Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. CÁCH LÀM THƠ LỤC BÁT
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
Bài thơ lục bát :
Thương sao mái ấm nhà em
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa
Mái nhà trú nắng sớm trưa
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn
Cuộc đời bao nỗi đắng cay
Nhìn về cha mẹ, lệ cay nghẹn ngào
Hôm nay nước mắt tuôn trào
Nhớ ơn cha mẹ, cả đời cưu mang
Cho con cuộc sống vinh quang
Tương lai tươi sáng, muôn vàng mai sau
Tóc nay mẹ đã bạc màu
Vì bao khổ cực, dải dầu sớm trưa
Thương con không quảng nắng mưa
Thức khuya dậy sớm, mưa giông không màng
Gian lao khổ cực nào than
Cho con no đủ, hiên ngang với đời
Con đây chẳng nói nên lời
Nghẹn ngào nước mắt, lòng này khắc ghi
Lạy cha lạy mẹ con quỳ
Công ơn trời biển, đời đời không quên.
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
Mẹ thường âu yếm ân cần
Bảo ban chỉ dạy những lần con sai
Mẹ là tia nắng ban mai
Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng
Lòng con vui sướng nào bằng
Mẹ luôn bênh cạnh ...nhọc nhằn trôi đi
Mẹ ơi con chẳng ước gì
Chỉ mong có Mẹ chuyện gì cũng qua
Vui nào bằng có Mẹ Cha
Tình thâm máu mủ ruột rà yêu thương
Cho con dòng sữa ngọt đường
Mẹ là ánh sáng vầng dương dịu kỳ
Xua đêm tăm tối qua đi
Mang mùa xuân đến thầm thì bên con.
TĐL
Quê hương sao đẹp đến thế
Những ngôi nhà toàn cây khế bao quanh
Quê hương nước hồ long lanh
Như bức tranh tuổi thơ em đã vẽ
Quê hương kiên cường mạnh mẽ
Rồi có ngày cũng sẽ đẹp tươi hơn
Quê hương rồi cũng sẽ lớn
Như con người cũng lớn lên vậy thôi
Quê hương có điệu múa rối
Thật là không thể chối nhưng lời khen
Quê hương không hề bon chen
Nhưng lại có tấm áo len mịn màng
Quê hương có những anh chàng
Cao lớn, khỏe mạnh, nhiều nàng mến yêu
Quê hương không biết tự kiêu
Mà chỉ biết rằng nói điêu không tốt
Quê hương không bao giờ giốt
Nhưng mà biết học tốt và học hay.
bạn ấy bảo làm về tình bn cx đc đấy,thơ mik tự làm nha,mik có khoảng 30 bài tất cả đấy,tính cả thơ tả cảnh
Đôi ta đã là bạn thân
Vậy cùng xây đắp tình thân lâu bền
Chớ cho bạn phải thốt lên:
"Ô hay mày đã phản biện lại ta!"
Mái trường của tôi
Ngày nào tôi bước ngẩn ngơ
Cổng trường rộn thắm sắc cờ mùa thu.
Tiếng cười bạn cũ vô tư
Ngập ngừng nhìn thấy lá thư ngăn bàn.
Dường như trống ngực vội vàng
Mở thư đọc thấy đôi hàng chữ nghiêng
Lời chào anh chị lớp trên
Rằng ra trường sẽ chẳng quên trường mình.
Tự nhiên ngơ ngẩn cái nhìn
Trời xanh mắt nắng đang tìm vòm cây
Tôi sum họp với bạn bầy
Mà anh chị phải xa thày, xa cô...
Mái trường như lớp sóng xô
Bao năm gối bước học trò sang ngang...
Mẹ là cơn gió mùa thu Cho con mát mẻ lời ru năm nào Mẹ là đêm sáng trăng sao Soi đường chỉ lối con vào bến mơ Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ Cho con thành tựu được nhờ tấm thân Mẹ thường âu yếm ân cần Bảo ban chỉ dạy những lần con sai
vd
luôn yêu quý nó
tình bn vượt qua mọi thứ vật chất
.............
Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "
Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học ta càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn.
Trong mỗi chúng ta ai sinh ra cũng đã sẵn có tình cảm gắn bó yêu thương những người ruột thịt là những người cùng chung huyết thống. Chúng ta đều có tình yêu thương, kính trọng cha mẹ nhưng khi đọc văn bản "Mẹ tôi" của Amixi tôi mới thật thấm thía tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho con cái. Với cha mẹ không có gì quý hơn con cái. Cha mẹ dành tất cả, hi sinh tất cả không 1 chút do dự tính toán " Người Mẹ sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu con" Và với cha mẹ điều mong ước lớn nhất với con cái là con ngoan ngoãn và trưởng thành cũng vì thế nếu con không ngoan thì thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với Mẹ.
