">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2023

Tham khảo

- Theo em, dùng từ thằng bé có sắc thái nhấn mạnh.

- Thử thay thế bằng từ cậu bé, chú bé,…

=> Sử dụng từ thằng bé giúp thể hiện, nhấn mạnh sự gan lì, sức mạnh của Yết Kiêu.

-Sắc thái không coi trọng sức mạnh và khả năng của cậu.

-Nếu thay “thằng bé” bằng từ “chàng trai” hoặc “chàng thanh niên” thì độ bất ngờ của tình huống cũng như tác dụng của phép đối để chế giễu nhân vật đô Trâu và Trần Ích Tắc sẽ bị giảm bớt.

15 tháng 9 2018

- Hoài Thanh trong nhận định về thơ Thế Lữ "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng… không thể cưỡng được" nói lên nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh tế, điêu luyện, đạt tới mức chính xác cao.

    + Thế Lữ sử dụng từ ngữ trong bài Nhớ rừng xuất phát từ sự thôi thúc của tâm trạng khinh ghét, căm phẫn cuộc sống hiện thời.

    + "chữ bị xô đẩy" bắt nguồn từ giọng điệu linh hoạt lúc dồn dập oai hùng, lúc trầm lắng suy tư.

    + "dằn vặt bởi sức mạnh phi thường" : khao khát tự do, vượt thoát khỏi thực tại tầm thường, tù túng.

    + Ngôn ngữ có chiều sâu: tạo dựng được ba hình tượng với nhiều ý nghĩa ( con hổ, vườn bách thú, núi rừng).

    + Thế Lữ cũng là cây bút tiên phong cho phong trào Thơ Mới vì thế sự thôi thúc vượt thoát khỏi những chuẩn mực cũ giúp ông chủ động khi sử dụng ngôn từ.

Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ của mình qua hình ảnh " màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và "con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" 

Cảnh dân chài đi đánh cá trở về được miêu tả : Họ trở về  với mẻ cá bội thu, trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, cảm ơn mẹ Biển bao la đã cho họ nhận được thành quả lao động xứng đáng

1 tháng 12 2016

1.

a) biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh

b) - nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

- trong trường hợp trên, sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh nhằm làm cho lời nói dễ nghe, khiến người nghe dễ tiếp thu; tránh chỉ trích thiếu lịch sự và dễ gây mâu thuẫn.

2.

Câu a là câu ghép.

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

3 tháng 1 2018

Đây là một bài thơ có giá trị của nhà thơ Thế Lữ - ngọn cờ đầu của thơ mới giai đoạn 1930 - 1945. Bài thơ được sáng tác năm 1934 vào thời điểm phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta vừa phải trải qua thời kì khủng bố hắng của thực dân Pháp. Bài thơ là lời độc thoại của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú đã nói lên nỗi uất hận vì bị mất tự do, bị giam cầm và lòng nhớ tiếc quãng đời được tự do tung hoành và làm chúa tể chốn sơn lâm của nó.

Miêu tả tâm trạng của ‘chúa sơn lâm’ trong một tình huống đầy bi kịch, nhà văn Thế Lữ đã phải vận dụng ngôn ngữ một cách sinh động nhằm thể hiện cho được cái hình hài bề ngoài của con hổ bị nhốt trong cũi sắt - làm cái thú tiêu khiển cho thiên hạ - nhưng bên trong hồn vía nó vẫn là một ‘chúa tể của muôn loài’.

Vì vậy nhà phê bình Hoài Thanh đã nói: ‘Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được’.

Thật vậy, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ một cách sinh động, tài tình, thể loại nào cũng được vận dụng thật đắc địa nhằm khắc hoạ cho được, cho hay cái tầm trạng ngao ngán đầy bi kịch của con hổ.

Nổi bật lên trước hết trong tâm trạng con hể bị nhốt này là lòng căm hờn, niềm uất hận, nỗi chán chường và khinh ghét tất thảy mọi vật xung quanh nó: ‘Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt’. Thậm chí mối căm hờn của nó như cũng được ‘vật chất hoá’ thành một vật cụ thể, một ‘khối’ cụ thể rắn chắc khó có thể tan đi được để nó phải nhẫn nhục mà ‘gậm’! Bởi vậy thái độ của nó là ‘Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua’: hình ảnh con hổ ‘nằm dài’ ở đây rõ ràng đã bộc lộ một tâm trạng chán chường của nó, chán đến mức nó không muốn hành động không thiết hoạt động gì nữa và chỉ ‘nằm dài’. Và ‘Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu’: ‘niềm uất hận’ của con hổ cũng lại được ‘vật chất hoá’ cũng trở thành cụ thể, có hình, có khối, buộc nó phải ‘ôm’ lấy cho tới ‘ngàn thâu’! Để mà khinh ghét hết thảy:

‘Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm’.

rồi khinh cả ‘bọn gấu dở hơi’ cùng với ‘cặp báo vô tư lự’...

hàng xóm láng giềng, và nó ghét:

‘Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;

Giải nước đen giả dối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém... ‘

Tóm lại, nó ghét toàn bộ những cái cảnh vườn bách thú quá tầm thường này! Đúng vậy, cảnh núi rừng hùng vĩ của ông ‘chúa sơn lâm’ xưa kia đem so sánh với cảnh vườn bách thú trước mắt, thì cảnh trước mắt này quả thật là thảm hại, tầm thường và giả dối!

