Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TL:
trả lời câu c nhen
Giọt nước mắt của ông Hai là nỗi đau xót xa, xấu hổ, tủi thẹn khi nghe tin làng Dầu theo Tây. Ông Hai rất day dứt đau khổ nhìn thấy lũ con ông tủi thân đến trào nước mắt. Đó là nỗi đau đớn tủi hổ của người cha khi có những đứa con ngây thơ vô tội. Vậy mà bây giờ cHúng cũng phải mang tiếng là việt gian. chúng nó cũng là trẻ con nhà Việt gian đấy ư chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi… Nỗi đau của người cha yêu con nhưng lại không thể làm gì cho con. Có lúc ông bình tĩnh suy xét kiểm điểm từng người trong tâm trí và ông thấy người nào cũng có tinh thần kháng chiến cả. Nhưng không có lửa làm sao có khói nên dù ông muốn tin cũng ông vẫn phải chấp nhận sự thật ấy. Và ta càng hiểu vì sao lòng ông đang dâng lên đổi ức. Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Giọt nước mắt của sự ám ảnh trong lòng ông. ông thấy xấu hổ không dám nhìn mặt ai không dám bước chân ra ngoài. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp. Ông trốn tránh vì không dám đối diện với sự thật mà tất cả mọi người đều lên án. Tất cả cái nước VN này người ta đều ghê tởm. Ông để ý nghe ngóng rồi lại nơm nớp lo sợ. Lúc nào ông cũng nghĩ người ta đang bàn tán về ông và làng chợ dầu. Thấy người ta túm tụm nói cười nghe tiếng Tây cam nhông là ông lão lại lủi ra góc nhà nín thin thít. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả trạng thái tâm lí ông 2 tinh tế phù hợp . Nỗi lo lắng của ông 2 lên đến đỉnh cao là khi mụ chủ nhà bắn tin sẽ đuổi dân của làng Chợ Dầu.
Tâm trạng của ông 2 càng đau đớn u uất” thật là tuyệt đường sinh sống . Tình yêu làng và lòng yêu nước trong ông hai đã diễn ra cuộc xung đột nội tâm ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của mình làng thì yêu thật nhưng làng theo tay thì phải thu. Dùng phải đau đớn cắt từng khúc ruột nhưng ông không còn cách lựa chọn nào khác vì tình yêu nước, yêu cách mạng bao trùm lên tình yêu làng quê. Đó cũng là vẻ đẹp trong tâm hồn người dân Việt Nam khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tất cả để hướng tới tình cảm thiêng liêng của cộng đồng.
Ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm nhân vật, đối thoại được tác giả sử dụng rất thành công làm nổi bật nỗi đau đớn xót xa của ông hai. Cái Lan mà ông yêu như máu thịt rất tự hào đã theo giặc thì phải thù. Ta thấy ở ông có tấm lòng chung thủy với cách mạng với cụ Hồ: anh em đồng chí biết cho bố con ông cụ hồ ở trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông. Tình cảm ấy thật sâu nặng bền vững cái ông bố con là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Nhà văn kim lân đã miêu tả rất cụ thể diễn biến nội tâm quá ý nghĩa, hành động và lời nói nói lên nhà văn am hiểu sâu sắc về người dân
Kỉ niệm của những ngày thơ ấu đã qua luôn ở trong tâm trí mỗi người. Hai tiếng “ngày xưa” thật thiêng liên và huyền diệu biết bao! Mỗi khi nhắc tới nó, bao kí ức tuổi thơ lại ùa về trong tôi.
Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn hình bóng bà – cái bóng gầy gầy, xiêu xiêu bước đi trên con đường thân quen. Bà như một bà tiên hiền từ, nhân hậu dạy cho tôi những bài học vô cùng quý giá.
Khi tôi lên năm, bà tặng tôi một con lật đật màu đỏ. Ngày đó, tôi có rất nhiều đồ chơi nên ít khi chơi con lật đật đó mà cứ vứt lăn lóc ở xó nhà. Lâu dần, bụi bặm bám đầy con lật đật. Nhưng bà không hề trách mắng tôi nửa lời mà chỉ lặng lẽ đem con lật đật ra “tắm” và kì cọ sạch sẽ.
