K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2017

  Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những hồi ức riêng để lưu giữ trong tim, để nhớ, để trân trọng. Có thể là những kỉ niệm êm đềm đáng nhớ của tuổi thơ, thời học trò.... Riêng tôi, tôi nhớ mãi những kỉ niệm, niềm vui, hạnh phúc bên người thân. Đó là bà nội của tôi. Mỗi khi nhắc đến bà nội lòng tôi lại dâng lên những cảm giác trong sáng, trân trọng bà.   Năm nay, nội tôi đã bay mươi rồi. Cái tuổi không còn trẻ trung gì nữa nhưng bà có sự lạc quan, yêu đời, sức sống mãnh liệt đối với đời. Hồi còn trẻ, bà mạnh khỏe và làm việc rất tháo vát. Tuy đã già nhưng bà vẫn còn mạnh khỏe như hồi xưa. Bởi bà tập thể dục buổi sáng rất đều đặn. Bà nói: “Phải tập thể dục và ăn uống điều độ mới có sức khỏe tốt”. Dáng bà đi nhanh nhẹn, làm việc gì cũng tháo vát.   Bà rất thương tôi, bà thường dạy cho tôi nhiều điều hay lẽ phải, học làm sao để trở thành một công dân tốt cống hiến cho xã hội. Tôi thương bà bởi lòng nhân hậu hay giúp đỡ người khác. Hang xóm ai cũng quý mến bà, vì bà luôn quan tâm giúp đỡ họ. Mỗi khi ai cần gì giúp, bà luôn sẵn sàng, mở rộng con tim để giúp. Các anh hàng xóm khoảng mười bảy, mười tám tuổi thường làm những việc sai trái vì bỏ học, thất nghiệp nên bà cũng hỏi han và khuyên nhủ các anh đó hiểu về pháp luật, phải có công việc làm ăn. Tôi rất tự hào về bà. Bà nói: “Hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” mà!, con phải quan tâm giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh”. Tôi vâng lời và học tập theo bà. Mỗi tôi bà thường kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích, cuộc sống của mọi người của ngày xưa rất khổ, những điều cần biết trong xã hội...   Mỗi khi tôi làm điều gì sai thì bà không la mắng mà ân cần dạy bảo, khuyên nhủ tôi. Hạnh phúc khi tôi nhận những điểm mười ở trên lớp, hạnh phúc hơn nữa là khi bà biết tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học lớp Bảy vửa rồi. Mặc dù bà đã lớn tuổi rồi nhưng bà còn trồng rau và nuôi một đàn lợn. Tôi thường giúp bà tưới rau, bón phân hay cho lợn ăn,... Mẹ của tôi nói rằng: “Bà đã lớn tuổi rồi, không nên nuôi lợn làm gì cho cực để cho chúng con lo là đủ rồi”. Mà bà không chịu nghe. Bà nói: “ Bà không muốn ăn không ngồi rồi”. Bà nói là làm, không ai có thể cản được. Bà nói rồi đi ra vườn tưới rau, cho lợn ăn. Mỗi khi tôi đau, bà lo lắng vô cùng, phải chăm sóc tôi từng chén cháo , từng viên thuốc. Khi tôi khỏe bệnh thì bà rất vui mừng. Niềm vui của tươi cười trên môi nhưng lại có vai giọt nước mắt thấm trên mắt.    Không phải ngày nào bà cũng vui, cũng làm việc đều đặn la không bệnh, không mệt mỏi. Mà cứ mỏi đêm, bà thường thức giấc, đối diện với bức tường phẳng trong căn phòng trống. Dường như bà đang rất buồn vì ông đã mất. Và em nhận thấy được sự già yếu trên khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, làn da điểm đồi mồi. Những tâm sự, nỗi buồn này dù bà không nói ra nhưng tôi cũng thầm hiểu trong sự cô đơn của bà.    Một kỉ niệm mà tôi sẽ không bao giờ quên bà. Hồi ấy, tôi là học sinh lớp Một. Vì trường gần nên tôi phải đi bộ đến trường. Sau tan học, trời mưa to. Bà phải làm xong hết mọi việc rồi bà đón tôi. Vì bà sợ tôi bị cảm nên phải đem áo mưa đến tận trường cho tôi. Tôi thương bà lắm. Tôi dúi đầu vào lòng bà khóc, hơi ấm của bà làm vơi đi nỗi sợ hãi của tôi.   Tôi sẽ nhớ mãi những lời dạy của bà và những kỉ niệm đẹp bên bà. Nó sẽ sống mãi trong lòng tôi, giục tôi bước đi nhanh hơn trên con đường thành công của cuộc đời. “Con hứa sẽ học thật tốt, cố gắng làm con ngoan trò giỏi để không phụ lòng mong mỏi của bà. Bà mãi mãi là người con quý trọng nhất.

6 tháng 11 2017

Ba tôi mất từ năm tôi lên năm tuổi, mẹ tôi ở vậy nuôi hai chị em tôi khôn lớn. Lần đầu tiên tôi bước vào học lớp một, đứa bạn ngồi cạnh hỏi gia đình làm nghề gì? Tôi thật xấu hổ... chỉ dám nói mẹ mình làm nghề kinh doanh. Những ý nghĩ nói dối có lẽ bắt đầu hình thành từ khi ấy. Tôi ganh tị với lũ bạn vì ba mẹ chúng đều làm những nghề nghiệp đáng được xã hội tôn trọng, gia đình tôi, mẹ làm thợ xây, phụ hồ.

Năm học cấp I, tôi nhớ có lần mẹ đến trường đóng học phí cho tôi với quần áo đầy vôi vữa, tôi thật xấu hổ và chạy thật nhanh vào nhà vệ sinh trong trường học... Tôi nghe thấy tiếng mẹ gọi với theo: "Hải ơi... Hải ơi... mẹ đây này...!!!"... từ phía sau. Mặc dù nghe thấy rất rõ nhưng tôi vẫn lờ đi, co chân chạy thật nhanh, mong sao lũ bạn đừng chú ý biết đó chính là mẹ của tôi. Tự đóng cửa nhà vệ sinh lại rồi òa lên khóc ấm ức...

