K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giáp và Ất là đôi bạn chí thân, ở hai làng cách nhau con sông. Giáp mượn Ất 10 lạng bạc làm ăn, đã lâu không trả, cũng không lui tới với Ất. Nghĩ rằng Giáp có điều tủi hổ vì không trả được nợ, Ất từ giã vợ con sang sông thăm bạn, và mang theo 5 lạng bạc để phòng khi cần thì giúp thêm lần nữa.

Đến nơi thấy nhà Giáp bề ngoài có vẻ khá giả, Ất thầm mừng cho bạn, bèn giấu 5 lạng bạc trên nóc cổng rồi đi vào. Ngỡ Ất sang đòi nợ, vợ chồng Giáp bàn nhau thết tiệc rồi phục rượu giết đi, xác vùi ở gốc khế sau vườn.

Nhiều năm trôi qua, cây khế rất tươi tốt, nhưng chỉ ra một quả lớn khác thường. Lúc có thai, thèm chua, vợ Giáp bèn hái ăn, rồi sinh một trai mặt mũi khôi ngô, nhưng ba, bốn tuổi vẫn chẳng biết nói. Vợ chồng Giáp van vái tứ phương thì một hôm thằng bé hốt nhiên mở miệng, nằng nặc đòi phải mời quan huyện tới.

Gặp quan, thằng bé xưng tên là Ất, kể rõ đầu đuôi vụ án. Theo lệnh quan, lính ra đào gốc cây khế, quả nhiên tìm được bộ xương người; moi trên nóc cổng, hãy còn đủ 5 lạng bạc.

Vợ chồng Giáp bị quan trị tội; thằng bé trở về làng cũ. Bấy giờ con trai Ất cũng đã sinh con, thành thử khi gia đình đoàn tụ thì ông và cháu suýt soát nhau, con trai Ất lại già tuổi hơn Ất.

Câu chuyện cổ này nói lên câu ca dao gì?

2
17 tháng 3 2021

Sinh con rồi mới sinh cha

Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ôg

17 tháng 3 2021

Nói lên câu ca dao : Sinh con rồi mới sinh cha,sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế. Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc...
Đọc tiếp

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế. Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo.  Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.  Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi cho anh. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.  
Hay ko mọi người , nếu hay xin cho bình luận

6
20 tháng 8 2016

Đc. Câu văn trôi chảy.Đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.

20 tháng 8 2016

hắc bạn chép trong truyện ra chứ mình nghe quen lắm

Ngày xưa ở quận Cao-bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Nhà họ nghèo hàng ngày phải lên rừng chặt những bó củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Họ ham giúp người như đắp đường khơi cống, đỡ đần kẻ già người yếu mà không nề hà gì cả. Thấy họ tốt bụng, Ngọc hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng trải đã mấy năm mà không sinh nở....
Đọc tiếp

Ngày xưa ở quận Cao-bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Nhà họ nghèo hàng ngày phải lên rừng chặt những bó củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Họ ham giúp người như đắp đường khơi cống, đỡ đần kẻ già người yếu mà không nề hà gì cả. Thấy họ tốt bụng, Ngọc hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng trải đã mấy năm mà không sinh nở. Giữa khi ấy, người chồng lâm bệnh rồi chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một đứa con trai.

Thằng bé khôn lớn thì người mẹ cũng theo chồng từ giã cõi trần. Nó sống côi cút trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Người ta gọi là Thạch Sanh. Giang sơn của Thạch Sanh chỉ có mỗi một lưỡi búa của cha để lại hàng ngày đưa lên rừng đốn củi. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa: có thiên thần được Ngọc hoàng phái xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua ngồi nghỉ ở gốc đa. Hắn thấy Thạch Sanh vừa gánh về một gánh củi lớn tướng, nghĩ bụng: - "Người này khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi biết bao nhiêu". Bèn lại lân la gạ chuyện rồi đòi kết làm anh em. Thấy có người lạ tự nhiên săn sóc đến mình. Thạch sanh cảm động, vui vẻ nhận lời và sau đó chàng từ giã gốc đa đến sống chung dưới mái nhà họ Lý.

Nhà họ Lý vốn chuyên môn cất rượu. Thạch Sanh đến, mẹ con hắn quả được một tay đỡ đần rất tốt. Bấy giờ trong vùng có một con Chằn tinh, có nhiều phép biến hóa lạ kỳ, thường bắt người ăn thịt. Quan quân nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Cuối cùng người ta đành phải lập cho nó một cái miếu, hàng năm khấn một mạng người để cho nó đỡ phá phách.