Khi đi học về, tôi vô cùng ngạc nhiên thấy con lật đật ngồi trong tủ kính, miệng cười tươi xinh, đôi mắt đen, tròn và to thật dễ thương. Tối hôm đó, bà đem con lật đật ra, đặt lên bàn. Bà đẩy nhẹ, con lật đật lắc lư, lắc lư mãi nhưng không hề bị ngã, dù nghiêng ngã đến mấy, nó cũng chỉ lắc lư một lúc rồi lại đứng vững. Bà nhìn tôi âu yếm và bảo:
- Cháu hãy học con lật đật nhé! Sau này, có lúc, cuộc sống sẽ làm ta nghiêng ngả, nhưng điều quan trọng nhất là cháu phải tự đứng lên. Hãy nhớ lời bà, đừng lãng quên con lật đật. Nó sẽ dạy cháu cách sống, cách làm người …
Một con lật đật mà lại có thể dạy cách sống, cách làm người cho tôi ư? Câu nói đó của bà có thể sẽ mãi chìm vào lãng quên nếu như không có một ngày … Cả thế giới đối với tôi như sụp đổ. Trời đất như tối sầm lại, quay cuồng. Bà rời bỏ thế giới này để tới một nơi xa xôi, vĩnh hằng. Cả gia đình, họ hàng tôi đều đau buồn tiếc thương bà. Mẹ an ủi tôi:”Thôi, đừng buồn nữa con ạ! Bà bay, lên mặt trăng làm bạn với chị Hằng, chú Cuội mà thôi”. Tôi nhớ quá vòng tay yêu thương, cái nhìn âu yếm, thân thương, nụ cười đôn hậu, giọng nói trầm ấm với lời ru chan chứa yêu thương và những câu chuyện cổ tích của bà. Những giọt nước mắt lăn dài trên má tôi. Tôi chợt nhớ đến con lật đật mà bà đã tặng và dạy tôi cách chơi. Tôi ôm chặt con lật đật mà lòng bà da diết khôn nguôi. Mấy năm đã trôi qua, nhưng món quà thân thương của bà vẫn luôn ở bên tôi.
Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, tôi sẽ ước cho thời gian trở lại để tôi được nhìn thấy bà, được bà âu yếm, vỗ về. Đêm nay, trăng thật sáng. Tôi nhìn trăng, lòng thâm nói: “Bà ơi, cháu sẽ không bao giờ quên lời bà dặn. Dù gặp bất cừ thử thách nào, cháu cũng sẽ không gục ngã. Cháu sẽ học cách tự đứng dậy như con lật đạt, bà nhé!”. Chắc rằng ở nơi xa ấy, bà cũng nghe được những lời tâm sự của tôi.
Bạn tham khảo nhé ^^Võ Rentned
Bài làm
Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những hồi ức riêng để lưu giữ trong tim, để nhớ, để trân trọng. Có thể là những kỉ niệm êm đềm đáng nhớ của tuổi thơ, thời học trò.... Riêng tôi, tôi nhớ mãi những kỉ niệm, niềm vui, hạnh phúc bên người thân. Đó là bà nội của tôi. Mỗi khi nhắc đến bà nội lòng tôi lại dâng lên những cảm giác trong sáng, trân trọng bà.
Năm nay, nội tôi đã bay mươi rồi. Cái tuổi không còn trẻ trung gì nữa nhưng bà có sự lạc quan, yêu đời, sức sống mãnh liệt đối với đời. Hồi còn trẻ, bà mạnh khỏe và làm việc rất tháo vát. Tuy đã già nhưng bà vẫn còn mạnh khỏe như hồi xưa. Bởi bà tập thể dục buổi sáng rất đều đặn. Bà nói: “Phải tập thể dục và ăn uống điều độ mới có sức khỏe tốt”. Dáng bà đi nhanh nhẹn, làm việc gì cũng tháo vát.
Bà rất thương tôi, bà thường dạy cho tôi nhiều điều hay lẽ phải, học làm sao để trở thành một công dân tốt cống hiến cho xã hội. Tôi thương bà bởi lòng nhân hậu hay giúp đỡ người khác. Hang xóm ai cũng quý mến bà, vì bà luôn quan tâm giúp đỡ họ. Mỗi khi ai cần gì giúp, bà luôn sẵn sàng, mở rộng con tim để giúp. Các anh hàng xóm khoảng mười bảy, mười tám tuổi thường làm những việc sai trái vì bỏ học, thất nghiệp nên bà cũng hỏi han và khuyên nhủ các anh đó hiểu về pháp luật, phải có công việc làm ăn. Tôi rất tự hào về bà. Bà nói: “Hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” mà!, con phải quan tâm giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh”. Tôi vâng lời và học tập theo bà. Mỗi tôi bà thường kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích, cuộc sống của mọi người của ngày xưa rất khổ, những điều cần biết trong xã hội...
Mỗi khi tôi làm điều gì sai thì bà không la mắng mà ân cần dạy bảo, khuyên nhủ tôi. Hạnh phúc khi tôi nhận những điểm mười ở trên lớp, hạnh phúc hơn nữa là khi bà biết tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học lớp Bảy vửa rồi. Mặc dù bà đã lớn tuổi rồi nhưng bà còn trồng rau và nuôi một đàn lợn. Tôi thường giúp bà tưới rau, bón phân hay cho lợn ăn,... Mẹ của tôi nói rằng: “Bà đã lớn tuổi rồi, không nên nuôi lợn làm gì cho cực để cho chúng con lo là đủ rồi”. Mà bà không chịu nghe. Bà nói: “ Bà không muốn ăn không ngồi rồi”. Bà nói là làm, không ai có thể cản được. Bà nói rồi đi ra vườn tưới rau, cho lợn ăn. Mỗi khi tôi đau, bà lo lắng vô cùng, phải chăm sóc tôi từng chén cháo , từng viên thuốc. Khi tôi khỏe bệnh thì bà rất vui mừng. Niềm vui của tươi cười trên môi nhưng lại có vai giọt nước mắt thấm trên mắt.