Lớn thêm chút nữa tôi học càng kém. Mẹ không chú ý đên điều này lắm phải lo kiếm thật nhiều tiền cho gia đình tôi bớt khổ cực. Mẹ không làm thợ xây nửa mà chuyển sang làm nghề bán hàng ở chợ hoa quả. Đến đêm khi chợ đã đóng cửa mẹ mang hàng ế ẩm vào bệnh viện thành phố để bán chui (vì bảo vệ cấm bán hàng rong trong viện). Tôi nhớ ngày đó tôi không được cầm chìa khóa nhà, vì mẹ sợ tôi cho lũ bạn xấu vào nhà, chúng sẽ phá phách và lấy trộm đồ dùng. Buổi sáng mẹ dậy sớm nấu cơm, mẹ để dành cơm trưa cho tôi vào cái liễn treo lên cột nhà ngoài mái hiên. Tôi chuẩn bị quần áo và cặp sách để sẵn ngoài. Tôi chi mong mẹ đi chợ thật sớm để được rủ lũ trẻ con ở xóm sang chơi ngoài hiên. Trước cửa nhà tôi có một cây mít rất to, lũ bạn giúp tôi ghép những miếng ván thành một "ngôi nhà'' trên cây. Tôi không còn treo cặp lồng cơm và cặp sách trên cột nhà nữa mà mang cất trong "nhà" của mình. Đến bữa, tôi ăn cơm ở đó rồi đi học. Tôi không có khái niệm học bài ở nhà, không biết nấu cơm, giặt quần áo, hay thậm chí là phải quét nhà. Tất cả mẹ làm hết. Mẹ đi làm về rất muộn, thường là tám giờ tối, tôi và em tôi thường ngồi trong ngôi nhà gỗ trên cây, lắng nghe tiếng chiếc xe đạp kêu "cót két" là biết ngay mẹ đang về nơi đầu ngõ. Có những đêm mẹ về muộn thì chị em tôi đã ngủ trên cây mít rồi.

Mùa hè lại đến, buổi sinh hoạt lớp cuối năm nay tụi bạn học cùng lớp đứa nào cũng hớn hờ kể cho nhau nghe về dự định của mình trong ba tháng mùa hè. Đứa thì được bố mẹ cho về quê thăm ông bà nội ngoại, đứa thì được đi nghỉ mát ở những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đứa thì được bố mẹ cho tham gia vào những buổi sinh hoạt, học đàn, hát, múa ở cung văn hoá thiếu nhi... Còn với tôi, mùa hè là một địa ngục đen tối, tôi rất ghét mùa hè... vì cứ hàng năm hè đến tôi bị mẹ nhốt ở trong nhà từ sáng đến tối mịt, đến khi mẹ về chợ. Mẹ cũng nấu cơm, phần cho tôi vào cái liễn như mọi khi và cất vào trong chạn bát. Được mấy ngày đầu tôi buồn chán lắm, cách biệt với lũ bạn bên ngoài với gian nhà nhỏ bé, chi có ánh sáng vào qua ô cửa sổ nhỏ. Tôi thường đứng lên đó nhìn ngược nhìn xuôi hàng giờ lâu, chẳng có ai thèm đến chơi cả. Tôi lấy giấy ra, gấp thành máy bay, phi xung quanh nhà, nhà chật lắm nhưng nhìn những chiếc máy bay bay xung quanh được vài vòng là tôi mừng lắm rồi. Xong tôi lấy những hạt đỗ đen, đem xếp thành ô để tự chơi, chơi một mình nản lắm. Nếu tôi chơi với chúng bạn những trò này chắc chắn chúng sẽ thua tôi cho mà xem. Mãi rồi cũng chán, tôi lấy giấy, dán thành diều, buộc chỉ vào rồi chạy xung quanh nhà, lên giường, lên bàn ghế chiếc diều ấy chi lên cao được đến gần trần nhà tôi thôi. Tôi làm diều rất khéo, nếu chiếc diều này mà được mang ra khỏi nhà để thả thì lên cao phải biết! Lâu ngày, tôi nảy ra ý định trèo ra khỏi nhà, chiếc cửa số ấy, cái song sắt bé tí, chỉ cẩn tôi bẻ cong là có thể chui được đầu qua mà! Hay quá! Hôm nay tôi mong mẹ đi chợ thật sớm, ý định đó đã le lói trong đầu tôi suốt đêm hôm qua rồi.

Mẹ đã đi rồi, đèo cả em tôi đi trẻ nữa! Tôi vui mừng, sao tôi thấy mình khỏe thế, tôi nắm chắc hai thanh sắt của chấn song cửa sổ, lấy hết sức bẻ cong nó. Cuốì cùng tôi cũng bẻ cong đủ để tôi chui qua đó. Tôi mang chiếc diều của mình qua, chạy một mạch qua cánh đổng đến với lũ bạn ở đó. Thấy tôi chúng ngạc nhiên lắm! Tôi kể cho chúng nghe bí quyết ấy của tôi và dặn chúng đừng nói cho ai biết! Tôi tha hồ chạy nhảy ở bên ngoài, chơi chán ờ ngoài đổng, chúng tôi lại kéo nhau đến ngôi nhà gỗ trên cây mít, ngôi nhà nhiếu bụi bặm lắm, lá mít rụng đầy, chúng tôi dọn dẹp rồi cùng chơi các trò chơi trên đó, vui riết bao! Nhưng tôi vẫn nhớ rằng mình cần phải trở vào trong nhà trước khi mẹ về, hết giờ tôi nhanh chân trèo qua ô cửa số đó chui tọt vào trong nhà và tất nhiên tôi không quên lại bẻ thanh sắt chấn song cửa lại như cũ.

Cho đến một ngày, mẹ bất chợt về trái giờ so với qui định, tôi đang chơi ở cánh đồng thì thấy mẹ đang đứng trên đê chờ sẵn với chiếc roi tre cong vút. Tôi sợ lắm! chưa bao giờ tôi sợ như thế, tôi lén lẻn nhìn mẹ, người tôi toát cá mổ hôi. Mẹ giận dữ vung chiếc roi tre vút mạnh vào mông đít tôi mấy cái. Tôi đau lắm nhưng biết lỗi nên không dám khóc to. Mẹ kéo tay tôi vào nhà mắng một trận và nói ngày mai mẹ sẽ bít cái cửa sổ đó lại. Tôi nghĩ mẹ giận quá nén nói vậy thôi chứ nhà mình chỉ có mỗi cái cửa sổ đó để lấy ánh sáng, bít lại thì tối om nhìn thấy gì? Không ngờ hôm sau mẹ bít nó lại thật, mẹ lấy dây thép, chằng nó lại và không quên dằn cà mấy song sắt lại với nhau nữa. Tôi buồn chán ngôi im trong góc nhà không dám lên tiếng. Hôm sau tụi bạn đến hỏi thăm tôi, chúng gọi tôi qua kẽ nhỏ của chớp cửa:

-       Hải hôm qua bị mẹ đánh có đau không?