Không may năm ấy đến lượt Lý Thông nạp mình.

Nghe tin, mẹ con Lý thông hoảng hốt lo sợ, nhưng sau đó mẹ con hắn nghĩ ra được một mưu là lừa cho Thạch Sanh đi chết thay: - "Hắn không cha mẹ, lại vừa mới đến, lạ nước lạ cái chắc là việc sẽ trót lọt". Nghĩ vậy, chiều hôm đó Lý Thông chờ lúc Thạch Sanh đi kiếm củi về dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:

- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, ngặt vì giở cất mẻ rượu, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.

Thạch Sanh không ngờ vực gì cả thuận đi ngay.

Nửa đêm hôm ấy, Thạch Sanh đang lim dim đôi mắt thì Chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh giơ vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh với lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép thoắt biến, thoắt hiện, nhưng Thạch Sanh không núng, chàng cũng giở phép tấn công liên tiếp. Chỉ một lúc sau, yêu quái bị lưỡi búa của chàng xả làm đôi, hiện nguyên hình là một con trăn lớn. Chàng vội chặt lấy đầu và nhặt bộ cung tên bằng vàng của yêu quái xách về.

Canh ba hôm ấy, mẹ con Lý Thông đang ngủ bỗng nghe tiếng Thạch Sanh gọi cửa, ngỡ là oan hồn của hắn hiện về, hồn vía lên mây vội cúi đầu lạy lấy lạy để. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe câu chuyện giết Chằn tinh, mẹ con hắn mới thật hoàn hồn. Nhưng Lý Thông bỗng nảy ra được một kế khác. Hắn nói:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!

Nghe nói, Thạch Sanh kinh hoảng, vội từ giã hai mẹ con họ Lý ra đi. Chàng lại trở về gốc đa cũ kiếm củi nuôi miệng. Còn Lý Thông thì đem thủ cấp của yêu quái trẩy kinh, tâu vua là mình đã hạ thủ được Chằn tinh. Vua khen ngợi và phong hắn làm đô đốc.

Lại nói chuyện công chúa con vua hồi ấy đã đến tuổi lấy chồng. Nhưng nàng vẫn chưa chọn được người nào xứng đáng. Bọn hoàng tử các nước cũng có nhiều người sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không một ai vừa ý nàng. Cuối cùng, vua cha tổ chức một ngày hội lớn cho hoàng tử các nước láng giềng và con trai trong thiên hạ tới dự để công chúa từ trên lầu cao ném quả cầu may, hễ quả cầu rơi trúng vào người nào thì sẽ lấy người ấy làm chồng.

Nhưng khi công chúa sắp sửa ném quả cầu thì bỗng có Đại bàng đi qua trông thấy. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép thần dị. Thấy công chúa đẹp, liền sà xuống bất thình lình cắp đi.

Bấy giờ Thạch Sanh đang ngồi dưới gốc đa. Tình cờ thấy Đại bàng bay qua, chân có quắp một người, sẵn cung tên chàng bắn theo một phát. Mũi tên trúng cánh Đại bàng. Hắn đau quá phải hạ xuống cắn răng nhổ mũi tên đi rồi lại tha công chúa về hang. Thạch Sanh lần theo vết máu, tìm được chỗ ở của quái vật.

Thấy con bị mất tích, nhà vua xiết bao đau đớn, vội sai đô đốc Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Vừa mừng vừa sợ, Lý Thông không biết tính thế nào. Cuối cùng hắn nghĩ, chỉ có người em kết nghĩa cũ họa may có thể gỡ bí cho mình, bèn một mặt cho quân lính đi khắp nơi dò hỏi, mặt khác truyền cho nhân dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin tức Thạch Sanh. Nhưng tám chín ngày trôi qua mà vẫn chưa có tin gì mới mẻ. Mãi đến ngày thứ mười, hắn mới tìm thấy Thạch Sanh trong đám người đi xem hội. Thấy Lý Thông nói đến việc tìm công chúa, Thạch Sanh liền thật thà kể chuyện mình bắn Đại bàng cho nghe. Lý Thông mừng quá, lập tức nhờ chàng dẫn đường cho quân sĩ trẩy đến sát hang đá. Cửa hang ăn thông xuống đất sâu thăm thẳm không một ai dám xuống. Thạch Sanh tình nguyện buộc dây ở lưng cho người dòng xuống hang thám thính.

