Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.
Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em
k mình nha , cậu hứa rồi đó
Trong cuộc đời của mỗi con người, nếu như cha mẹ là hai đấng sinh thành có công nuôi dưỡng ta từ nhỏ đến lớn thì thầy cô cũng có công không nhỏ. Thầy cô là những người dạy cho ta biết chữ, biết thế nào là lẽ phải trên đời, biết đối nhân xử thế. Đối với những học sinh còn cắp sách đến trường như chúng em thì thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em.
Tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:
Kính thầy mới được làm thầy
Hay:
Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy
Thật vậy, nếu không có thầy cô chỉ dạy thì chúng em sẽ không biết chữ. Thầy cô là những người đã dìu dắt chúng em đi trên con đường học vấn. Từ chỗ chưa biết gì, chúng em dần dần biết chữ, biết đọc, biết viết, biết làm văn, làm toán, biết được những kiến thức phong phú vô tận của nhân loại. Thầy cô đã giúp cho chúng em có được chìa khoá để mở cửa tri thức của cuộc sống. Thầy cô đã vun đắp ước mơ cho chúng em, đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, của một tương lai tươi đẹp sau này. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là những người lái đò đưa học sinh qua sông. Mỗi khi năm học kết thúc là thầy cô đã đưa học sinh đò cặp bến. Hết chuyến đò này đến chuyến đò khác, thầy cô đã đưa biết bao nhiêu chuyến đò trong cuộc đời mình, biết bao thế hệ học trò đã được thầy cô dìu dắt. Công ơn của thầy cô thật là to lớn.
Con người ta chắc hẳn ai cũng có một thời cắp sách đến trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời gian hồn nhiên đáng yêu của lứa tuổi học sinh: ngây thơ, mơ mộng, vô tư, nhút nhát và cả sự tinh nghịch, quậy phá, thậm chí vô lễ với thầy cô... Chính thầy cô là những người đã thay đổi nhân cách cho chúng em, đã uốn nắn dạy bảo cho chúng em biết thế nào là sai, thế nào là đúng, chỉ dẫn tận tình để chúng em trở thành những người công dân tốt vừa có đức, vừa có tài phục vụ cho xã hội, cho đất nước mai sau.
Hiện tại, em là học sinh lớp bảy, em rất tự hào là học sinh của trường THCS Bình Mỹ vì em được học trong một ngôi trường có nhiều thầy cô dạy giỏi, có nhiều tâm huyết với học sinh. Thầy cô rất buồn khi chúng em học yếu, sai phạm lỗi lầm và rất vui mừng khi chúng em học ngày có tiến bộ, học giỏi, có đạo đức tốt. Em rất yêu mến những thầy cô đã dạy chúng em như cô Nhi, cô Hằng, thầy Hồng... nhất là cô chủ nhiệm của em là cô Nhi dạy Anh văn, người đã có nhiều tình cảm, cùng chia bùi xẻ ngọt, dìu dắt lớp em trong suốt thời gian qua. Sau này ra đời, em không còn đi học nữa nhưng em vẫn nhớ mãi về mái trường, về thầy cô, nhớ về những kỉ niệm thân thương, về người cha, người mẹ thứ hai của em với tất cả lòng biết ơn trân trọng.
Thầy cô: ôi hai tiếng bình thường sao mà thiêng liêng quá. Chúng em mãi mãi nhớ ơn thầy cô: những người được mệnh danh là kĩ sư tâm hồn. Ngày lễ 20/11 gần sắp tới, chúng em sẽ cố gắng học giỏi để dành tặng cho thầy cô những bông hoa điểm mười tươi thắm. Đó là sự thể hiện lòng biết ơn của chúng em đối với thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để không khỏi phụ lòng thầy cô đã có công dạy bảo chúng em bao tháng ngày qua:
Thầy cô như thể mẹ cha
Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan
a)
Khi chúng ta nhìn lại cuộc sống của mình, rất dễ dàng để nhận ra mọi việc đều đến rồi đi. Niềm vui, nỗi đau, sự khen ngợi, chê trách, khó khăn, dễ dàng, thành đạt, thất bại và bao nhiêu điều khác nữa.
Tình người là những tình cảm đẹp đẽ của con người, gắn kết những trái tim. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn, và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng.
b)
Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.
c)
Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta. Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển. Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè, sợ sệt trước cái chết, không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn, những việc khó không muốn giải quyết.
Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng biết rằng, xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, và đó cũng là thời điểm mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã sống. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ nên bà hiểu rõ hơn hết về người phụ nữ Việt. Người con gái dù có xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng họ lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, phúc hậu, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.
mk chỉ gợi ý thôi nha!
MB: Từ xa xưa đến nay, nhân dân ta đã có nhiều truyền thống tốt đẹp. Và hơn thế cả, đó chính là lòng thương người, những người cùng chung một nước. Câu ca dao sau đã thể hiện rất rõ nét đẹp văn hóa đó: ................( bn cho câu ca dao vào).
