K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2017

1.

a."Cu Ba ngọt": nghĩa chuyển: có nghĩa là Cu Ba là mảnh đất thanh bình, phát triển, giàu hoa trái

=>Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ

"Xoài ngọt": nghĩa gốc: có nghĩa là ngọt

b."ngọt ngào": nghĩa chuyển: ý chỉ lời nói ngọt, nghĩa là Khéo léo

=>Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

c."cắt rất ngọt": nghĩa chuyển: có nghĩa là dao rất sắc

=>chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

d."đàn ngọt": nghĩa chuyển: có nghĩa là đàn tốt, tạo ra âm thanh tuyệt hảo

=>chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

4 tháng 1 2017

    + Từ vai được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức hoán dụ (vai người - vai áo).

    + Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ (đầu người - đầu súng).

    + Từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc.

22 tháng 2 2023

Con ngu

 

25 tháng 11 2019

Các từ nghĩa gốc: miệng, chân, tay

Các từ nghĩa chuyển: vai, đầu

...Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. a) Bài thơ "Đồng chi” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Kể tên các phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có cùng đề tài với bài thơ đó, ghi rõ tên tác giả b) Các từ vai, miệng, chân, tay,...
Đọc tiếp

...Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

a) Bài thơ "Đồng chi” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Kể tên các phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có cùng đề tài với bài thơ đó, ghi rõ tên tác giả

b) Các từ vai, miệng, chân, tay, đầu trong đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?

c) Một cử chỉ giản dị "tay nắm lấy bàn tay" đã gợi tình yêu thương, tiếp thêm sức mạnh để những người lính vượt qua khó khăn. Hãy viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh yêu thường trong cuộc sống hôm nay.

0
7 tháng 12 2019

2)a)

Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, các từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc, các từ vai, đầu được dùng theo nghĩa chuyển.

Nghĩa chuyển của từ vai được hình thành theo phương thức hoán dụ (quan hệ giữa đồ dùng và người sử dụng), từ đầu theo phương thức ẩn dụ (giống nhau về vị trí của sự vật hiện tượng).

3)Vào giờ ra chơi, cô giáo đang chấm bài, Lan bước đến bên cô và nói:(1)
- Thưa cô, em có chuyện này muốn hỏi cô ạ
Cô ngoảnh lại, mỉm cười:(3)
- Em có gì muốn hỏi cô sao?(4)
Lan lúng túng đáp:(5)
- Dạ thưa cô, bài toán này khó quá!(6)Cô có thể hướng dẫn cách làm cho em được không ạ? (7)( phương châm lịch sự)
- Được rồi, chút nữa cô sẽ hướng dẫn em.(8)
Lan reo lên:(9)
- Ôi, Hay quá! (10). Em cảm ơn cô. (11)
- Bây giờ em về chỗ ngồi đi.(12)
Lan hớn hở trả lời: (13)
- Vâng ạ.(14)

25 tháng 5 2017

Bạn lọc từ khổ này ra nhé!

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

Với một loạt câu thơ có hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ của người lính. Những người chiến sĩ ấy phải vượt qua những lần “sốt run người” hay “từng cơn ớn lạnh” của căn bệnh sốt rét ác tính. “Anh với tôi” như hình ảnh những người lính cùng nhau san sẻ với nhau những bệnh tật, thiếu thuốc men, thiếu quân trang, quân dụng. Từ “biết” thể hiện sự đồng cảm, cho thấy họ luôn cảm nhận được nỗi đau bệnh tật của nhau và nhận ra hình ảnh mình trong bạn. Hình ảnh sóng đôi “áo anh rách vai”, “quần tôi có vài mảnh vá” đã nói lên sự gian khó trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tuy thiếu thốn, “chân không giày” và phải đương đầu với cái chết nhưng họ vẫn “miệng cười buốt giá”, lạc quan, cùng nhau vượt qua những khó khăn. Nụ cười ấy là nụ cười lạc quan, yêu đời tuy là trong mùa đông giá lạnh, trong gian khổ, khó khăn, một nụ cười gợi lên sự cảm động và thán phục của những con người xem thường cực nhọc, nguy hiểm. Với âm điệu dàn trải theo mạch cảm xúc, tá giả đã cho thấy sức mạnh, động lực để họ có thể lạc quan, vượt qua gian khổ thiếu thốn chính là tình cảm của họ. Họ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, bàn tay nóng ấm tình người sưởi ấm họ trong đêm giá rét. Bàn tay ấy không chỉ biểu hiện cho sự yêu thương, đoàn kết và cảm thông mà còn là những lời động viên nhau vượt qua thử thách, niềm tin vào tương lại độc lập, tự do.