Tôi trả lời:

-      Không đau lắm, nhưng tớ buồn lắm! Này, trèo lên cây ổi hái cho tớ mây quả nhé.

Chúng thi nhau trèo lên cây ổi, tôi chẳng nhìn thấy gì ngoài lắng tai nghe những tiếng động. Chúng trở lại luồn qua chớp cửa mầy quả ối cho tôi, rồi nói

-      Tụi mình ở ngoài này, nêu cần gì thì cứ gọi nhé.

Tôi được an ủi phần nào. Dần dần lũ bạn chán chơi với tôi kiểu thế này, chắng nhìn thấy mặt nhau, chúng lại bị sai bảo nhiều nên cũng chán tìm chỗ khác chơi vui hơn. Tôi buồn lắm, hôm nay trời mưa to, tôi ngồi nằm co ro trên giường, tiếng mưa và tiếng gió thổi mạnh rít lên từng cơn. Trời tối sầm lại, trong nhà tôi đã tối nay còn tôì hơn. Tôi ngồi dậy, trèo lên đầu giường vươn tay ra sờ dây cắm điện. Bỗng người tôi run lên bần bật, tôi ngã xuống giường và lịm đi hồi lâu. Tôi tỉnh lại, thấy nguời đau ê ẩm, tôi khóc vì sợ hãi, vì qua đau đớn bị điện giật. Càng lúc tôi càng khóc to hơn, tiếng tôi khóc hòa cùng tiếng mưa gió khiến người ngoài không ai nghe thấy cả. Đêm hôm ấy mẹ về thi tôi đã lịm đi rồi, mẹ nhào vô bế tôi dậy, vội gọi người hàng xóm đưa tôi đi viện. Cũng may mắn tôi không sao hết. Khi ra viện, bác sĩ dặn mẹ đừng nhốt tôi ở nhà nữa! Mùa hè này rất nhiều trẻ em bị tai nạn vì bị nhốt trong nhà hoặc chơi ngoài ao hồ, sông ngòi... Tôi nhìn thấy sự lo lắng hiện lên khuôn mặt mẹ. Những ngày sau đó, mẹ nghĩ ra cách khác để quản lý tôi. Mẹ đến nói chuyện với nhà trẻ nơi em tôi đang được gửi ở đó. Lúc đầu họ không đồng ý vì tôi đã lớn rồi, sẽ làm ảnh hưởng đến những em bé ở đó, nhưng vì thấy rõ hoàn cảnh của gia đình tôi nên họ đành nhận tôi vào đê trông nom giúp mẹ. Tôi 8 tuổi mà vẫn đi mẫu giáo! Hàng ngày mẹ đưa cả hai chị em tôi đi trẻ, đến tốì đón cả hai chị em tôi về nhà. Cuộc sống như vậy đối với tôi cũng là tốt lắm rồi...

Tuổi thơ cùa tôi trôi đi thật nhanh với nhiều kỷ niệm buồn. Bây giờ tôi lớn hơn và càng hiểu công lao to lớn như trời biển của mẹ, đặc biệt nay tôi biết được ý nghĩa của ngày lễ Vu lan, tôi lại càng thấm thìa hơn về tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ đã dành cho tôi. Thật khó cho tôi nói lên những lời yêu mến đầy thân thương với mẹ. Từ đó tôi bắt đầu quan tâm đến mẹ hơn, tôi nhìn trộm mẹ, nhìn thật lâu, thật kỹ, tôi thấy hình ảnh khắc khổ của mẹ in hằn những năm tháng vất vả bươn chải để kiếm sống nuôi hai chị em tôi. Trời ơi... tôi phái làm gì bây giờ? Liệu đã muộn chưa? "Mẹ ơi... cho con xin sám hối với mẹ con xin lỗi mẹ…" tôi không sao nói lên được vì lời nói ấy như nghẹn lại trong tôi. Tôi vội vã, chưa lúc nào tôi thấy tôi vội vã như lúc này. Tôi sợ những lời chưa kịp dành cho mẹ thì mẹ đã ra đi rồi. Tôi thật sự sợ hãi điều đó!!!

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để nỗi buồn hiện lên trên mắt mẹ” . Đây là một câu nói mà tôi nhớ đã đọc ở đâu đó trong kinh Phật. Câu nói khiến tôi thức tỉnh và nhận ra được trách nhiệm của mình, trách nhiệm của người con giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ, tôi như đứa con đã bước đi những bước chân lạc lối nay quay đầu trở về.


 

30 tháng 1 2016

                                      Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
                             Đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn theo con 
  Hai câu thơ đúng là một chân lý chẳng bao giờ thay đổi cả. Người con trong mắt mẹ luôn nhỏ 
bé thân thương và non nớt trước cuộc đời. Còn con, ngay từ ngày cất tiếng nói đầu tiên, con đã líu lo gọi "mẹ" gọi "bà". Kỷ niệm về mẹ sẽ còn mãi trong em và trong mỗi chúng ta chẳng bao giờ phai nhạt. 
  Mẹ em xinh lắm. Một người phụ nữ đã bước qua tuổi ba mươi lăm mà dang người thon thả. Mẹ 
am hiểu về nghệ thuật nên những bị đồ mẹ mặc luôn toát lên một vẻ đẹp riêng ấy đầy cá tính. Mẹ 
đẹp mà chẳng bao giờ lẫn với ai. 
  Da mẹ trắng và rất mịn màng. Dù đã lớn nhưng cái thói quen được vuốt lên má mẹ những lúc 
mẹ ngồi bên vẫn tạo ra sự thích thú vô cùng. Mặt mẹ đẹp và phúc hậu. Đôi gò má dù đã bắt đầu có dấu hiệu nhô cao, nhưng chiếc mũi dọc dừa và đôi mắt đen vẫn khiến mẹ cuốn hút lắm. Mẹ chẳng bao giờ cười to cả nhưng mỗi lần em gặp điều gì buồn phiền trên lớp, về nhà chỉ nhìn thấy nụ cười mỉm của hàm răng trắng đều như chia của mẹ là mọi bực bội tan đi hết cả. 
  Dù việc nhà bộn rộn mẹ vẫn e sợ cho bố con em rất chu đáo. Nhất là những bừa cơm mẹ nấu, 
chẳng bao giờ em và bố thấy có điều gì phải phàn nàn. Mẹ bận thế mà không hiểu sao vẫn rất năng động trong công việc của cơ quan. Năm nào mẹ cũng mang về giấy khen và phần thưởng. Mẹ thật tài tình. 
  Còn kỷ niệm về mẹ ư? Nó như một cái kho đầy ắp không biết tự bao giờ. Hôm ấy mẹ đèo em 
đến cổng nhưng em vừa sợ vừa nũng nịu nhất định không chịu vào trường. Nhưng rồi em nhanh 
chóng bị thuyết phục bằng những lời nói ngọt ngào, bằng nụ cười và ánh mắt của mẹ. Em cầm tay cô bước vào buổi học đầu tiên. 
  Năm tháng trôi đi, em đã lớn song chưa hề dời xa mẹ. Quê hương vẫn ngày một mở rộng hơn bên mẹ mỗi ngày. Mẹ ơi! Con sẽ chuẩn bị vững vàng để khi xa mẹ con sẽ bay cao, bay xa bằng chính mơ ước mà mẹ đã chắp cho tuổi thơ con.