Đại bàng từ hôm bị thương về nằm liệt một nơi, bắt công chúa phục dịch. Thạch Sanh xuống đến nơi ẩn vào một xó, chờ lúc công chúa một mình đi qua, mới ra hiệu cho nàng biết. Thấy người trai lạ kia liều chết cứu mình, công chúa vừa ngạc nhiên vừa hết sức cảm phục. Thạch Sanh lấy thuốc mê bảo nàng cho Đại bàng uống. Chờ lúc Đại bàng ngủ say, chàng buộc công chúa ở đầu dây ra hiệu cho quân của Lý Thông kéo lên. Chàng đang chờ đến lượt mình lên thì không ngờ Lý Thông đã ra lệnh cho quân sĩ vần đá lớn lấp kín cửa hang lại, rồi kéo nhau về. Thạch Sanh không ra được, tức mình vô hạn. Chàng đập phá khắp nơi để kiếm lối thoát. Giữa khi đó Đại bàng tỉnh dậy. Thấy có người lạ, lại thấy mất công chúa, hắn bừng bừng nổi giận xông ra toan giết Thạch Sanh. Thạch Sanh cũng giở phép mầu chống lại rất kịch liệt. Đại bàng bị thương sẵn nên chả mấy chốc đã chuốc lấy thất bại. Sau khi giết chết con yêu tinh, Thạch Sanh đi lục lọi khắp mọi nơi. Thấy có một người con trai bị nhốt trong cũi sắt, chàng hỏi ra mới biết đó là thái tử con vua Thủy. Ngày đó cách đây hơn một năm thái tử di du ngoạn, tình cờ bị Đại bàng bắt đem về nhốt lại ở đây. Thạch Sanh bèn dùng cung vàng bắn tan cũi sắt cứu thái tử ra. Thái tử thoát nạn hết lời cảm tạ chàng và mời chàng xuống chơi Thủy phủ. Vua Thủy sung sướng được gặp lại con, lòng rất biết ơn Thạch Sanh. Vua đãi chàng rất hậu và khi chàng về, vua tống tiễn thật nhiều vàng ngọc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin có mỗi một cây đàn. Thế rồi, chàng lại trở về gốc đa sinh nhai bằng nghề cũ.

Lại nói chuyện Chằn tinh và Đại bàng sau khi chết: hồn chúng nó không được ai cúng tế, đành đi lang thang để kiếm miếng ăn. Một hôm chúng tình cờ gặp nhau và mỗi bên kể cho nhau biết vì đâu gặp phải số phận long đong. Hai bên bàn nhau tìm cách báo thù Thạch Sanh cho bõ ghét. Chúng bèn lẻn vào kho vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa để vu vạ. Quả nhiên sau đó bọn nội thị cứ theo dấu đi tìm, đến gốc đa thì bắt được tang vật. Thạch Sanh liền bị hạ ngục.

*

Lại nói chuyện công chúa từ khi được Lý Thông đưa về cung thì tự nhiên hóa câm. Suốt ngày mặt hoa rầu rĩ không nói không cười. Vua đành hoãn việc cưới xin và bảo Lý Thông lập đàn cầu nguyện cho nàng lành bệnh. Lý Thông bèn cho mời các pháp sư có đủ phép thuật cao cường về cúng cầu, nhưng cầu mãi vẫn không ăn thua. Công chúa ngày ngày ngồi im lặng làm cho hắn vô cùng sốt ruột. Giữa lúc đó thì Thạch Sanh bị bắt và thuộc quyền hắn xét xử. Lý Thông không ngờ người mà hắn cố ý hãm vào chỗ chết lại vẫn sống nhăn. Hắn nghĩ: - "Nếu để nó sống, nó sẽ tranh mất công ta và tố cáo ta". Vì thế Lý Thông quyết định khép Thạch Sanh vào tội chết.

Ngồi trong ngục, Thạch Sanh nhân buồn tình đem đàn của vua Thủy cho ra gảy, không ngờ đấy chính là cây đàn thần, tiếng văng vẳng phát ra lúc này như oán, như than, như tức, như bực. Càng gảy tiếng đàn càng trách sự hững hờ của công chúa và vạch tội ác của Lý Thông. Tiếng đàn thoát khỏi nhà ngục và truyền đi rất xa. Nó bay vào hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Bấy giờ công chúa đang ngồi trên lầu. Vừa nghe tiếng đàn, tự nhiên nàng đứng dậy cười nói huyên thuyên. Câu đầu tiên của nàng là xin vua cha cho gọi người gảy đàn vào cung.

Nhà vua lấy làm lạ, cho đòi Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi thân phận của mình từ lúc mồ côi cha mẹ đến lúc kết bạn với Lý Thông: nào chém Chân tinh, bắn Đại bàng, nào cứu công chúa, bị lấp cửa hang, nào cứu con vua Thủy Tề và bị bắt đến đây, v.v... Vua và hoàng gia cùng nghe càng thương cảm. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha cho chúng về quê nhà làm ăn. Nhưng đi về được nửa đường thì chúng bị sét đánh chết.