Chúc bạn học tốt! ~~ hihi

26 tháng 5 2017

em tham khảo nhé:

Hai hình ảnh "Miệng cười buốt giá/Chân không giày" và "Thương nhau tay năm lấy bàn tay" gần như đã đúc kết trọn vẹn tư tưởng của toàn bộ bài thơ.

Hình ảnh thơ đã lột tả những thiếu thốn " chân không giày" và những gian khổ mà các anh bộ đội phải trải qua khi ở chiến trường trong thời kì kháng chiến chống Pháp.Đó là những khó khăn chung của tình hình nước ta lúc bấy giờ.Nhà thơ đã nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh nó một cách chân thực chứ không hề né tránh.Nhưng khắc họa những khó khăn, gian khổ ấy không phải để làm nhụt chí, làm nản lòng quân, mà qua đó để làm nổi bật lên tinh thần kiên cường, bất khuất trước khó khăn gian khổ của người lính trong bài thơ nói riêng và toàn thể dân tộc ta nói chung.Đối mặt với những khó khăn ấy, sự chịu đựng nó và kiên cường trước nó đã là rất khó, nhưng cái cách mà những người lính trong bài thơ dùng để ứng phó với hoàn cảnh thật đặc biệt. Các anh vẫn mỉm "cười".Sự mỉm cười xua tan đi những khó khăn gian khổ, sự mỉm cười như tiếp thêm tinh thần chiến đấu cho các anh.Đặc biệt hơn, nó phản ánh một truyền thống. một tinh thần của dân tộc đó là "sự lạc quan", luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, dù có ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Sự thiếu thốn ấy, tinh thần lạc quan ấy chính là điểm chung gắn kết những con người lại với nhau.Tinh thần lạc quan tiếp thêm động lực chiến đấu cho họ, để họ vững tin mà chắc tay súng. Còn những khó khăn, gian khổ đã kéo họ đến gần bên nhau hơn.Hình ảnh "Tay nắm lấy bàn tay" là một hình ảnh hoán dụ để chỉ sự xích lại gần nhau, trao cho nhau hơi ấm của tình đồng chí, truyền cho nhau sức mạnh trước những khó khăn, khốc liệt của cuộc chiến.Họ "thương nhau" và sẵn sàng cùng nhau vào sinh ra tử.Thật hiếm có một đội quân nào mà những người lính lại có thể gắn bó, thắm thiết, chứa chan tình nghĩa đến vậy.Và nếu có, thì quả thực đội quân ấy mang trong nó một sức mạnh vô giá.Sự khó khăn, thiếu thốn và gian khổ của cuộc chiến dường như làm tỏa sáng lên tình đồng chí, đồng đội và tinh thần lạc quan chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù.

Đấy là vài ý kiến của cô.Em có thể tham khảo những chỗ khác nữa nhé

Chúc các em thi tốt

12 tháng 8 2017

a) mềm

1, quả na này đã chín mềm =>Nghĩa gốc

2, những cử động của cô bé ấy rất mềm=>Nghĩa chuyển

3, chị ta là người hay mềm lòng=>Nghĩa chuyển

4, giá hàng ấy cũng mềm =>Nghĩa chuyển

b)áo

1, sơ mi là loại áo được mặc nhiều nhất=>Nghĩa gốc

2, nhà đã xây nhưng chưa trát áo =>Nghĩa chuyển

12 tháng 8 2017

Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của phương thức chuyển nghĩa của những từ sau:

a) mềm

1, Quả na này đã chín mềm => Nghĩa gốc

2, Những cử động của cô bé ấy rất mềm => Mềm mại : Nghĩa chuyển

3, Chị ta là người hay mềm lòng => Yếu lòng ,cả tin ,dễ dãi ...: Nghĩa chuyển

4, Giá hàng ấy cũng mềm => Rẻ ,vừa phải ...: Nghĩa chuyển

b) áo

1, Sơ mi là loại áo được mặc nhiều nhất => Nghĩa gốc

2, Nhà đã xây nhưng chưa trát áo => Phần sơn ,phần được gia công ở ngoài bức tường cho đẹp : Nghĩa chuyển