TB : - giải thích:
+) nghĩa đen: nhiễu điều là 1 tấm vải đỏ, được làm bằng lụa ( 1 thứ vải rất đắt tiền, đc coi là quý hiếm, chỉ có những quan lại có tiền mới có thể có nó). Còn giá gương là một cái dùng để nâng đỡ tấm gương, còn làm điểm tô cho vẻ đẹp của căn phòng. 2 đồ vật bao chùm lên nhau, khiến cho cả 2 trở nên có giá trị hơn, giúp cho vẻ đẹp của cả 2 đc tôn vinh.
+) nghĩa bóng: chỉ con người cùng chung sống với nhau trên một đất nước, phải biết che chở, giúp đỡ lẫn nhau, thì cả 2 mới có thể vươn xa hơn, cũng như làm tô đẹp hơn cho đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến.
- vì sao cần phải yêu thương người cùng trong 1 nước
+) vì chúng ta là người cùng dân tộc , cùng sinh ra trong một cái bọc trăm trứng, là anh em nên chúng ta phải biết chia sẻ, yêu thương lẫn nhau , tất cả chỉ vì một ngày mai tươi sáng sẽ đến với chúng ta.
+) nếu chúng ta không sống cùng nhau, bị tách rời, chúng ta sẽ chẳng khác nào một con thú, chúng ta sẽ không hòa nhập vào đc thế giới loài người và làm cho chúng ta cư xử chẳng khác gì một con thú bị bỏ hoang, bị đồng loại bỏ lại.
=> chúng ta cần pải biết giúp đỡ lẫn nhau, để đưa đất nước Việt Nam tiến xa hơn nữa, bay về vùng trời của những giấc mơ thần tiên, luôn có sự sung túc, đầy đủ
- nó đc thể hiện ntn
+) từ trước đến nay, để răn dạy chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, ông cha ta đã đúc kết ra rất nhiều câu tục ngữ, ca dao như:............( bn tự kể nha)
+) cũng có những chương trình đã thể hiện tình tương thân, tương ái đó như: cặp lá yêu thương, lục lạc vàng, việc tử tế,........và các phong trào như: ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt,..........
=> cũng chính nhờ sự yêu thương, đùm bọc của mọi người , đã gắn kết con người vs con người lại vs nhau, lm cho xã hội trở nên phát triển đồng đều, làm cho cuộc sông của chúng ta thật ý nghĩa, đầy sắc màu.
- liên hệ vs bản thân ( bn tự kể cho mk nhưng việc làm để bn thể hiện tình yêu thương đó nha)
KB: - thật vậy, câu ca dao trên đã để lại một chân lí sống thật quí giá cho chúng ta, làm cho mỗi người khi đọc nó pải suy xét , xem kĩ về mình. Câu ca dao sẽ mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, sẽ mãi khắc ghi tên mình vào trang sử vàng của dân tộc.
- là một học sinh, em sẽ cố gắng gìn giữ nét đẹp truyền thống, văn hóa đó, cũng như làm theo lời răn dạy của ông cha ta để lại. Cũng là để trả ơn nhưng người đã làm cho cuộc sống của em đc tốt đẹp như ngày hôm nay
~~ HỌC TỐT~~
nhiễu điều là vải đỏ , phủ lấy gương để tránh bụi bặm
và từ trên suy ra người trong một nướ thì phải yêu thương nhau , đùm bọc che chở khi gặp khó khăn
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình
Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ.
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
"Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
Câu 2:Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?
- Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
- Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị.
Câu 1:Trình bày sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của Bắc Mĩ?
1. Nền nông nghiệp tiên tiến
– Điều kiện tự nhiên: Có nhiều kiểu khí hậu, đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông, hồ lớn.
– Điều kiện xã hội : trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, cơ giới hoá trong nông nghiệp.
– Phát triển mạnh, đạt trình độ cao.
– Nền nông nghiệp sản xuất theo qui mô lớn.
– Sử dụng ít lao động.
– Nông sản có giá thành cao.
– Gây ô nhiễm Môi Trường do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
– Sự phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá từ Bắc-> Nam, từ Tây -> Đông.
+ Phía Nam Ca-na-đa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì. Xuống phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây nhiệt đới, cây ăn quả.
+ Phía Tây có khí hậu khô hạn trên các vùng núi cao phát triển chăn nuôi. Phía đông có khí hâu nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.
Hinh 38.2. Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ
* Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao.
— Có nhiều hồ rộng và sông lớn.
— Có diện tích đất nông nghiệp lớn.
— Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ… số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước.
— Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới.
— Lao động có trình độ cao, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
— Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp.
– Sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ là ở vùng đồng bằng trung tâm, trước đây sản xuất nông nghiệp được phân bố thành các vành đai chuyên canh.
– Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung: lúa mì trồng nhiều ở phía Nam Ca-na-đa và phía Bắc Hoa Kì
– Xuống phía Nam là vùng trồng ngô xen lúa mì;
– Ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía,…) và cây ăn quả.
CHÚC BN HK TỐT ! THI TỐT !
Đền Hai Bà Trưng còn gọi là đền Hạ Lôi, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đền thờ hai vị liệt nữ - anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị - những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc
thanks nha