K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2021

STT

Tên tác phẩm

Tác giả

1

Chống nạn thất học 

Hồ Chí Minh

2

Hai biển hồ

 

3

Học thầy, học bạn 

Nguyễn Thanh Tú

4

Ích lợi của việc đọc sách 

Thành Mĩ

5

Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội 

Bằng Sơn

6

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 

Hồ Chí Minh

 

7

Học cơ bản mới có thể thành tài lớn 

Xuân Yên

8

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Đặng Thai Mai

9

Tiếng Việt giàu và đẹp 

Phạm Văn Đồng

10

Đừng sợ vấp ngã

 

11

Không sợ sai lầm 

Hồng Diễm

12

Có hiểu đời mới hiểu văn 

Nguyễn Hiến Lê

13

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

14

Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc 

Phạm Văn Đồng

15

Ý nghĩa của văn chương 

Hoài Thanh

16

Lòng khiêm tốn 

Lâm Ngữ Đường

17

Lòng nhân đạo

Lâm Ngữ Đường

18

Óc phán đoán và óc thẩm mĩ 

Nguyễn Hiến Lê

19

Tự do và nô lệ 

Nghiêm Toản

29 tháng 10 2017

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp"vừa trắng lại vừa tròn" nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận " bảy nổi ba chìm" và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mìn"Mà em vẫn giữ tấm lòng son".Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

29 tháng 10 2017

thanh sờ kiu bạn nhiều!!!!!!!!!!

24 tháng 8 2017

ca dao có câu:"công cha như núi thái sơn. nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.01 lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"bạn biết đấy câu ca dao trên đã nói cho chúng ta biết 01phần ít ỏi về người mẹ vô vàn kính yêu cua chúng ta.quả thật đúng như vậy phải ko bạn.trước khi chúng ta được sinh ra người người mẹ đã mang nặng chúng ta với rất nhiều niềm hy vọng,chờ đợi và mong ước những điều tốt dẹp!.khi ta sinh ra trên cõi đời lai 01 nữa người mẹ lại ôm ấp ta vào lòng cho ta uống những dòng sữa ngọt ngào,nuôi dưỡng ta mỗi ngày mỗi lớn và kể cho ta những câu truyện cổ tích để cho ta biết được nhân nghĩa ở đời.khi ta lơn lên người mẹ hơn lúc nào hết lại là người lo lắng cho chung ta,chăm sóc cho chúng ta những lúc trái gió trở trời.rồi mai này chúng ta lớn lên vòng ta của me,tấm lòng của mẹ lại vun đắp cho chúng ta sây dựng cho chúng ta ai cũng có vợ có chồng.các bạn ơi! tình nghĩa của mẹ mát lành và bao la phải ko bạn.như câu ca dao trên đã nói :tình nghĩa của mẹ ngọt ngào và mát lành, chúng ta được tắm,được gột rửa trong đó để cho mỗi chúng ta được thanh bạch hơn,được trong sáng hơn.dòng suối mát lành ấy đưa chúng ta đến những con suối ,dòng sông và ra biển cả của kiến thức bao la rộng lớn.bởi vậy mỗi chúng ta phải ghi nhớ công ơn sinh thành,công lao dưỡng dục như vậy mới chọn nghĩa làm con.chúc bạn khỏe mạnh và là 01 người con hiếu thảo.

24 tháng 8 2017

Thank kiu bạn nha :))

2 tháng 2 2017

Dàn ý về văn nghị luận chứng minh(mk chỉ làm đc thế thôi ha):

1. Mở bài :
- Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận hoặc chứng minh (luận đề)
2.Thân Bài :
a/Trả lời câu hỏi ''Là gì?'' -> Nêu định nghĩa về vấn đề.
b/Trả lời câu hỏi ''Tại sao?''-> Nêu nguyên nhân,lí do(Vấn đề đưa ra là đúng hay sai?"Vì sao đúng?Vì sao sai?)
c/Trả lời câu hỏi ''Như thế nào?''-> đưa ra các dẫn chứng cụ thể về vấn đề.

3.Kết bài:
-Nêu ý kiến, nhận xét của bản thân về vấn đề.
- Liên hệ nâng cao.

Nếu đúng thì tick ha!!!

3 tháng 2 2017

tick òi đó

thank nhayeuokeoeothanghoa

17 tháng 8 2017

BÀI LÀM

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay: "Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.


17 tháng 8 2017

TRE VIỆT NAM

Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.

...Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con.

Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu.

Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

Nguyễn Duy

Cảm nhận của em khi đọc bài "Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy.

BÀI LÀM

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay: "Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.