Không phải ngày nào bà cũng vui, cũng làm việc đều đặn la không bệnh, không mệt mỏi. Mà cứ mỏi đêm, bà thường thức giấc, đối diện với bức tường phẳng trong căn phòng trống. Dường như bà đang rất buồn vì ông đã mất. Và em nhận thấy được sự già yếu trên khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, làn da điểm đồi mồi. Những tâm sự, nỗi buồn này dù bà không nói ra nhưng tôi cũng thầm hiểu trong sự cô đơn của bà.
Một kỉ niệm mà tôi sẽ không bao giờ quên bà. Hồi ấy, tôi là học sinh lớp Một. Vì trường gần nên tôi phải đi bộ đến trường. Sau tan học, trời mưa to. Bà phải làm xong hết mọi việc rồi bà đón tôi. Vì bà sợ tôi bị cảm nên phải đem áo mưa đến tận trường cho tôi. Tôi thương bà lắm. Tôi dúi đầu vào lòng bà khóc, hơi ấm của bà làm vơi đi nỗi sợ hãi của tôi.
Tôi sẽ nhớ mãi những lời dạy của bà và những kỉ niệm đẹp bên bà. Nó sẽ sống mãi trong lòng tôi, giục tôi bước đi nhanh hơn trên con đường thành công của cuộc đời. “Con hứa sẽ học thật tốt, cố gắng làm con ngoan trò giỏi để không phụ lòng mong mỏi của bà. Bà mãi mãi là người con quý trọng nhất.”//
Vẻ đẹp nội hàm xuất phát từ bên trong con người luôn là đáng quý hơn cả, vậy nên ngạn ngữ Nga có câu: "Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người". Vạn vật trong thế giới tự nhiên đều mang trong mình một vẻ đẹp, một sức hấp dẫn riêng. Những chú công đực đã được tạo hóa ban tặng cho một bộ lông thật đẹp, khiến người ta phải trầm trồ, ngưỡng mộ không thôi, bởi độ tinh tế, kỳ diệu của nó. Bộ lông đã làm nên giá trị và sức hấp dẫn riêng biệt của chúng, khiến chúng được tồn tại có ý nghĩa hơn. Tạo hóa cũng ban tặng cho chúng ta ngoại hình từ thuở khai sinh, thế nhưng ngoại hình ấy lại chỉ là thứ yếu, bởi cuộc sống vốn không phải ai cũng may mắn có một ngoại hình thật mỹ miều. Tuy nhiên, nó cũng dễ nhàm chán, lâu dần cũng phải chịu sự tàn phá của thời gian. Thế nên chúng ta chẳng thể trông cậy quá nhiều vào vẻ đẹp bên ngoài, đó là một sự liều lĩnh và thậm chí là hơi nông cạn. Khác với những vẻ đẹp tự nhiên sẵn có, thì học vấn và tri thức lại là những thứ tồn tại mãi mãi, không thể mất đi mà chỉ có thể được bồi đắp dần theo thời gian. Và có thể khẳng định rằng vẻ đẹp xuất phát từ một tâm hồn mang nhiều tri thức hữu ích luôn là một vẻ đẹp thật hấp dẫn và khó có thể chối từ, dường như người ta chỉ muốn đi sâu để tìm hiểu nó thêm nữa chứ chẳng bao giờ thấy nhạt nhẽo và ngán ngẩm. Không thể phủ nhận vẻ đẹp ngoại hình, thế nhưng giá trị của một con người phần nhiều nằm ở lượng tri thức mà bạn có thể tích lũy được. Vẻ đẹp ngoại hình không phải là cái bất biến và cũng có thể dần cải thiện, điều quan trọng nhất vẫn là chăm chỉ tích lũy kiến thức, làm đẹp tâm hồn, nâng cao trí tuệ. Có thế trong tầm mắt của mọi người chúng ta mới thực đẹp và tỏa sáng, khiến người ta phải nể phục và tôn trọng. Học không bao giờ là muộn, một con người thông minh sẽ học suốt đời, như lời Lê Nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi", chúng học bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian, bất kể mọi hình thức, chứ chẳng đơn thuần thuần là qua sách vở. Đôi khi những bài học trong thực tiễn cuộc sống lại khai mở cho chúng ta nhiều điều thú vị mà chẳng sách vở nào đem lại được. Mỗi chúng ta hãy cố hoàn thiện bản thân từ ngoại hình đến nhân cách và quan trọng nhất ấy là nền tảng tri thức, thứ sẽ quyết định tương lai của chúng ta tươi sáng hay tối tăm. Đừng chỉ chăm chăm vào những thứ hào nhoáng, nhưng lại vô hồn trống rỗng.
Bạn tự viết hay tham khảo đó?