30 tháng 1 2016

Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Như hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi.

Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc.

Hình ảnh Những bài văn viết về mẹ lay động trái tim triệu người số 1

Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy”. Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy.

Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi.

Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và điều tôi muốn nói với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn”.

Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”

Bài văn về mẹ gây chấn động của học sinh trường Ams

Tháng 11 năm 2011, bài văn viết về mẹ của cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu, là học sinh lớp 11 chuyên Lý  trường chuyên Hà Nội - Amsterdam đã khiến các giáo viên trường Ams bị sốc.

Với đề bài cô giao nêu ra là "Nêu quan điểm của anh (chị) vè vai trò của đồng tiền trong cuộc sống, thay vì trình bày quan điểm chung chung, Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật về gia đình mình, đặc biệt là về người mẹ của cậu để phân tích, nhìn nhận vai trò của đồng tiền. 

Bài văn sau khi được công bố đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Người đọc ai ai cũng rơi nước mắt cảm động và cảm phục trước hoàn cảnh và tấm lòng của cậu học trò nghèo.

Dưới đây là toàn bộ nội dung của bài văn lạ này:

 

"Mẹ thân yêu của con !

 

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền.

Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim.

Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm.

Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm.

Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi.

Bài văn của Trung Hiếu

Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”.

Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này.

Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống.

Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng.

Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng.

Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹ!"

 

Các bạn giúp mình làm bài văn kể về người thân mà em yêu quý nhất, mình cho dàn bài bên dưới Mở bài: Giới thiệu về người thân và tình cảm của em đối với người thân đó.Thân bài:-Tả sơ lược về ngoại hình(dáng người, nước da...), tính cách của người thân-Kể những việc làm hằng ngày của người thân-Cách cư xử của người thân với xã hội, bạn bè, đồng nghiệp-Sự quan tâm...
Đọc tiếp

Các bạn giúp mình làm bài văn kể về người thân mà em yêu quý nhất, mình cho dàn bài bên dưới 

Mở bài: Giới thiệu về người thân và tình cảm của em đối với người thân đó.

Thân bài:-Tả sơ lược về ngoại hình(dáng người, nước da...), tính cách của người thân

-Kể những việc làm hằng ngày của người thân

-Cách cư xử của người thân với xã hội, bạn bè, đồng nghiệp

-Sự quan tâm chăm sóc của người thân đối với em

-Đó là kỷ niệm đáng nhớ của em với người thân

Kết bài:-Khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng của em đối với người thân

-Em làm gì để xứng đángvới sự yêu thương của người thân dành cho em

Mình đang cần sự trợ giúp của mọi người gấp, mọi người giúp mình nha! Mình xin cảm ơn các bạn!

 

0
9 tháng 12 2018

Có cuộc sống nào mà không có kỉ niệm? Có tuổi thơ nào mà không có những cảm xúc trong trẻo? Cuộc sống của tôi, tuồi thơ của tôi đã thật sự tồn tại theo đúng nghĩa của nó: những kỉ niệm khó phai và những cảm xúc hồn nhiên bé bỏng. Những điều tuyệt vời đó đối với tôi quý giá đến nỗi khó có thứ gì thay thế được và người đã giúp tôi cảm nhận được điều đó chính là mẹ.

Những kỉ niệm tuổi thơ của hai mẹ con tôi tuy thật đơn giản nhưng đó chính là những thứ mà tôi luôn thấy đẹp nhất trong cuộc sống này cũng như mẹ là người mà tôi luôn yêu nhất trong lòng và có lẽ sẽ chẳng bao giờ thay đổi!

Cuộc sống của tôi từ trước giờ được chăm chút rất kĩ lưỡng. Từng chút, từng chút một, tôi đều được chăm sóc thận trọng đến nỗi có những lúc tôi thấy thật chán nản khi không được làm những gì mình thích. Mọi người trong nhà quan tâm đến tôi bằng cách cung cấp cho tôi những vật chất đầy đủ nhất có thể và bắt ép tôi làm những điều mà họ nghĩ là tốt cho tôi mặc dù tôi cảm thấy rằng có vẻ tốt hơn nếu không làm điều đó; mẹ tôi thì khác, mẹ tôi quan tâm đến tôi bằng những thứ vô hình nhưng quý giá hơn những vật chất tôi có gấp ngàn lần, mẹ không ép uổng tôi làm những điều mẹ thích, mặc khác mẹ phân tích cho tôi hiểu từng khía cạnh của vấn đề để tôi cảm nhận và chọn cách thực hiện mà tôi cho là đúng nhất. Mẹ dạy tôi cách làm người từ lúc tôi con bé, đúng theo câu nói của ông bà xưa “ Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, từ đó đến nay, tôi đã học được rất nhiều điều từ mẹ. Những thứ mẹ dạy tôi rất phong phú: ngoài kiến thức giáo khoa là việc chăm sóc, yêu quý chính bản thân mình một cách đúng đắn; trân trọng những thứ mà mình đang có; đối nhân xử thế ở đời sao cho phải,… Từng điều, từng điều một đều nhẹ nhàng đi vào tâm trí của tôi và in sâu trong ấy bằng cách dạy đặc biệt của mẹ. Xen kẽ vào từng điều mẹ dạy là những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo mà mẹ mang đến cho tôi như muốn tô thêm nhiều màu sắc cho nhịp sống nhàm chán này. Từng kỉ niệm của hai mẹ con tôi rất mộc mạc đơn giản có nhiều khi nó rất nhỏ bé như hạt cát nhưng đó chính là những thứ mà lòng tôi cất giữ cẩn thận nhất.

