Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mình viết nhầm:câu hai là hùng linh công là người như thế nào
Thời đồng thau, Thủy tổ nước VN có 15 bộ lạc, có bộ lạc sống chủ yếu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Bắc Việt Bắc, Do nhu cầu trị thủy và giao thương kinh tế, văn hóa nên có xu hướng hợp nhất lại, Trong các bộ lạc đó, Bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả, thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất các Bộ lạc Lạc Việt lại, thành lập nên nhà nước Văn lang, xưng là Hùng Vương, các con cháu của ông sau này đều nối truyền danh hiệu đó.
Thời gian tồn tại của Nhà nước Văn lang khoảng từ đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ III trước công nguyên
Sau này năm 211 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng cho Quân đi xâm lược, thủ lĩnh lúc này của liên minh các bộ lạc là Thục Phán được cử đi đánh giặcn năm 208 TCN quân Tần rút lui, với uy thế của mình, Thcj Phán xưng Vương gọi là An Dương vương, liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại thành nước Âu Lạc (Tên ghép của Lạc Việt và Âu Việt). Sau này năm 179 sau CN Triệu Đà là vua của Nam Việt đánh Thục Phán, Âu lạc bị đô hộ suốt 7 thế kỷ sau đó, bị chia ra thành nhiều Châu, Quận nhưng cái tên Âu Lạc Vẫn còn mãi...
Công lao của vua hùng:
Mẹ tiên Âu bố rồng Lạc - khởi nguyên thần thoại dân tộc Việt Nam, nhưng Âu Việt miền đồi gò thung lũng kết hợp với Lạc Việt miền sông núi biển cả để trở thành Âu - Lạc và miền Đất Tổ, xuất phát điểm địa lý của sự hình thành Nhà nước của người Việt cổ là một hiện thực. Chuyện Hùng Vương kén rể, chuyện tình của Sơn Tinh tức thần núi Tản, của Thủy Tinh thần nước với Mỵ Nương công chúa là huyền thoại ... cũng là huyền thoại khi tổ tiên ta nhìn những ngọn đồi trung du thành 99 con voi về chầu Đất Tổ ...
Nhưng sự nghiệp dựng nước của các Vua Hùng, sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nước của người Việt cổ lại là sự thật lịch sử rõ ràng. Hiện thực đó hiển hiện qua hàng trăm di chỉ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt sớm được phát hiện và khai quật bao năm qua trên miền Đất Tổ. Và, những chiếc cuốc đá, rìu sắt, lưỡi cày, liềm hái đồng thau ... cùng bao vòng tay hạt chuỗi, khuyên tai đá-ngọc đứng xếp hàng trong nhà Bảo tàng Đất Tổ-Vua Hùng là những vật minh chứng cho cả một chặng đường dài lịch sử vài thiên niên kỷ trước công nguyên. Công việc của các nhà khoa học là "giải ảo hiện thực" - như cách nói của Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng - để phục chế lại sự thực lịch sử khách quan thời đại các Vua Hùng. Còn dân gian xưa thì nội tâm hoá mọi nghiệm sinh lịch sử để qua cái nhìn huyền thoại-huyền tích mà xuất lộ những câu chuyện truyền khẩu để đời.
Trong các truyền thuyết của người Việt có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến thời đại của các Vua Hùng được truyền lại trong dân gian đến nay; đó là chuyện Vua Hùng kén rể, chuyện nàng công chúa Tiên Dung với chàng trai nghèo Chử Đồng Tử, là sự tích bánh chưng, bánh dày gắn với tích Hùng Vương chọn người truyền ngôi báu...Nhưng cùng với những truyền thuyết đó, là những trang sử được ghi lại: "Thời Trang Vương nhà Chu năm 692-682 TCN, ở bộ Gia Ninh có dị nhân dùng yêu thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, truyền 18 đời đều gọi là Hùng Vương." (Đại Việt sử lược). Trong Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán triều Nguyễn cũng thấy chép rằng, Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, nay là huyện Bạch Hạc.
Từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt coi trọng việc đầu tư cho các công trình nghiên cứu khảo cổ học để tìm ra những bằng chứng đích thực của buổi đầu dựng nước. Nhiều công trình đã chứng minh được rằng, từ ngàn năm trước, dải đất từ Việt Trì đến Đền Hùng và một số địa danh phụ cận là đất phát tích của người Việt Nam. Nơi đây đã ra đời một kinh đô đầu tiên, Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và Đền Hùng là nơi thờ tự 18 đời Vua Hùng theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Mỗi địa danh trên đất Phú Thọ, đặc biệt là dải đất từ Việt Trì đến Đền Hùng đều có tên gọi gắn liền với một tích cổ thời Hùng Vương. Tích Vua Hùng chọn đất đóng đô ở Bạch Hạc, nơi hội tụ của ba con sông cửa ngõ giao lưu đường thuỷ. Mùa xuân hằng năm, trên bến sông này lại có hội bơi chải diễn lại tích "Thổ lệnh Thạch Khanh" từ thời nhà Hùng. Tích Vua Hùng dạy dân cấy lúa được thể hiện lại ở Minh Nông. Đất Dữu Lâu có vườn trầu của nhà Vua; đất Hương Trầm gắn liền với tích về một cánh đồng, nơi hoàng tử Lang Liêu trông lúa thơm làm bánh chưng, bánh dầy...
Có thể thấy, khi đặt các tích cổ và các công trình khảo cổ khoa học về Đền Hùng và những vùng đất lân cận bên cạnh nhau, thêm một lần chúng ta có cơ sở để công nhận Đền Hùng là Đất tổ của người Việt. Và cũng có thể nhận định, Đền Hùng là một khu di tích chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về cội nguồn dân tộc Việt ta. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bền vững và sống mãi trong tâm thức của 54 đồng bào các dân tộc Việt Nam, truyền từ đời này sang đời khác, qua các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê... đã làm nên sức mạnh phi thường của cả dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Thời nhà Lê đã phong cho làng Cổ Tích, xã Hy Cương làm "con trưởng tạo lệ", cho miễn các thứ thuế, chỉ đầu tư trông nom thờ cúng Hùng Vương vào ngày 10-3 âm lịch hằng năm. Chính cái hay, cái đẹp khi hành hương về Đất Tổ ngày 10-3 lịch trăng, khi trở về "cội nguồn dân tộc" là như vậy. Ta đi thăm Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ … ta ngắm nhìn vùng ngã ba sông hoành tráng, những núi đồi như bát úp ở trung du...Ta tìm cái thực mà cứ ngỡ như trong mơ. Ta đặt chân trên tảng nền Đất Tổ nhưng tâm ta lại được hoà trong khói hương huyền thoại. Và cũng vẫn còn đó âm vang lời Bác Hồ kính yêu dặn đoàn quân chiến thắng về tiếp quản Thủ đô tại đền Hùng ngày 19-9-1954: "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Thời đồng thau, Thủy tổ nước VN có 15 bộ lạc, có bộ lạc sống chủ yếu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Bắc Việt Bắc, Do nhu cầu trị thủy và giao thương kinh tế, văn hóa nên có xu hướng hợp nhất lại, Trong các bộ lạc đó, Bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả, thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất các Bộ lạc Lạc Việt lại, thành lập nên nhà nước Văn lang, xưng là Hùng Vương, các con cháu của ông sau này đều nối truyền danh hiệu đó.
Thời gian tồn tại của Nhà nước Văn lang khoảng từ đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ III trước công nguyên
Sau này năm 211 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng cho Quân đi xâm lược, thủ lĩnh lúc này của liên minh các bộ lạc là Thục Phán được cử đi đánh giặcn năm 208 TCN quân Tần rút lui, với uy thế của mình, Thcj Phán xưng Vương gọi là An Dương vương, liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại thành nước Âu Lạc (Tên ghép của Lạc Việt và Âu Việt). Sau này năm 179 sau CN Triệu Đà là vua của Nam Việt đánh Thục Phán, Âu lạc bị đô hộ suốt 7 thế kỷ sau đó, bị chia ra thành nhiều Châu, Quận nhưng cái tên Âu Lạc Vẫn còn mãi...