Nhà vua vui lòng gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ vui đến như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính cả mười tám nước lại, sang hỏi tội vua tại sao lại đem con gái cành vàng lá ngọc gả cho một đứa khố rách. Nhưng khi nghe tiếng đàn thần thánh thót của Thạch Sanh, tự nhiên quân sĩ của mười tám nước không còn ý chí đánh trận nữa. Cuối cùng bọn hoàng tử đều nhất tề cuốn giáp. Thạch Sanh sai dọn cơm cho họ ăn. Cả mấy vạn quân sĩ thấy niêu cơm quá nhỏ, ai nấy bĩu môi không buồn cầm đũa. Biết ý, chàng đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Quả nhiên chúng ra sức ăn mãi, ăn mãi nhưng ăn hết bao nhiêu cơm lại đầy bấy nhiêu. Sau khi ăn no họ rập đầu lạy tạ và kéo nhau về nước.

Về sau vua không có con trai nên nhường ngôi cho Thạch Sanh

sau khi học câu chuyện Thạch Sanh , em có suy nghĩ như thế nào về tư tưởng yêu chuộng hòa bình của người

ai trả lời nhanh mình tick

 

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Phân loại các từ sau theo cấu tạo của chúng: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
4
5 tháng 8 2021

đm mày

28 tháng 1 2022

???????

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có ai để thay ông bà trả nợ. Với người Tây Nguyên, nợ nần đã là một nỗi nhục, thêm việc tuyệt đường tôn tử lại càng xấu hổ hơn. Bởi dân làng quan niệm rằng, vợ chồng đã sống không tốt, hoặc kiếp trước đã giết người nên kiếp này bị các Yang trừng phạt, không cho sinh được con cái. Từ đó, dân làng cứ ngày càng xa lánh họ.Thấy mình oan ức, vì cả đời sống lương thiện, người chồng bèn đến bên sườn núi cắt cổ con gà, khui cái ché rượu tế các Yang, xin các Yang phù hộ cho được con cái. Ông tế liền 7 ngày 7 đêm. Các Yang thấy ông có lòng thành thì rủ lòng thương. Vì vậy, dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giúp cho ông bà có được một đứa con gái.

Ngày sinh con, ông bà mừng rỡ, tạ ơn các Yang. Hôm sau, ông bà làm lễ Pơ-răp Yun (lễ đặt tên con) và đặt tên đứa bé là K'Niê.
Nhưng buồn thay, đứa bé tuổi vừa được vài mùa rẫy thì ông bà qua đời. Gia đình nhà giàu kia đến bắt K'Niê về làm người ở để trừ nợ. Vì cha mẹ nợ thóc lúa, nên ngoài những việc dành cho con gái như lấy củi, hái rau, gánh nước, giã gạo... thì đến mùa làm rẫy, K'Niê bị bắt ra rẫy cày cấy như đàn ông. Cái rẫy của người chủ sau nhiều năm gieo trồng, nay đã cằn cỗi, đất cứng như đá, nắng rọi cháy da cháy thịt, cỏ dại mọc cũng không nổi. Một ngày nọ mệt quá, K'Niê nằm trên khoanh rẫy cằn cỗi ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức dậy nữa.Cô gái đã chết.

Đêm hôm đó, K'Niê báo mộng đến chủ nhà, bảo rằng đừng chôn cất cô về nghĩa trang của làng. Hãy lập mộ cô ngay giữa khoanh rẫy, và cô sẽ trả nợ cho họ. Chủ nhà nghe theo.
Ít lâu sau, từ nấm mộ cô mọc lên một loại cây. Giữa rẫy hoang cằn cỗi, cây vẫn xanh tươi, lớn rất nhanh, thân cây thẳng đứng mạnh mẽ, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, mặc trên trời nắng gắt, dưới đất khô cằn. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu. Người chủ không những đã thu gom đủ thóc lúa cho vợ chồng nghèo kia vay trong nhiều năm, mà còn có dư để đem cho người nghèo khác trong làng.
Dân làng bèn đặt tên cho cây ấy là cây K'Niê. Người Ê Đê chúng tôi gọi là Kyao K'Niê.
Từ đó, người Tây Nguyên không bao giờ chặt phá cây K'Niê. Nếu cây mọc giữa rẫy, dân làng vẫn giữ nguyên đó, vì niềm tin rằng đó là nơi trú ngụ của thần linh, của linh hồn người đã khuất. Người ra rẫy cũng vì thế mà được nhờ bóng mát sau những giờ phơi mình ngoài nắng cháy.

