K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2018

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

Nhưng cũng chính vào những phút giây căng thẳng như thế, Hồ Chí Minh lại cũng tìm được cách để giành lấy một sự thư thái, nó là trạng thái cân bằng không thiếu được, nói như cách nói tâm lý học: ông đã tự phân thân để có một cuộc sống thứ hai - nghĩa là từ trong tâm thức, ông đã mang sẵn cốt cách một thi nhân. Và ở đây ta đang nói đến những ngày tù ngục trong nhà tù Quốc dân Đảng Trung Quốc, cuộc sống thứ hai trong khung cảnh tù đày của Hồ Chí Minh là cuộc sống bên trong, cuộc sống hướng nội. Hướng nội - trong cách nhìn sự vật, trong cách độc thoại với chính mình, và hướng nội cả trong cách "vượt ngục" bằng "ý tại ngôn ngoại" của những vần thơ tù.
ở đây sự "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ, sự phấn đấu trở nên hài hòa, hồn nhiên, thư thái: "Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". "Trong tù không rượu cũng không hoa" là việc cố nhiên. Nhưng "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" không phải việc cố nhiên nữa. Chúng ta sống trong cõi đời tự do mà còn chẳng để ý đến sự tròn khuyết của vầng trăng ngay trên đầu, nói chi đến một người tù. Câu thứ hai đã là một tâm hồn thi nhân - hiền triết trong sáng và tinh tế. Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí: "làm thế nào bây giờ" quả là một tâm hồn thơ mộng. Cái thơ mộng này sóng đôi với cái thực tế trên tạo nên một thi vị rất "uá mua" của Hồ Chí Minh. ông yêu rất nghệ sĩ vầng trăng trên đầu, nhưng ông cũng không quên rất cụ thể cái cùm sắt dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh lãng mạn của trí tưởng. Ba yếu tố rượu, hoa, trăng thì thiếu mất hai rồi. Nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn dọn một bữa tiệc thưởng nguyệt độc đáo: "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này.
Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.
Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.
Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.
Bác đã quên đi trong phút chốc cái hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã chố lao tù để thảnh thơi mà “thưởng nguyệt” như cái thú thanh cao của thi sĩ muôn đời. Vẻ đẹp thiên nhiên ở đây giản dị mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà lao và trở thành tri âm, tri kỉ của người tù.

Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở.Dù trong hoàn cảnh ngục tù đau khổ thiều thốn nhưng Bác vẫn tự tạo cho mình 1 tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp.
Tức cảnh Pác Pó  -ND-NT: Tức cảnh pác pó là 1 bài thơ tứ tuyệt giản dị pha giọng vui đùa ,cho thấy tinh thần lao động,phong thái ung dung của Bác Hồ trong c/s cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó .Với nghĩa lm cách mạng và sống hòa hợp vs thiên nhiên là 1 năm vui hơnNgắm trăng ND-NT:Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt bình dị hàm súc và cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung...
Đọc tiếp

Tức cảnh Pác Pó 

 -ND-NT: Tức cảnh pác pó là 1 bài thơ tứ tuyệt giản dị pha giọng vui đùa ,cho thấy tinh thần lao động,phong thái ung dung của Bác Hồ trong c/s cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó .Với nghĩa lm cách mạng và sống hòa hợp vs thiên nhiên là 1 năm vui hơn

Ngắm trăng 

ND-NT:Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt bình dị hàm súc và cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm

Đi đường:

ND-NT:Đi đường là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc,mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc,từ việc đi đường đá,đá gợi chân lí đường đời,vượt gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang

Nước Đại Việt ta:

-ND-NT: Với cách lập luận chặt chẽ,chứng cứ hùng hồn.Đoạn trích ''Nước Đại Việt ta '' có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập nước ta là đất nước có nề văn hiến lâu đời,có lãnh thổ cùng phong tục riêng,có chủ quyền,có truyền thống lịch sử,kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa,nhất định phải thất bại

nguyễn thị oanh nầy gãy tay bố

2
20 tháng 8 2016

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua. 

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã. 

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”. 

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. 

20 tháng 8 2016

tl nhầm ak bn

17 tháng 9 2021

Giúp tui với m.n 

 

17 tháng 9 2021

Tham khảo:

Từ bao đời nay, vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh vẫn luôn là tấm gương sáng về một nét sống đẹp dành cho chúng ta. Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

6 tháng 9 2021

Tham khảo:

undefined

Lối sống giản dị của Bác thể hiện một quan niệm sống đẹp, văn minh, một quan niệm thẩm mĩ sâu sắc. Đó là sự coi trọng các giá trị tinh thần, là cách sống không lệ thuộc vào điều kiện vật chất, không coi mục đích sống chỉ là hưởng thụ vật chất

21 tháng 8 2018

1.
Theo em, giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là yêu thương con người. Theo Hồ Chí Minh, yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất; yêu thương con người phải tin vào con người, và do đó, với mình thì phải chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì phải khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc khuyết điểm, sai lầm. Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, trưởng thành hơn. Vì vậy, phải thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ. Yêu thương con người còn phải biết hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người.

2.
Phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa giản dị và thanh cao. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Bác có một lối sống vô cùng giản dị. NƠi, nơi làm việc của Người là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh quê nhà quen thuộc. Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, là nơi họp của bộ chính trị,... Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị: bộ quàn áo bà ba nâu, chiếc áo trân thủ, đôi dép lốp thô sơ,...Về việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém,cà muối, cháo hoa,...Nhà thơ Việt Phương từng ghi lại nét đẹp giản dị, đạm bạc trong cách sống của HCM:"Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ-Không thích nói to và đi lại rất khẽ cả trong vườn". Cách sống giản dị, đạm bạc của HCM lại vô cùng thanh cao. Dây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo. Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát vẻ đẹp giản dị mà vĩ đại của HCM trong hai câu thơ "Mong manh áo vải hồn muôn trượng/Hơn tượng đồng phơi những lối mòn"

29 tháng 8 2019

b)Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

26 tháng 5 2021

#Tham_khảo

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

- Yếu tố cổ điển:

+ Thể hiện qua hình ảnh thơ quen thuộc: Cánh chim, chòm mây, con người.

+ Thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình: bộc lộ tâm trạng quá thiên nhiên.

+ Thể hiện qua thời gian nghệ thuật.

+ Thể hiện qua bút pháp điểm xuyết- nhãn tự "hồng".

- Yếu tố hiện đại:

+ Thể hiện qua tâm trạng nhân vật trữ tình: buồn mà không bị lụy, hành động và cố gắng.

+ Hình ảnh hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động, con người nổi bật là trung tâm tác phẩm.

+ Tinh thần lạc quan trong gian khó của Bác Hồ.

+ Tứ thơ vận động theo sự phát triển.