đóng suất sưu cho chồng, tâm lý dằn vặt, khóc than cho số phận nghiệt ngã khi phải xa đứa con nhỏ thương yêu, cảnh tượng đáng thưong tâm khi người chủ nó xem nó còn không bằng con chó, thế thì cuộc sống của con bé làm sao sung sướng được. Nộp thuế cho chồng xong, chị lại còn phải nộp cho em chồng mình đã chết năm ngoái, bọn quan lại nói rằng, tại trước lúc chết, trong sổ chưa gạch tên của anh ta, nên bắt buộc nguời thân phải nốp thế, có chết chị không chứ, chạy vạy mãi mới đủ tiền nộp cho chồng, bây giờ lòi ra một người nữa. Như thế đó, cuộc đời của chị cứ loanh quanh, luẩn quẩn trong cảnh nghèo túng, hết lo chuyện này đến lo chuỵện khác, chị đã đến lúc sức cùng lực kiệt, nhưng bọn chúng đâu có buông tha, cuộc đời của chị vô cùng tăm tối, chị chẳng biết phải bước tiếp thế nào, chẳng có một tia ánh sáng nào soi chiếu và cho chị một niềm hi vọng vào ngày mai tươi đẹp hơn. Đó cũng là nguyên nhân thứ nhât mà tôi biện minh cho tên gọi của tác phẩm.

Nguyên nhân thứ hai là chị đã hai lần trong phòng không một ánh sáng nào soi sáng, bọn quan lại muốn có được chị, với sức lực của một người nông dân, trong đêm chị vùng vẫy và thoát ra khỏi cái nơi tội lỗi, một lòng son sắt, chung thuỷ với người chồng mặc dù bị xã hội đùn đẩy vào chốn này. Đoạn kết trong câu chuyện, chị mò mẫm chạy về cái làng thân yêu, nói chính xác hơn là ngôi nhà có chồng, có con, đã biết bao lần cùng nhau trải qua hoạn nạn, đó chính là ánh sáng, cái ánh sáng thuần khiết, trong sạch, không một chút bụi trần soi sáng con đường để chị tin tưởng tuyệt đối vào tương lai tốt đẹp.

Còn tại sao lại không tắt điện mà tắt đèn, lúc bấy giờ làm gì có điện, lúc đó nước ta còn nghèo và lạc hậu mà.