Mẹ tôi luôn cố gắng cho tôi cảm nhận hết được những điều thú vị của tuổi thơ và trân trọng chúng. Tuổi thơ của mẹ là những tháng ngày tự học, tự chơi, tự lo tất cả cho bản thân và cả mấy đứa em vì hồi đó ngoại tôi có đông con lại bận buôn bán nên không có thời gian chăm sóc con cái. Có những lúc mẹ phải tự xin đi học rồi dẫn em đi học ké nhưng mẹ hồi đó học rất giỏi và tham gia hoạt động phong trào rất nhiều. Mấy năm liền mẹ làm liên đội trưởng, có những lúc mẹ đi tham dự Đại hội cháu ngoan bác Hồ ở xa nhà mà bà ngoại vẫn không hề hay biết, mẹ phải tự lo cho mình. Nhưng mẹ nói rằng hồi ấy tuy vậy nhưng rất vui vì mẹ có được tuổi thơ thật sự khi cứ chiều về là lại đi tắm sông, bắt cá, chơi đùa cùng lũ bạn, về nhà thì phụ ngoại và lo học hành, cũng nhờ thế nên mẹ hình thành được tính tự lập từ rất nhỏ. Còn tôi bây giờ quá đầy đủ và được chăm sóc cẩn thận nhưng những kỉ niệm tuổi thơ thì rất mơ hồ và tẻ nhạt, chúng chỉ là những kí ức sáng đến trường, chiều thì đi học thêm, nếu không có mẹ mang cho tôi màu sắc sinh động trong cuộc sống, giúp tôi biết dung hòa giữa học và chơi, giữa những kiến thức cho tương lai và kỉ niệm tuổi thơ trong sáng thì chắc cuộc sống của tôi không được như thế này.

Những món đồ chơi mẹ cho tôi không phải những con búp bê, những món đồ chơi bằng nhựa có sẵn bán đầy trong siêu thị dù mẹ có đủ khả năng mua những thứ ấy mà là những chiếc vỏ sò, vỏ ốc, những chiếc lá,… đơn giản. Mẹ dạy tôi biết sáng tạo qua những thứ đồ chơi ấy.Nhờ mẹ tôi tìm ra cách lấy vỏ sò làm nồi, niêu, xoong, chảo và cả chén, đũa nhỏ xíu trắng muốt mà mẹ con tôi đùa rằng chúng nó được làm từ chất liệu bền và đẹp nhất thế giới này để mẹ con tôi chơi nấu ăn; tôi biết nhặt những chiếc lá xếp thành bất cứ gì tôi muốn chẳng hạn như chú cào cào nhỏ xinh hay chiếc nón bé tẹo duyên dáng để mẹ con tôi có thể chơi bán hàng; tôi thấy được sự hấp dẫn khi tự mình làm món đồ chơi tôi thích và nghĩ ra. Tôi biết được rằng những thứ đơn giản quanh ta cũng là những thứ cần thiết và thú vị mà đôi khi ta không hiểu hết được giá trị của nó, cũng giống như mẹ tôi- bằng những cách đơn giản mẹ quan tâm đến tôi nhưng ẩn sâu trong đó là những tình cảm chan chứa mà có khi cả đời cũng chẵng hiểu hết được.

Những chuyến đi chơi mẹ thưởng cho tôi sau những lần tôi làm tốt nhiệm vụ hay những lần tôi thấy mệt mỏi không phải là những chuyến du lịch sang trọng ở nơi xa lạ mà là những chuyến đi thăm cánh đồng xanh mướt bất tận, thăm con sông hiền hòa của quê hương. Mẹ muốn từ đó, tôi sẽ yêu quê hương sâu sắc hơn, cảm nhận được quê hương thật vĩ đại, sẵn sàng dang tay đón những đứa con thân yêu bất kể chúng thành đạt hay thất bại, hạnh phúc hay buồn phiền trong cuộc sống. Và mẹ biết không, sau những lần ấy chẵng những con thấy được điều mẹ muốn con hiểu mà con còn nhận ra mẹ của con thật vĩ đại và bao la như một quê hương trong lòng con vậy!

Hôm trước, lớp tôi có đề Tập làm văn: Thuyết minh cách làm diều, tôi thật sự không biết phải làm bài đó như thế nào vì trước giờ tôi có được tiếp xúc với cánh diều đâu! Tôi hỏi mẹ, mẹ đã giải thích tỉ mỉ cho tôi hết những điều cần thiết mà tôi có thể đưa vào bài viết. Xong, mẹ nhẹ nhàng nhìn tôi bằng ánh mắt cảm thương, mẹ vừa động viên vừa dụ khị tôi rằng nếu cố gắng làm tốt bài đó thì mẹ sẽ thưởng cho tôi một chuyến thả diều bằng chính con diều tôi tự làm. Vậy đó, phần thưởng của mẹ đơn giản vậy thôi nhưng nó đủ có sức hấp dẫn cho tôi có động lực mạnh mẽ để làm tốt bài văn. Tôi cố viết bài văn thật hay bằng tất cả những hiểu biết mẹ cho tôi và bằng tất cả những cảm xúc khao khát mãnh liệt của tôi với cánh diều. Nhưng tiết rằng, lần ấy, bài văn của tôi không được điểm tốt vì những gì mà tôi biết về cánh diều quá ít để có thể làm bài văn hoàn chỉnh, tôi cảm thấy rất buồn và có lỗi với mẹ. Mẹ đến, an ủi tôi, mẹ nói rằng đó không phải là lỗi của tôi và mẹ vẫn sẽ cho tôi đi thả diều, mẹ mong rằng từ chuyến đi đó, tôi sẽ hiểu biết hơn về những món đồ chơi mộc mạc nhưng rất quan trọng với tuổi thơ của bất cứ đứa trẻ nào mà đại diện trong đó là cánh diều.

Mẹ tôi là thế, rất đơn giản nhưng cũng thật sâu sắc. Mẹ là người giúp tôi yêu hơn cuộc sống này và từ đó tôi nhận ra rằng: người mà tôi nhất trên cuộc đời chỉ có thể là mẹ. Mẹ và những kỉ niệm tuổi thơ mẹ đã cho, tôi sẽ mãi cất giữ sâu trong đáy lòng. Tôi yêu mẹ lắm, mỗi sáng thức dậy, điều tôi muốn hét thật to lên đầu tiên nhất không gì khác ngoài câu: CON YÊU MẸ LẮM, MẸ ƠI!

9 tháng 12 2018

Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè … sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.

Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cô giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.

Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.

Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.