Xưa kia, người đi làm rẫy nếu chẳng may bị no hơi, đầy bụng thì chỉ cần lấy lá K'Niê nấu nước, uồng vài ngụm là khỏi. Nặng hơn, nếu bị sốt rét rừng, thứ bệnh mà dân làng xưa kia tin rằng là do bị ma ám, ma nhập... thì cũng uống nước nấu cây K'Niê để chữa. Dân làng đã khỏi, và tin đó là sự linh thiêng của cô bé K'Niê. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết chiết xuất thuốc chống sốt rét từ cây K'Niê.

1) Đọc tìm bố cục và tóm tắt văn bản trên

2) Hãy tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Theo em những chi tiết đó có ý nghĩa gì?

0
Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng....
Đọc tiếp

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

Văn bản' Thánh Gióng ' kể lại bằng lời của em nhé

0
               Đọc chuyện và trả lời câu hỏi                                                      THÁNH GIÓNGTục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng(2) có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao...
Đọc tiếp

               Đọc chuyện và trả lời câu hỏi                                     

                 THÁNH GIÓNG

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng(2) có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai(3) và mười hai tháng(4) sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay ! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy

.Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói : “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo : “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp(5) sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu(6). Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân(7) giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc(8) (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương(9) và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà(10) ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Câu hỏi :1 :Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào ? Theo em, ai là nhân vật chính của truyện ? Trong truyện, nhân vật chính được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.
Câu hỏi :2:Đọc kĩ đoạn văn thứ hai của truyện (từ “Bấy giờ” đến “chú bé dặn”) và cho biết : Trong câu nói đầu tiên, Gióng nói về điều gì ? Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về Thánh Gióng ? Những hình ảnh ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cho em biết gì về vũ khí đánh giặc của nhân dân ta lúc bấy giờ ? 
3.Đọc kĩ đoạn văn thứ ba trong văn bản (từ “Càng lạ hơn nữa” đến “cứu nước”) và nêu cảm nhận của em về chi tiết : Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.(Gợi ý : Vì sao bà con làng xóm lại vui lòng góp gạo nuôi cậu bé ? Mong muốn, khát vọng của bà con làng xóm qua sự việc này là gì ?
4.:Đọc kĩ các đoạn văn còn lại và cùng nhau nêu suy nghĩ về ý nghĩa của các chi tiết sau :– Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.– Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.– Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.(Gợi ý : Với mỗi chi tiết, em hãy cho biết : Chi tiết đó có thật không ? Chi tiết đó cho em biết điều gì về Thánh Gióng ?)

5.  Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Hãy cho biết : Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào ?

6. Đọc xong truyện, em thấy hành động nào của Thánh Gióng là đẹp nhất ? Qua câu chuyện về Thánh Gióng, nhân dân ta muốn gửi gắm những suy nghĩ và ước mơ gì ?

 

 

 

2
22 tháng 8 2018

1, gióng sứ giả vua mọi người và cha ; mẹ gióng

2, tau vua sam cho vat dung de danh giac

22 tháng 8 2018

2, tinh thần yêu nước của giống, dù nước ta nghèo nhưng khi giặc sang xâm chiếm thì ta vẫn luôn cần vũ khí để đánh giặc được tốt nhất quyết tâm bảo vệ đến cùng

Tục truyền đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có 2 vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng phúc đức. 2 ông bà ao ước có 1 đứa con. 1 hôm bà ra đồng trông thấy 1 vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh 1 cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. 2 vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi...
Đọc tiếp

Tục truyền đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có 2 vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng phúc đức. 2 ông bà ao ước có 1 đứa con. 1 hôm bà ra đồng trông thấy 1 vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh 1 cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. 2 vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân xâm lược bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: '' Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con''. Sứ giả vào, đứa bé bảo: '' Ông về tâu với vua sắm cho ta 1 con ngựa sắt, 1 cái roi sắt và 1 tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này''. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm lamf gấp những vật chú bé dặn....

1. Viết đoạn văn trình bày về nhân vật Thánh Gióng. Từ nhân vật Thánh Gióng hãy liên hệ thực tế bản thân.

MK CẦN GẤP LẮM MAI MK KIỂM TRA RỒI!

AI NHANH MK TICK 3 CÁI!!

3
5 tháng 10 2018

Bn tự nghĩ đi. Đây là bài tập mòa!

Bài làm

Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.