Lớn lên trong 1 gia đình dường như mỗi chúng ta đều gắn bó yêu thương anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó tự nhiên diễn ra hàng ngày nhu chẳng có gì để bàn thêm. Không thấy thì hỏi nhau, có trò chơi, đồ ăn ngon thì rủ nhau cùng chơi, cùng ăn. Đọc truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê " tôi hiểu được trong những cảnh ngộ đặc biệt nhất là khi cha mẹ chia tay, gia đình tan vỡ thì chỗ dựa lớn nhất để ta chia sẻ nỗi đau chính là anh chị em ruột thịt. Vì thế hơn lúc nào hết tôi cảm thấy cần phải hiểu, cảm thông chia sẻ và thậm chí khi cần có thể hi sinh cho nhau.
Tình yêu đất nước cũng là 1 thứ tình cảm thường nhật trong mỗi người. Ai sinh ra cũng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thế nhưng khi đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân ta" tôi mới cảm thấy tự hào về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành 1 truyền thống cũng cỏ nghĩa là đã trải qua và được chứng minh qua thời gian, tôi cũng hiểu để có truyền thống đó nhân dân ta đã phải xây dựng và vun đắp bao đời.
Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt"
Văn chương tác động đến người đọc, đến thế giới tình cảm con người 1 cách tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú giúp con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giàu lòng vị tha hơn. Và văn chương thực sự làm cuộc đời đẹp hơn.
Bạn tham khảo nhé! CHúc bạn học tốt!
Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên (1909 – 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa – Nghệ thuật. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn Thi nhân Việt Nam, in năm 1942. Bài Ý nghĩa của văn chương sau này in lại đã đổi tựa đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.
Quan niệm đúng đắn đó thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc cùng thái độ yêu quý, trân trọng của tác giả dành cho văn chương.
Bố cục bài văn có thể chia thành hai phần. Phần một: Từ đầu đến gợi lòng vị tha: đề cập đến nguồn gốc cốt yếu của văn chương. Phần còn lại: bàn về vai trò quan trọng và công dụng to lớn của văn chương.
Trước khi phân tích bài văn, chúng ta nên tìm hiểu khái niệm văn chương. Vậy thế nào là văn chương?
Học giả Phan Kế Bính đã định nghĩa ngắn gọn rằng: Văn là gì ? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì ? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương…
Theo cách hiểu trước đây thì văn chương nghĩa rộng bao gồm cả triết học, sử học, văn học; , ,Nghĩa hẹp dùng để gọi các tác phẩm văn học, nghĩa hẹp hơn nữa là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời thơ… Trong văn bản này, thuật ngữ văn chương được dùng theo nghĩa hẹp.
Hoài Thanh giải thích nguồn gốc của văn chương bắt đầu bằng một giai thoại hoang đường: Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
tk
Hình tượng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy cho em nhiều bài học đáng quý. Bài học đầu tiên mà em học được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tình yêu thiên nhiên say đắm. Dù ở hoàn cảnh nào, Người vẫn luôn giữ được tình yêu thiên nhiên tha thiết. Tâm hồn của Người hòa vào với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả trái tim và giác quan của mình. Bài học thứ hai mà em học được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tình yêu nước, phong thái ung dung cao đẹp của Người. Bác lo cho sự nghiệp giải phóng của đất nước, dành cả đời mình cho nước, cho dân. Ở Người, ta thấy được phong thái ung dung, lạc quan, vượt lên khó khăn để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp trước mắt.
Xưa nay Kiều vẫn là Kiều
Học sinh không học là điều đương nhiên
Tham khảo:
Lá vàng, đỏ rụng vào thu
Chị mây, chị gió liền ru chiếc cành.
Mùa xuân lá mọc màu xanh
Đàn chim bảo vệ lá lành của cây.
Màu xanh trải tận chân mây
Cô mưa ru lá ngủ say trên cành.
Bé lá ngủ dậy vai vươn
Thấy cây nâu xám, mình tròn, to cao.
Mùa hè bé lá gọi sao
Sao vàng cùng bé múa vào múa ra.
Chúc bạn học tốt!