Bởi vậy, nó mới da diết nhớ đến cái ‘thuở tung hoành hống hách những ngày xưa’ và da diết nhớ đến ‘cảnh sơn lâm bóng cả, cây già với tiếng gió gào ngàn, với giọng buồn hét núi’ của nó. Nó bỗng tự ngắm mình trong ‘giấc mộng ngàn to lớn’ để hồi tưởng lại cái thời nó còn được tự do ‘vùng vẫy ngày xưa’. Và lúc này, hình ảnh con hổ chợt hiện lên trang thơ thật là đẹp:

‘Với khí thét khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc’ và cũng thật là oai phong lẫm liệt:

‘Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi,

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi’

Với cảnh núi rừng tươi đẹp, hùng vĩ, nó đã tự do tận hưởng mọi lạc thú ở địa vị một vị chúa tể:

- '... Những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan’

- '... Những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới’

- '... Những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng’.

- '... Những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật’...

Quả thực trong hồi ức của con hổ, cảnh núi rừng, thiên nhiên hùng vĩ đầy vẻ hoang sơ và thơ mộng! Song, ngoài nỗi nhớ và niềm kiêu hãnh, ta còn thấy cả nỗi thất vọng với tiếng thở dài chua xót của nó:

‘Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ‘

Câu hỏi tu từ này vừa nói lên sự nuối tiếc day dứt vừa nói lên nỗi thất vọng lớn lao. Chúng ta cảm nhận được nỗi nhớ tiếc này ở nó thật là da diết (‘Ta sông mãi trong tình thương nỗi nhớ’) và nỗi nhớ tiếc đó đã trở thành ‘giấc mộng ngàn to lớn’ của nó:

‘Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

-Hỡi cảnh rừng ghê ghớm của ta ơi! ‘

Như vậy, rõ ràng Thế Lữ xứng đáng là vị tướng giỏi, tài hoa điều khiển đội quân Việt ngữ tung hoành trong bài thơ Nhớ rừng. Chính nhờ sự sắp xếp các từ ngữ phù hợp mà chúng phát huy được sức mạnh và không thể cưỡng được, vì nhiệm vụ được giao mỗi loại từ ngữ đều phù hợp với vị trí thể hiện trong câu trong cụm từ. Một hệ thống hình ảnh thơ rất giàu chất tạo hình, với đường nét hình khối, màu sắc rực rỡ, tác giả đã tạo nên những bức tranh đẹp một cách tráng lệ, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. Có những hình ảnh thơ thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, bất ngờ (‘Đêm vàng bên bờ suối’, ‘uống ánh trăng tan’, ‘lênh láng máu sau rừng’, ‘đợi chết mảnh mặt trời gay gắt’... )

Và ngôn ngữ, nhạc điệu, tiết tấu cực kỳ phong phú, gợi cảm... thể hiện thành công ý tưởng, cảm xúc của nhà thơ.

Ta có thể đọc lại một loạt động từ, tính từ rất mạnh và gợi cảm, thể hiện cảnh rừng thiêng liêng hùng vĩ và sức mạnh chế ngự của mãnh hổ: (‘bóng cả’, ‘cây già’, ‘tiếng gió gào’..., ‘giọng nguồn hét’, ‘thét khúc trường ca’, ‘dõng dạc’, ‘đường hoàng’, ‘lượn tấm thân’, ‘sóng cuộn nhịp nhàng’, ‘vờn bóng âm thầm’, ‘mắt thần khi đã quắc’... )

Nhạc điệu, tiết tấu rất linh hoạt ở mỗi câu thơ.

Câu thơ thứ nhất nhiều vần trắc, diễn tả nỗi dằn vặt, âm điệu dồn vào hai chữ ‘căm hờn’ như dồn nén u uất: ‘Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt’.

Câu thơ thứ hai nhiều vần bằng làm giọng thơ trầm hẳn xuống diễn tả tâm trạng buồn bã, ngao ngán: ‘Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua’.

Câu cảm thán như tiếng thở dài não ruột, đầy tiếc nhớ: ‘Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ‘

Cái âm vang trong giọng thơ ở câu kết như một tiếng vang vọng của lời nhắn gửi thống thiết: ‘Hỡi cảnh rừng ghê ghớm của ta ơi! ‘

Từ hình ảnh và tâm trạng con hổ được biểu hiện trong bài thơ, ta có thể liên tưởng tới tâm trạng của những lớp người trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ đang bị giam cầm trong vồng nô lệ nghiệt ngã của thực dân Pháp. Bởi vậy, bài thơ đã nói lên nỗi nhục nhằn của người nô lệ bị mất tự do và biểu hiện được mong ước và khát vọng tự do của họ.

1 tháng 3 2023

Không nên thay thế vì làm như vậy sẽ làm mất đi tính biểu cảm của câu thơ và mất đi tính logic, ý nghĩa của câu thơ