Ăn nói cẩn thận con người có gốc rễ, được kiểm chứng bởi các nhà sử học trong và ngoài nước với các chứng tích di chỉ, thư tịch cổ của VN và các đời vua bên TQ, Thanh Sử, Hán sử có ghi... Bạn không nên nói là chưa đẻ nên không biết vì như thế là phủ nhận hoàn toàn, điều tối kỵ của con người- nhất là nguồn gốc của mình. Nếu bạn nói thế, có người nói thủy tổ bạn là con bò vì lúc đó bạn chưa đẻ nên không biết bạn có chịu không? do vậy cần cẩn trọng. Quá lời xin đừng buồn.
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.
Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định... Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam.
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[cần dẫn nguồn]. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.
Làng nghề truyền thống đạt 03 tiêu chí sau được quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của kinh tế xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Cũng cần nhận thấy rằng ở thời đại của công nghệ tin học và công nghệ cao khác ngày nay dẫu có phát triển tới đâu cũng không thay thế được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian.
Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo từ độ vận dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội, chùa đình. Hàng vạn thợ giỏi và nghệ nhân đã tạo nên công ăn việc làm trong xã hội và các nghề được truyền lại trong dòng họ, làng xóm hoặc vùng miền, trở thành "Bí quyết" nghề nghiệp qua nhiều đời. Sản phẩm truyền thống không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem lại giá trị ngoại tệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài. Đức Đinh montage
Sản phẩm của nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy của người Việt triết lý Á Đông, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống... đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản phẩm. Điều đó chỉ có được ở nghề truyền thống mới lột tả hết giá trị nhân văn, giá trị văn hóa. Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người. Đây cũng chính là ưu thế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.
Giữa du lịch làng nghề và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại các làng nghề truyền thống cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêu phát triển chung.
Các làng nghề truyền thống thường gắn với một vùng nông thôn. Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời. Là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa nông nghiệp: Cây đa, giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh cò trắng, lũy tre xanh... Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc, những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều có cảm giác yên lành, thư thái. Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán lễ hội trong điều kiện hiện đại khi mà nền sản xuất công nghiệp khiến môi trường ồn ào đến ghẹt thở. Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những sản phẩm thủ công độc đáo chỉ có được những người nghệ nhân tài hoa và có thể mua những món đồ lưu niệm tinh tế có một không hai ở các làng quê này.
Ngoài ra làng nghề còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hoá một vùng quê, một dân tộc hiền hoà mà hiếu khách. Du khách đến du lịch làng nghề truyền thống không chỉ thỏa mãn được nhu cầu chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn có dịp mua sắm cho mình hoặc người thân những món đồ thủ công tinh tế, độc đáo, thoả mãn nhu cầu mua sắm lớn của du khách.
Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách.
Ngoài ra du lịch làng nghề truyền thống còn làm đa dạng các sản phẩm du lịch.
(đủ ko ạ?)
3/ Trình bày nội dung cải cách của Hồ Quý Ly.
Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Em có nhận xét và đánh giá gì về nội dung cải cách đó
Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
2/ Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng thời Lý,, Trần?
- Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Chùa Một Cột
- Chuông Quy Điền
- Tháp Báo Thiên
- Tháp Phổ Minh
Công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
- Chùa Một Cột
- Văn Miếu Quốc Tử Giám
1/ Nêu những thành tựu về kinh tế-văn hóa thời Lý, Trần
Xin Lỗi câu này mk k bik lm - sr bn nhìu nha
Nguyen Quang Trung
Bình Trần Thị
Nguyễn Thị Mai
Trần Ngọc Định
Nguyễn Trần Thành Đạt
Phan Thùy Linh
Silver bullet
Trần Việt Linh
Lê Nguyên Hạo
Ai học qua rồi chỉ em với ạ
e ngu sử lắm
Tham khảo:
“Xưa mẹ Âu Cơ sinh được trăm con. Năm mươi xuống biển năm mươi lên non. Nay triệu cháu con chung tình nước non, là hoa một gốc là con một nhà”… Những ca từ ấy được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác lấy cảm hứng từ tác phẩm “Con Rồng, cháu Tiên” trong dân gian. Đây là một trong những truyền thuyết nổi tiếng của dân tộc ta giải thích về nguồn gốc giống nòi, dân tộc và quá trình dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với những điều được kể. Lạc Long Quân được giới thiệu là một vị thần “thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ”. Thần hay ở dưới nước, “thỉnh thoảng lên sống trên cạn”, có sức khỏe vô địch và nhiều phép lạ. Lạc Long Quân đã giúp nhân dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những con cá, con cáo, những cây sống lâu năm biến thành yêu quái làm hại đến cuộc sống, tính mạng của dân lành. Vị thần ấy còn dạy nhân dân ta “cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. Sau đó, Lạc Long Quân thường về thủy cung, “khi nào có việc cần, thần mới hiện lên”.
Còn Âu Cơ là một nàng tiên thuộc “dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần”. Do nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ nên tìm đến thăm. Tại đây, nàng và Lạc Long Quân đã gặp nhau, “đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang”. Hai nhân vật này đều có nguồn gốc xuất thân cao quý. Nhắc đến “Rồng” là nhắc đến loài vật vô cùng thiêng liêng, được nhân dân ta tôn thờ, thành kính. Nhắc đến “Tiên” là nhắc đến một vẻ đẹp tuyệt thế, cao sang. Phải chăng thông qua nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhân dân ta muốn ngợi ca nguồn gốc của dân tộc, của những con người Việt Nam máu đỏ da vàng?
Chi tiết Âu Cơ có mang và sinh ra cái bọc trăm trứng, “trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường”, đặc biệt hơn, “đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần”. Đây quả là một chi tiết kì lạ mang tính kì ảo, hoang đường nhưng cũng dễ hiểu bởi thực tế rồng và chim đều là loài vật đẻ trứng. Chi tiết này còn hàm chứa ý nghĩa biểu tượng nhằm giải thích nguồn gốc của giống nòi. Mọi người dân Việt Nam đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, bởi vậy nên được gọi là đồng bào, là anh em của nhau, cùng yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tất cả những con người Việt Nam phải biết gắn bó, đoàn kết với nhau để tạo nên sức mạnh dân tộc, chống lại mọi sự xâm lược của kẻ thù.
Do không quen với cuộc sống trên cạn nên Lạc Long Quân đã từ biệt Âu Cơ và mang theo năm mươi người con xuống biển, năm mươi người con còn lại theo Âu Cơ lên núi để chia nhau cai quản các phương. Kẻ ở “chốn non cao”, kẻ ở “miền nước thẳm” nên khi nào có việc thì giúp đỡ lẫn nhau. Cuộc chia tay ấy đã thể hiện ý nguyện mở rộng đất đai để làm ăn, sinh sống của con người. Qua đó, hành động này cũng thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc Việt Nam. Họ không phân chia tôn giáo, ngôn ngữ, giới tính, nơi ở, tuổi tác mà luôn sát cánh bên nhau trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm và các thế lực thù địch trong suốt mấy nghìn năm lịch sử. Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu ca dao của dân gian:
“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Có thể nói, chính sức mạnh đoàn kết đã giúp dân tộc ta không ngừng lớn mạnh, phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới như ngày hôm nay.
“Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang”, thiết lập triều đình, dựng xây đất nước. Triều đình có đầy đủ cả tướng văn và tướng võ, con trai của vua được gọi là “lang”, con gái được gọi là “mị nương”, “khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương”. Cũng từ sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ mà người Việt Nam chúng ta đều tự hào khi nhắc đến nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên” của mình. Để tưởng nhớ công ơn các vua Hùng, nhân dân ta đã xây lăng tưởng niệm. Hằng năm, vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, người dân ở khắp mọi miền đất nước đổ về xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để tham gia lễ hội tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng. Nghi lễ giỗ tổ này đã trở thành tín ngưỡng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhân dân ta dù có đi đâu, làm gì thì cũng đều ghi nhớ:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” đã giúp chúng ta có được sự lí giải về nguồn gốc giống nòi, về truyền thống đoàn kết của dân tộc. Bên cạnh đó, các chi tiết kì ảo cũng góp một phần không nhỏ tạo nên sự thành công và sức hấp dẫn của tác phẩm.
Hùng linh công sinh ra và hóa ở vùng đất hiệp Hòa (Bắc Giang) hiện ông đang thờ phụng ở đền Yên Sơn( Ninh tích) đến nay khoảng 3.700 năm đời Hùng Vương thứ sáu .quan xứ Kinh Bắc và Hùng nhạc hơn 60 tuổi vợ ngoài 40 tuổi vẫn chưa có con trai ngày đầu xuân ông bà đi vãn cảnh trên dòng sông Như Nguyệt(Sông Cầu )qua vùng núi thì trời tối họ vào đền I Sơn nghỉ lễ Phật cầu Phúc đêm ấy xảy ra thần mộng từ đó phu nhân có thai .12 tháng sau nhằm vào ngày 12 tháng 10 năm đinh hợi .bà sinh ra con trai tay chân mập mạp hình trong tựa luân hổ cốt cách tựa bách Tùng ông đặt ông bà đặt tên là Hùng Linh Công .Hùng Linh công khôi ngô tuấn tú Văn Võ song toàn 15 tuổi cao 9 thước, hàm én ,mắt phượng , ngày ngày đôi vai có thể đỡ trăm cân đá rắn ,lại tỏ ra là thiên tư hiểu biết đức độ hơn người. một hôm muốn trực tiếp xem sự thật về tin đồn, vua Hùng truyền chỉ gọi Linh công và truyền để thử tài, linh công đối đáp trôi chảy về quản Quân trị nước an dân được vua xuống chỉ giao làm bồ thống tương truyền lúc bấy giờ nhiều nơi thường có hổ dữ hại dân vua bèn sai Linh Công đem 500 binh mã vào nơi núi cao rừng sâu để trừ diệt. chỉ sau 5 tháng tất cả khổ giữ đều bị bắt sống từ đó nhà nhà được yên ổn .vua Phong cho hùng linh Công làm thống Quốc Quân gián tả phục trông coi xứ Kinh Bắc lúc bấy giờ giặc ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta tình thế nguy nan vua cho Triệu Hùng Linh công về chiều linh công Châu rằng vua sai tới đó không dám từ nan đất này đánh thì khó giữ thì dễ do dự vào mép sông có để ý dốc vua liền ban cho hùng linh Công một thanh kim đao và ba vạn binh mã đi tiêm phòng cựu Chiến Hùng Định Công vênh mệnh bài tạm trước thềm rồng lính chỉ Quân đều đánh giặc khi đến đất hiệp Hòa danh tướng còn chiêu mộ thêm hàng trăm dân khỏe mạnh nên công chú Quân tại đây kiên trì giữ vững để bồi dưỡng binh sĩ trước khi xuất phát xuất quân đánh chết giặc sau khi linh công xuất binh vua cho lập đàn tế trời đất ba ngày sau gió mưa bỗng nổi đùng đùng trời đất tối đa một ông già cao 9 thước xuất hiện vua cần mời vào nội điện và hỏi việc xem dẹp ngoại xâm ông lão nói nếu cầu được bậc Hiền tài thì giặc ân sẽ bình được
/╲/\╭(•‿•)╮/\╱\