26 tháng 8 2017

lần sau bạn k nên đăg ảnh + bài . Nộp dung này mang tính spam nhé

26 tháng 8 2017

Đang say sưa trong giấc ngủ, em bị đánh thức bởi tiếng chim líu lo ngoài ban công. Chà! Một ngày mới lại bắt đầu.Em bước ngay ra khỏi giường, chạy tới mở cửa ban công cho không khí buổi sớm mai ùa vào phòng. Chao ôi! Thật là sảng khoái! Trời đã bắt đầu hửng sáng. Khung cảnh thật êm đềm biết bao. Những giò phong lan sau một đêm tắm sương như tươi tắn hơn, căng tràn nhựa sống. Trong vườn, những cành cây khẽ đu đưa nhẹ nhàng, như lời chào buổi sớm. Mấy chú chim chuyền cành, hót véo von khúc ca bình minh. Những giai điệu rộn rang, réo rắt ấy như truyền cho con người nguồn cảm hứng khởi dồi dào của ngày mới. Dưới sân, chú chó nhỏ chạy quanh, nô đùa một mình.Đường phố lức này còn khá vắng vẻ, thỉnh thoảng mới có một vài chiếc xe chạy qua. Những chiếc đèn cao áp đã tắt, ánh sáng xanh dịu nhẹ bao trùm khôn gian, gợi một cảm giác mát lành. Không khí thanh vắng. Thỉnh thoảng, vang động tiếng rao của những người bán hàng rong. Tiếng rao của họ vang động khắp không gian. Những tiếng rao này là đặc trưng riêng chỉ có ở buổi sớm nơi thành thị. Trên vỉa hè, các ông, các bà, các cô chú mặc quần áo thể thao đang đi bộ tập thể dục trông thật khỏe khoắn.Mặt trời lấp ló sau những bụi cây phía đông. Những tia nắng vàng nhẹ nhàng xuyên qua các kẽ lá, khẽ đánh thức vạn vận khỏi giấc ngủ say. Cây lá rì rào thức dậy chào bình minh. Những giọt sương long lanh phản chiếu ánh mặt trời, như hạt ngọc sánh lấp lánh. Những chú chim nhỏ hót líu lo trong những tán cây hai bên đường. Các nhà đã tắt đèn, vội vã chuẩn bị cho một ngày mới với bộn bề công việc. Những hàng ăn sáng bắt đầu nhộn nhịp đón khách. Ánh nắng vàng, êm dịu trải dài, bao phủ khắp nơi. Đường phố sáng bừng, báo hiệu một ngày mới tốt đẹp. Từ các nhà, các ngõ, xe cộ đổ ra đường, tấp nập. Ai cũng vội vã, hối hả. Tiếng còi xe inh ỏi, màu áo trắng đồng phục học sinh chen lẫn màu khăn quàng đỏ, làm cho đường phố buổi mai càng thêm rực rỡ sắc màu.Buổi sáng ở thành phố thật đẹp. Đó là một trong những thời khắc yên bình hiếm hoi của một ngày nơi đây. Nó như một sự lắng lại để chuẩn bị cho một ngày mới nhộn nhịp, sôi động. Em yêu thành phố, đặc biệt là vào buổi sơm mai trong lành.

P/s:ảnh rất đẹp đấy bn

20 tháng 12 2017

méo cần nữa

19 tháng 9 2017

Bn có thẻ tham khảo ở đây nha : https://hoc24.vn/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-tu-lay.1967/

19 tháng 9 2017

I. Các loại từ láy

Câu 1:

- Giống nhau:

+ Cả ba từ láy đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh.

+ Đều do hai tiếng tạo thành.

- Khác nhau:

+ Đăm đăm – láy hoàn toàn

+ Mếu máo – láy phụ âm (m) (láy bộ phận)

+ Liêu xiêu – láy vần (iêu) (láy bộ phận)

Câu 2: Tìm thêm các từ láy cùng loại với các từ trên rồi điền vào bảng sau:

Từ láy

Câu 3:

Các từ bật bật, thẳm thẳm sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, song cần lưu ý các trường hợp do sự hoà phối âm thanh nên tiếng láy có biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn: đo trong đo đỏ, xôm trong xôm xốp, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm, ... Các từ này vẫn thuộc loại từ láy toàn bộ.

II. Nghĩa của từ láy

Câu 1:

Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): ha hả như tiếng cười, oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé, tích tắcgiống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.

Câu 2:

- Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,... biểu đạt.

- Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:

+ Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.

+ Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: (x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc, âp là phần vần của tiếng láy.

+ Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hình dạng của sự vật.

Câu 3:

- Đặt câu với mỗi từ.

+ Tấm vải này rất mềm mại.

+ Quả cà chua này có màu đo đỏ.

Các từ láy: mềm mại, đo đỏ so với nghĩa từ gốc của chúng đỏ, mền -> sắc thái của từ láy giảm nhẹ so với gốc đo đỏ và nhấn mạnh hơn mềm mại.

- Tham khảo nhé ,trên mạng còn nhiều kiểu khác nhau nữa bn cứ search lên sẽ có .

26 tháng 10 2017

Gợi ý:

Mở bài:

  • Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
  • Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

Thân bài:

  • Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
    • Hoàn cảnh gia đình.
    • Thành tích học tập.
    • Lối sống.
    • Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
  • Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
  • Học được điều gì khi chơi với người bạn đó?

Kết bài:

  • Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
  • Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
26 tháng 10 2017

cảm ơn bạn nghehihi