15 tháng 12 2021

bạn muốn văn ngắn hay văn dài

15 tháng 12 2021

Dài cũng được ngắn cũng được

Mẹ là người luôn yêu thương và bảo vệ chúng ta ngay cả khi chúng ta đã trưởng thành. Tuy vậy, trong quá trình trưởng thành ấy, ai cũng từng có lúc làm cho mẹ buồn, và với tôi cũng vậy.

Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo. Thời tôi học mẫu giáo, mọi người vẫn tiêu những đồng tiền một, hai trăm đồng. Một trăm đồng có thể mua hai viên kẹo, khi được cho một, hai trăm đồng ấy cũng đủ để làm một đứa con nít như tôi vui sướng cả ngày. Chính vì cuộc sống khó khăn nên những thứ đồ chơi đối với tôi là niềm mơ ước.

Ấy vậy mà, cô bạn ngay cạnh nhà tôi lại có một con búp bê thật đẹp với mái tóc vàng óng ánh, mặc một bộ váy công chúa thật xinh và độ vương miện đính ngọc. Tôi thèm thuồng nhìn con búp bê không chớp mắt, thấy vậy, cô bạn quay sang nói: "Mày thích lắm phải không? Còn lâu tao mới cho mày mượn." Tôi buồn lắm nhưng lại cảm thấy ghét cô bạn ấy hơn, cảm giác ghen tị như trỗi dậy.

Thế là mấy hôm sau, khi tôi đi qua nhà cô bạn, tôi tình cờ thấy con búp bê để trên giá sách, không thấy ai ở nhà, tôi len lén bước vào và ngắm nghía con búp bê. Không kìm được, tôi cầm con búp bê lên và ngắm nhìn thật kỹ, nó đẹp biết bao! Tôi đã thật sự ao ước có được nó. Đột nhiên nhớ tới câu nói của cô bạn hôm trước, tôi chợt muốn giấu nhẹm con búp bê đi. Nghĩ là làm, tôi mang con búp bê về và giấu dưới gối.

Buổi tối, lúc chuẩn bị đi ngủ, mẹ tối thấy chiếc gối hơi cộm mới lật lên xem và phát hiện ra con búp bê. Mẹ hỏi tôi: "Con lấy con búp bê này ở đâu?" Tôi bối rối nói rằng mình nhặt được trên đường đi học về. Mẹ tôi đột nhiên tức giận, gắt lên: "Tại sao con lại nói dối?" Tôi cuống quýt nhưng vẫn khăng khăng: "Con nhặt được mà!". Mẹ tôi kéo tay tôi lại và phát cho mấy roi vào mông.

Tôi òa khóc vì mặc dù mẹ tôi khá nóng tính nhưng đây là lần đầu mẹ đánh tôi. Mặt mẹ đỏ gay, giọng nói đầy vẻ thất vọng: "Mẹ dạy con lấy cắp đồ của người khác à? Con búp bê này của Trang, mẹ đã thấy nó khoe với con rồi."

Tôi lúc đó chỉ nghĩ rất đơn giản và cảm giác như mẹ không thương tôi. Tôi gắt lên với mẹ: "Vì mẹ không mua búp bê cho con, bạn con ai cũng có đồ chơi đẹp nên con lấy của nó đấy. Mẹ không thương con gì cả!". Tôi thấy lúc đó mẹ khóc, đôi mắt mẹ đỏ hoe, trong suy nghĩ non nớt, tôi không hiểu vì sao mẹ lại khóc cho tới khi lớn hơn một chút.

Bố tôi đi làm xa nên chỉ có ba mẹ con ở nhà, cuộc sống khó khăn hơn khi em trai tôi rất hay bệnh. Mẹ vừa phải làm việc vừa phải chăm sóc tôi và cậu em trai một tuổi nên rất vất vả. Mẹ gầy gò và mảnh dẻ cảm giác một cơn gió có thể thổi bay. Có lẽ mẹ khóc vì sự bất lực của mình.

Thế rồi mẹ vừa khóc vừa kêu tôi đứng úp mặt vào tường và tự kiểm điểm. Lúc đó, tôi chỉ thấy oán trách và ấm ức nhưng cũng không dám cãi lời mẹ. Tôi mơ màng tỉnh dậy bởi tiếng cậu em trai khóc toáng lên. Tôi chỉ thấy mẹ vội vàng đặt thứ gì xuống và chạy đến vỗ về: "Ngoan, ngoan, ngủ đi! Mẹ thương, mẹ thương nào!" Tôi bỗng cảm thấy ghen tỵ với cả cậu em, mẹ dường như chỉ quan tâm mỗi em trai thôi. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy mẹ đang bế em, trên tay cầm ly thuốc, thì ra em tôi bị ốm quấy cả đêm. Tôi ngơ ngác khi mình nằm trên giường, có lẽ hôm qua đứng lâu quá nên tôi ngủ gật, mẹ đã bế tôi lên giường. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là một con búp bê bằng vải đặt bên gối. Không phải bộ váy màu sắc xa hoa, không phải mái tóc vàng óng ánh, mà là bộ váy trắng tinh, mái tóc đen tết bằng những sợi chỉ.

Tôi nhìn kỹ thì phát hiện con búp bê làm từ chiếc áo trắng bố mua cho mẹ mà chỉ những dịp đi chơi mẹ mới dám mặc. Mẹ thấy tôi ngơ ngác liền nói: "Chúc mừng sinh nhật con gái! Giờ mẹ chưa đủ tiền mua búp bê đẹp cho con, nhưng mẹ hứa sẽ mua bù cho con vào dịp khác!"

Lúc này, tôi mới nhìn mẹ kỹ hơn, đôi mắt lõm sâu, làn da sạm lại, đôi tay run run có lẽ vì bế em cả đêm và có lẽ cũng là vì khâu con búp bê cả đêm đến đêm cả vào ngón tay bởi tôi thấy ngón tay mẹ sưng lên. Thấy tôi kinh ngạc, mẹ nói: "Nhưng con lấy đồ của bạn là sai, hôm qua mẹ đã phạt con rồi. Con chỉ có thể có đồ chơi khi con xứng đáng. Hãy mang búp bê sang và xin lỗi bạn đi!". Nhìn vẻ mệt mỏi nhưng kiên quyết của mẹ, tôi nhận ra, mẹ vẫn yêu thương tôi theo cách riêng của mình. Tôi rén rén đến bên mẹ thì thầm: "Con xin lỗi mẹ! Con sai rồi!" Thế là tôi ba chân bốn cẳng mang con búp bê sang trả bạn và xin lỗi nó. Sau này, nhờ học hành chăm chỉ, mẹ giữ đúng lời hứa mua cho tôi con búp bê mới, nhưng không bao giờ nó tốt bằng con búp bê mẹ tự tay tặng tôi.