3 tháng 10 2016
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi. Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò.     Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô. Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
3 tháng 10 2016
Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người . Chính vì vậy , những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta. Và với tôi, mà không, với rất nhiều người nữa, ngày khai trường đầu tiên sẽ là hồi ức tươi đẹp nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất.Ngày khai trường đầu tiên của các bạn như thế nào?Còn với tôi, đó là một buổi sang mùa thu trời trong xanh. Mẹ gọi tôi dậy từ sáng sớm, rồi lại tất bật chuẩn bị cho tôi; nào quần áo đồng phục, sách vở, rồi nấu ăn sang cho cả nhà. Nhì mẹ bận rộn như vậy, tôi thầm tự nhủminhf phải vệ sinh thật nhanh chóng để mẹ không phải nhắc nhở. Ấy vậy mà cứ một lúc mẹ lại giục tôi “Quỳnh ơi nhanh lên nào không lại muộn giờ mất!” Lúc ấy, tôi nghĩ thầm, chắc khai trường sẽ có rất nhiều chú công an, nếu mình đi muộn, mẹ sợ mình sẽ bị các chú ấy bắt nên phải luôn mồm thúc tôi như vậy. Thế nên tôi quáng quàng cả lên, ăn vội mấy miếng cơm rang và lúc này, người giục mẹ tôi chở đi khai giảng sớm lại chính là tôi. Mẹ cười đôn hậu và dịu dàng nói “Cứ từ từ thôi con ạ, còn sớm mà, ăn cho no đã” Rồi tới lượt bố tôi chậm rãi nói “Hôm nay con đã là học sinh lớp một rồi, phải ngoan và biết nghe lời mọi người hơn nữa, không còn nhõng nhẽo, làm nũng bố mẹ như các em bé nữa nghe chưa! Trong lớp con phải cố gắng nghe cô giáo giảng bài, cố gắng tập đọc, tập viết, dành được nhiều điểm 10, con có hứa với bố không?” Tôi lí nhí đáp: “Dạ, có ạ!” Tôi chào bố và ra sân lên xe, mẹ chở tới trường. Con đường hôm nay thật đông đúc và nhôn nhịp, tôi nghe mẹ bảo, hôm nay , các bạn, các anh các chị cũng đi khai giảng như tôi. Tôi thích thú và tò mò về ngôi trường mới, không còn sợ chú công an như lúc ở nhà nữa. Tới rồi! Ngôi trường mới của tôi. Ôi! Đẹp quá! Tôi thốt lêntrong niềm sung sướng. Ngôi trường rộng rãivaf khang trang, trong sân trường có cả một hồ nước trong vắt và vườn câyvowis đủ các lời hoa. Đến chỗ nào tôi cũng chỉ cho mẹ những phát hiện mới của mình. Tới sân trường, tôi được mẹ dẫn vào hàng của lớp1A2. Chúng tôi, những cô bé, cậu bé học trò lớp 1bước vào lễ chào cờ đầu tiên. Tôi thắc mắc không hiếuao trên cổ của các anh chị lớp lớn, ai cũng đều đeo chiếc khăn mầu đỏ. Về sau tôi được mẹ giải thích, nếu tôi cố gắnghocj tập và đạt kết quả cao sẽ được kết nạp làm đội viên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và cũng sẽ được đeo khăn quàng đỏnhuw các anh chị ấy. Sauk hi kết thúc nghi lễ chào cờ, cô hiệu trưởng lên nhắc nhở và căn dặn hopcj sinhnhieemj vụ năm học mới . Khi cô đánh những tiếng trống đầu tiên, cũng là lúc từng chùm bóng bay sặc sỡ được thả lên trời. Buổi lễ kết thúc và chúng tôi trở về lớp. Bất chợt, tôi nhận ra…mẹ, mẹ đâu rồi! Tôi hoảng hốt đảo mắt khắp sân trường, vẫn không thấy mẹ đâu. Tôi òa lên khóc nức nở. Bỗng tôi nhận thấy có một bàn tay đặt lên vai mình, sau đó là giọng nói nhẹ nhàng “Em bé ở lớp nào? Sao đứng ở đây khóc mà không vào lớp đi?” Tôi ngước mắt lên, một chi lớn tuổi hơn tôi, dáng cao gầy, tóc thắt hai bên . Tôi vừa nói, giọng nói nghen ngào trong tiếng khóc “Em…em học lớp 1A2. Em chẳng thấy mẹ ở đâu cả hu …hu…” Chị phì cười rồi nói: “Em bé ngốc, chắc mẹ em về rồi, em vào lớp đi, khi nào học song thì mẹ sẽ tới đón” Tôi ngây thơ hỏi chị : “Chị ơi, thế lúc nào học song hả chị? Em nghe chị hàng xóm bảo phải học 12 năm cơ, thế lúc nào em lớn em lớn em mới được gặp mẹ à chị? À chị ơi, em không biết lớp 1A2 ” “Không phải đâu em à, em học từ bây giờ đến buổi trưa, mẹ sẽ đến đón”, vừa nói chị vừa dẫn tôi tới một phòng học “Đây là lớp 1A2, em cố gắng học tập tốt nhé! Thôi chào em. Chị cũng phải về lớp đây!” Nói rồi chi chạy đi, thoắt cái đã không còn thấy chị đâu nữa. Mãi về sau này tôi mới phát hiện , mình chưa hỏi tên, nhưng cái hình ảnhcao gầy và mái tóc thắt bím hai bên của chiij đã để lại ấn tượng không bao giờ quên trong tôi. Tôi bước vào lớp, một cảm giác thật khó tả : Lạ lẫm, bỡ ngỡ và đôi chút lo sợ. Cô giáo xếp chỗ ngồi cho chúng tôi thật nhanh chóng. Chỉ đến khi đã yên vị trong chỗ ngồi mới, tôi mới có dịp quan sát lớp học , cô giáo và những người bạn mới . Cảm giác xa lạ biến đi đâu mất, cô giáo nhắc chúng tôi lấy sách vở viết bài tập viết đầu tiên. Không gian trở nên vắng lặng. Sân trường vừa đông đúc, nhôn nhịp là thế, giờ đã không còn một bóng người. Giờ đây, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng lích chích của vài chú chim non và tiếng đọc bài của cô giáo… “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay tới trường, em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương…Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền,…” Ngày đầu tiên ấy trôi qua, nhưng những cảm xúc sẽ không bao giờ mờ phai, và với tôi, cái ngày ấy như chỉ mới là ngày hôm qua mà thôi , những vui , buồn, hạnh phúc, thích thú, bỡ ngỡ, lo sợ trong ngày đầu tới lớp là những dư âm tới tận mai sau.

