K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2022

tham khảo:

Sau khi đọc xong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn”, em cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật hoàng tử bé. Đó là một cậu bé hồn nhiên. Khi đến Trái Đất, cậu đã bị những bông hoa hồng rực rỡ thu hút. Cậu nghĩ đến bông hoa hồng ở hành tình của mình, thấy nó chẳng là gì cả. Đến khi gặp được cáo, nó đã giúp cậu hiểu ra ý nghĩa thật sự của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian cùng với sự kiên nhẫn và dịu dàng để “cảm hóa” được nó. Hoàng tử bé cũng nhận ra trách nhiệm đối với bông hoa của mình - hay chính là trách nhiệm đối với những người bạn.

24 tháng 2 2016

em dành thiện  cảm cho cô em gái kiều phương hơn. Vì kiều phương  có tài năng vẽ tuyệt vời và đặc biệt. cô bé rất yêu gia đình và nhất là người anh trai của cô. phương còn có tấm lòng nhân hậu, vị tha. mặc dù biết anh trai đã càng ngày xa lánh mik hơn nhưng kiều phương vẫn muốn cùng anh đi nhận giải. chính từ tấm long đó cô đã giúp anh trai mik nhận ra đc khuyết điểm của bản thân. em rất yêu nhân vật này

leuleu

1 tháng 3 2017

nhân vật mà gây thiện cảm cho em trong câu chuyện bức tranh của em gái tôi là nhân vật kiều phương .Vì Kiều phương là một cô bé có tài năng hội họa , dể thương , đáng yêu . Cô có tính tình vui vẻ , lạc quan . Tuy cô luôn bị anh trai mắng nhưng kiều phương luôn vui vẻ

một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của bố và mẹ tôi.bức tranh của nó được trao giải nhất. nó lao vào ôm cổ tôi , nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra . tuy thế ,nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi em muốn cả anh đi vào nhận giải câu 1; nêu xuất xứ của đoạn trích trên ?câu 2:nhân vật được người em nhắc đếm trong đoạn trích trên là ai ? từ đoạn trích em...
Đọc tiếp

một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của bố và mẹ tôi.bức tranh của nó được trao giải nhất. nó lao vào ôm cổ tôi , nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra . tuy thế ,nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi em muốn cả anh đi vào nhận giải 

câu 1; nêu xuất xứ của đoạn trích trên ?

câu 2:nhân vật được người em nhắc đếm trong đoạn trích trên là ai ? từ đoạn trích em hiểu gì về những phẩm chất của nhân vật đó

câu 3; trong văn bản bức tranh của em gái tôi tác giả để cho nhân vật người anh tự kể lại câu chuyện ở ngôi thứ nhất. theo em ,ngôi kể này có tác dụng gì trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật ?

câu 4;viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật kiều phương trong truyện ngắn bức tranh của em gái tôi - tạ duy anh

1
27 tháng 3 2020

Câu 1 :

 Xuất xứ ; văn  ban " Bức tranh của em gái tôi " - Tạ Duy Anh

Câu 2:

- Nhân vật đc nhắc đến là Kiều phương .

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình .

Câu 3 :

ngôi kể này có tác dụng trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật là:

Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là ngư­ời kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu và ngôi kể thứ nhất còn kể chi tiết sự việc diễn ra và thể hiện rõ tâm lí của mình khi kể.

Câu 4:

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

Chúc bạn học tốt!!!

14 tháng 3 2020

Trong truyện cổ tích Thạch Sanh, nhân vật nàng công chúa là tuyến nhân vật phụ nhưng có vai trò rất quan trọng trong cốt truyện và diễn biến của truyện. Đầu tiên, vai trò của nhân vât công chúa là cô giống như một nhân vật phụ giúp cho các nhân vật chính hoạt động. Những chi tiết như công chúa bị đại bàng bắt giúp Thạch Sanh có cơ hội được bộc lộ sự dũng mãnh của mình còn Lý Thông thì thể hiện được bản chất xấu xa, giả dối. Tiếp theo, nhân vật công chúa còn là nhân vật giúp gỡ nút thắt câu chuyện qua chi tiết cô nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh trong ngục thì đứng dậy nói cười như xưa. Nhờ có công chúa mà Thạch Sanh được minh oan còn mẹ con Lý Thông thì bị trừng phạt. Tóm lại, nhân vật công chúa là một nhân vật quan trọng, có vai trò trong diễn biến truyện cũng như là nhân vật mà nhân dân gửi gắm của sự thực hiện công lý, công bằng trong cuộc sống.