Một kỷ niệm có chút xấu hổ về lỗi lầm của mình, nhưng chính nó đã giúp tôi hiểu hơn về tình yêu thương của mẹ dành cho mình.


2. Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ của em, mẫu số 2 (Chuẩn)

Em được sinh ra trong vòng tay yêu thương của bố mẹ và trong sự đùm bọc, chở che của ông bà. Em yêu quý tất cả những người thân yêu trong gia đình mình, nhưng người phụ nữ tuyệt vời mà em yêu thương nhất là mẹ của em.

Mẹ em là một người nội trợ như bao người phụ nữ khác, thế nhưng trong cảm nhận của em, mẹ chính là cô tiên trong truyền thuyết, là người phụ nữ tuyệt vời nhất trần đời. Bố em là bộ đội biên phòng nên thường xuyên công tác xa nhà, mẹ là người quán xuyến mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình và chăm sóc, nuôi dạy hai chị em em. Mẹ nuôi dạy và giáo dục chị em em bằng tình yêu thương bằng cả sự nghiêm khắc và dịu dàng của mình. Có một kỉ niệm về mẹ mà em luôn nhớ mãi.

Đó là một lần em bị ốm, cơn sốt kéo dài khiến em li bì suốt một đêm dài. Trong suốt đêm ấy, mẹ không hề chợp mắt, mẹ ngồi bên giường thay khăn lạnh, kiểm tra nhiệt độ cho em. Biết em mệt mỏi, khó chịu, mẹ không ngừng an ủi em bằng những lời khích lệ, động viên. Giọng nói của mẹ trầm ấm như xoa dịu cơ thể mệt mỏi vì ốm của em.

Đến sáng khi em tỉnh dậy vẫn thấy mẹ bên giường ân cần hỏi em thấy trong người như thế nào. Lúc ấy em thấy ấm áp, hạnh phúc lắm, em muốn nhào vào lòng mẹ khóc òa một trận nhưng nhìn đôi mắt mẹ thâm quầng vì thiếu ngủ em lại thấy thương mẹ thật nhiều.

Em thấy có mẹ là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời, dù có khó khăn, mệt mỏi nhưng chỉ cần có mẹ ở bên em sẽ thấy mọi thứ trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng hơn. Em rất yêu mẹ của mình, em hứa sẽ học tập tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành người con mà mẹ có thể tự hào.

27 tháng 10 2021

bạn ơi kể lại 1 trải nghiệm nhé

21 tháng 11 2016

Trong đời ai cũng có một người mẹ luôn yêu thương, chăm sóc mình. Dù chúng ta có làm lũng, nghịch phá đi chăng nữa mẹ vẫn tha thứ và căn dặn nhắc nhở. Tôi cũng có một người mẹ như vậy. Mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, nhưng vẻ đẹp của mẹ ít ai nhìn thấy được. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ vẻ đẹp của người mẹ hiền từ. Làn da mẹ không còn hồng hào nữa mà hơi nhợt nhạt đi vì thời gian. Mẹ có mái tóc xõa ngang vai, màu nâu đen và hơi xoăn. Những cuộn tóc nhỏ cài bên vành tai nhỏ nhắn. Đôi môi mẹ không đỏ thắm như các thiếu nữ khác mà luôn nở một nụ cười hiền dịu. Cằm mẹ có nét cương quyết nhưgn rất dịu dàng. ở tuổi 42, trên gò má mẹ đã có nhiều nếp nhăn, Nhưng mẹ vẫn không đánh mất vẻ trẻ trung của mình. Vàng trán cao tỏ vẻ thông minh nhanh nhẹn.

Bàn tay mẹ là một bàn tay rám nắng, những ngón tay gầy gầy. Nhưng nó cũng là một bàn tay đảm đang, khéo léo. Đôi mắt mẹ to, sáng, long lanh và ánh lên những nét hiền dịu, trìu mến. Đối mắt ấy như biết nói, nó an ủi, động viên lúc tôi vui buồn. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm.

Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp trong tâm hồn mẹ. Trang phục mẹ dạy của mẹ rất giản dị, thường là chiếc áo màu vàng và chiếc quần xám đen. Khi tôi làm văn, từng hàng chữ mềm mại hiện ra với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt.

Con cảm ơn mẹ, cảm ơn về những gì mẹ đã làm cho chúng con. Mẹ là một người bạn, người thầy của tuổi thơ. Con yêu mẹ lắm, mẹ ơi!

21 tháng 11 2016

Ông nội em là người mà cả gia đình đều kính trọng, là người gần gũi nhất với em.
Ông đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng đi lại còn rất nhanh nhẹn . Vóc người dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ âu phục màu xanh lam khi đi đây đi đó. Mái tóc ông đã gần bạc hết, lúc nào cũng cắt cao và chải vuốt rất gọn gàng. Đôi mắt ông không còn tinh anh như trước nữa nhưng ông thích đọc báo, xem tivi. Những lúc ấy ông phải mang kính, chăm chú một cách tỉ mỉ. Răng của ông đã rụng đi mấy chiếc nên cái miệng móm mém. Đôi bàn tay ông toàn xương xương và chai sần vì đã lao động quá nhiều nhưng ông làm đâu ra đấy!
Những ngày thơ ấu, em được sống tronhg tình thương bao la của ông, được che chở, được dắt dìu. Ông luôn quan tâm đến cía ăn cái mặc, việc học hành của em. Bữa ăn, ông thường bỏ thức ăn cho em. Ông vui khi em chóng lớn, học hành tiến bộ. Ông luôn lo lắng cho tất cả mọi người trong gia đình, nhắc nhở công việc làm ăn của bố mẹ em. Ông là chỗ tựa tinh thần cho cả nhà Nhớ có ông mà mỗi thành viên trong gia đình đều vững bước đi lên. Chẳng những ông quan tâm đến gia đình mà còn quan tâm đền tình làng nghĩa xóm. Ông hay giúp đỡ người nghèo khó, người không may mắn trong cuộc sống. Ông thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục cả nhà. Bởi vậy nên mọi người lúc nào cũng yêu quý ông.
Tấm lòng nhân ái của ông là ngọc đuốc soi sáng tâm hồn. Ông đã truyền thêm sức mạnh cho em vững bước đi lên trên con đường học tập. Gia đình em luôn tôn kính, làm theo những gì ông mong muốn. Em vẫn thường quanh quẩn bên ông, lúc thăm vườn cây, khi bắt sâu, nhổ cỏ giúp ông. Em thần mong sao ông em vẫn mãi như hôm nay

3 tháng 11 2016

Hình ảnh bà là hình ảnh đẹp và thiêng liêng trái tim tôi. Bà ngoại người mà tôi kính yêu, người luôn quan tâm, yêu thương tôi nhất.