Đất nước Việt Nam được thế giới biết đến là một nước nhỏ nhưng lịch sử của của chúng ta là những trang sử hào hùng và chói lọi nhất. Chúng ta vinh dự khi được tiếp nối, xây dựng và phát triển những tinh hoa mà các bậc tiền bối đã để lại. Và trong thâm tâm mỗi người dân Việt Nam cũng thấm nhuần những tư tưởng nhân nghĩa, những truyền thống mang giá trị nhân văn cao cả. Một trong những đoá hoa thơm ngát nhất giữa rừng hoa ấy chính là tư tưởng đã tồn tại bền vững từ ngàn đời nay, đó là truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn”. Mối nhân sinh quan “Biết ơn, nhớ ơn và báo ơn” cũng chính là ý nghĩa của đại lễ Vu Lan. Nhân đại lễ Báo Hiếu, tôi muốn gửi những tâm sự của mình đến ba mẹ mình và cũng mong được chia sẻ với tất cả mọi người những tâm sự của một người con. Tấm lòng của minh có thể không được viết ra bằng những ngôn từ mỹ miều nhưng lòng biết ơn của tôi là vô hạn. Và những lời này minh cũng xin gửi thay cho những ai muốn nói lời cảm ơn đến những người làm cha làm mẹ, những người đã sinh thành, dưỡng dục chúng ta lớn khôn.

PHÉP NỐI CÂU: Và trong thâm tâm mỗi người dân Việt Nam cũng thấm nhuần những tư tưởng nhân nghĩa, những truyền thống mang giá trị nhân văn cao cả.
PHÉP LĂP TỪ NGỮ : chúng ta, tấm lòng, biết ơn...
PHÉP DÙNG TỪ THAY THẾ: tôi, mình, chúng ta....

3 tháng 9 2017

Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng, cứu người chồng đang ốm đau bệnh tật. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt.

  • Lúc đầu, làm sự nhịn nhục của kẻ dưới, chị “cố thiết tha” van xin. Van xin là cách duy nhất để “mong hai tên tay sai tha cho anh Dậu”.
  • Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, chị liều mạng cự lại “tức quá không thể chịu được”.
    • Không còn van xin ( mà có van xin thì cũng vô ích), chị đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng.
    • Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày. Đó là tư thế của kẻ bề trên. Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ.
  • Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

==> "Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn".

5 tháng 9 2017

Gợi ý:

Nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo" bời vì, ngôn ngữ, chi tiết miêu tả cảnh tượng chị Dậu quật lại hai tên tay sai để làm nội bật sức mạnh ghê ghớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu, đối lập với hình ảnh, bộ dạng thảm hại hết sức hài hước của hai tên tay sai bị chi ra đòn. Với tên cai lệ lẻo khoẻo (vì nghiện ngập), chị chỉ cần một động tác: "túm láy cổ hắn, ấn giúi ra cửa", hắn đã "ngã chỏng quèo trên mặt đất". Đến tên người nhà lí trưởng, cuộc đọ sức có dai dẳng hơn một chút ("hai người giằng co nhau", đu đẩy nhau rồi ai nấy đều buôn gậy ra, áp vào vật nhau). Nhưng cũng không được lâu, kết cục "anh chàng hậu cần ông lí yếu hơn chị con mọn, hắn bị chị này túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm!". Vừa ra, chị Dậu đã nhanh chóng biến hai tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả. Lúc mới xông vào, chúng hùng hổ, dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây, chúng nhếch nhác, hài hước bấy nhiêu. Cần chú ý sắc thái hài hước ở những câu miêu tả trên đây.