Cho k như lời hứa hen ^ ^

14 tháng 3 2020

bn ơi, từ "rất quan trọng" là tính từ chỉ đặc điểm tương đối mak

7 tháng 9 2018

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần Tiên, Bụt Phật,… đã tạo nên yếu tô" hoang đường, yếu tô" kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyện cổ "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu làm bánh để lễ Tiên Vương. Nói rằng: "Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua" tuy đứng, nhưng chưa thật đầy đủ.Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hiến Việt Nam.

14 tháng 3 2022

=)))

14 tháng 3 2022

=)))

19 tháng 3 2020

Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đãthu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lậptừ thuở bé - Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhấtbởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú DếMèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũngcó không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốtđời của Dế Mèn.Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầmcảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoảmãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìnngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bô" cuộc sống độc lập củamình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chúlàm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.Cuộc sống ở xóm quanh bờ ruộng diễn ra thật vui vẻ: đêm đến, họ nhà Dế rủ nhau đàn hát, nhảy múa, ăn sương đọng, cỏ ướt. Nhưng những niềm vui chỉ có thể thoả mãn những tâm hồn ưa bình yên, giản dị, ít khát vọng. Còn Dế ta, vốn hiếu dộng, thích cuộc sống - phóng khoáng, mạnh mẽ, luôn luôn mới mẻ, vì thế chú thấy nhàm chán dần. Nỗi chán chường vì cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu đó chính là niềm thôi thúc Dê Mèn sau này tiến hành một cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn nhưng đầy mạo hiểm. Những ngày sống quanh quẩn bên đầm nước toàn gặp những khuôn mặt quen thuộc, chưa thấy ai tài giỏi hơn mình, cũng làm cho Dế Mèn nảy sinh những tính cách khác thường.Dế Mèn tự say sưa ngắm mình trong tư thế đi đứng oai vệ, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng, tự thoả mãn với tiếng phành phạch giòn giã của đôi cánh. Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách. Mèn cà khịa, bắt nạt, trêu chọc tất cả bà con trong xóm. Cái tính khí ngỗ ngược, trẻ con ấy khiến Dế Mèn từ một chú dế đáng yêu trở thành một kẻ đáng ghét làm sao! Chẳng ai nói ra, nhưng có lẽ cả cái xóm bờ đầm đều nghĩ thế. Đỉnh điểm của trò ngỗ ngược, nghịch ranh là chuyện đến trêù chị Cốc dẫn đến cái chết thê thảm của Dế Choắt.Kể về sự việc này, ngòi bút của Tô Hoài thật tinh tế khi miêu tả diễn biến, thái độ và tâm lý nhân vật. Lúcđầu Dế Mèn huênh hoang trước Dế Choắt: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gi? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Sau đó Dế Mèn chui tọt ngay vào hang yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Tôi... lèn giường nằm khểnh, bắc chân chữ ngủ.... Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì núp tận đáy đất mà tôi cũng thiếp, nằm im thin thít, cho đến khi biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Đến đây, có lẽ người đọc đều chung một suy nghĩ: “đồ hèn nhát”. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật và để lại một ấn tượng về nhân vật của mình.Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn thấy mình ích kỷ. Những lời trăng trối của Dế Choắt được coi là bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.Dể Mèn phiếu lưu kí của Tô Hoài là truyện “đồng thoại” chứ không phải truyện ngụ ngôn. Nhưng tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc, không kém gì truyện ngụ ngôn. Thông qua những trò nghịch tinh quái, những tâm tư tình cảm của Dế Mèn, nhà văn đã khéo đưa câu chuyện (đặc biệt ở chương I) những bài học về cách sống của mình: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình... Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thìa. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp... rất yêu chuộng