Bà tôi thương tôi lắm! Tôi nghe mẹ tôi kể rằng: Đó là ngày tôi sinh ra đời, trời mưa to, một mình bà ngoại ngồi dưới cổng bệnh viện. Lúc ấy, bố tôi có nói: "Bà ơi, bà mau về nhà kẻo cảm lạnh, có tin gì con sẽ báo cho nhà sau." Với một giọng nhẹ nhàng, bà nói: "Không sao, bà muốn xem cháu bà ra sao, ở nhà cũng có người trông rồi, con cứ yên tâm." Khi tôi được sinh ra, bà là người đầu tiên bế tôi, cũng là người đặt cho tôi cái tên rất ý nghĩa: Thanh Bình. Ý của bà như muốn một cô cháu gái duy nhất của bà được hưởng một cuộc sống bình yên, mãi mãi vui vẻ.

Nghe xong câu truyện ấy, tôi đã rất xúc động, tôi cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay bà bồng bế tôi, bàn tay ấy là tấm lòng yêu thương, quí mến mà bà dành cho tôi.

Hằng ngày, bà tôi một tay đảm đương hết công việc nhà. Sáng sớm, tôi đã thấy bà dậy quét sân, lau nhà. Bà làm bữa ăn sáng và mời cả nhà. Mỗi khi tôi đi học về, bà đều ngồi trước thềm nhà đón tôi. Tôi rất thích mỗi khi bà cười, trông bà như trẻ ra bao tuổi vậy. Vì thế tôi luôn cố gắng học, giành nhiều điểm tốt về đem khoa với bà.

Có lần, tôi thấy bà ngồi hát một mình. Những câu hát của bà tôi nghe sao thân thương, quen thuộc đến vậy. Hồi nhỏ, bà thường đung đưa võng ru ngủ tôi. Phải chăng trong lời ru ấy chứa chan biết bao tình thương, mong ước của bà cho tôi?

Vào những tối thứ bảy, bà thường gọi chúng tôi ra sân nghe bà kể chuyện. Chúng tôi say sưa nghe bà kể chuyện. Giọng bà trầm mà ấm làm sao! Dưới ánh trăng, câu chuyện của bà lung linh, huyền ảo. Mỗi câu chuyện bà đưa chúng tôi vào một thế giới thần kì với muôn vàn màu sắc như truyện về Cô Tấm, Chàng Thạch Sanh,... Những câu truyện ấy cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, mỗi câu chuyện bà kể như một lời khuyên bào chúng tôi.

Năm tôi học lớp hai, bà tôi bị ốm. Bà tôi tuổi đã cao nên bà bị bệnh, cả nhà ai cũng lo lắng. Ngày hôm đó, tôi ngồi gấp những chú hạc với mong muốn bà sẽ khỏi ốm. Ngày còn bé, mỗi khi tôi khóc, bà là người đã dỗ tôi bằng cách gấp những chú hạc xinh xinh chờ mẹ về. Qua ba ngày, bà tôi tỉnh dậy, thấy tôi khóc, bà xoa đầu tôi:
- Cháu ngoan, bà vẫn khỏe, cháu đừng khóc nữa!
Tôi ngậm ngùi nói:
- Bà ơi, nhất định bà phải khỏe lại để sống bên cháu, bà nhé! Những chú hạc này cháu gấp dành tặng bà.
Bà tôi lúc ấy tươi cười rạng rỡ khi nhìn thấy những chú hạc mà tôi gấp tặng bà. Mấy ngày sau đó, tôi nghe tin bà tôi không qua khỏi, tôi đã rất buồn.

Mặc dù người bà mà tôi hằng kính yêu đã sang thế giới bên kia, mãi mãi không quay trở về, nhưng tôi luôn tự nhủ phải học thật giỏi, thật ngoan để bà có thể tự hào về cô cháu gái tươi vui, hồn nhiên, trong sáng của bà.

Tham khảo nhé ! Chúc bn hok tốt!

3 tháng 11 2016
Hình ảnh bà là hình ảnh đẹp và thiêng liêng trái tim tôi. Bà ngoại người mà tôi kính yêu, người luôn quan tâm, yêu thương tôi nhất.

Bà tôi thương tôi lắm! Tôi nghe mẹ tôi kể rằng: Đó là ngày tôi sinh ra đời, trời mưa to, một mình bà ngoại ngồi dưới cổng bệnh viện. Lúc ấy, bố tôi có nói: "Bà ơi, bà mau về nhà kẻo cảm lạnh, có tin gì con sẽ báo cho nhà sau." Với một giọng nhẹ nhàng, bà nói: "Không sao, bà muốn xem cháu bà ra sao, ở nhà cũng có người trông rồi, con cứ yên tâm." Khi tôi được sinh ra, bà là người đầu tiên bế tôi, cũng là người đặt cho tôi cái tên rất ý nghĩa: Thanh Bình. Ý của bà như muốn một cô cháu gái duy nhất của bà được hưởng một cuộc sống bình yên, mãi mãi vui vẻ.

Nghe xong câu truyện ấy, tôi đã rất xúc động, tôi cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay bà bồng bế tôi, bàn tay ấy là tấm lòng yêu thương, quí mến mà bà dành cho tôi.

Hằng ngày, bà tôi một tay đảm đương hết công việc nhà. Sáng sớm, tôi đã thấy bà dậy quét sân, lau nhà. Bà làm bữa ăn sáng và mời cả nhà. Mỗi khi tôi đi học về, bà đều ngồi trước thềm nhà đón tôi. Tôi rất thích mỗi khi bà cười, trông bà như trẻ ra bao tuổi vậy. Vì thế tôi luôn cố gắng học, giành nhiều điểm tốt về đem khoa với bà.

Có lần, tôi thấy bà ngồi hát một mình. Những câu hát của bà tôi nghe sao thân thương, quen thuộc đến vậy. Hồi nhỏ, bà thường đung đưa võng ru ngủ tôi. Phải chăng trong lời ru ấy chứa chan biết bao tình thương, mong ước của bà cho tôi?

Vào những tối thứ bảy, bà thường gọi chúng tôi ra sân nghe bà kể chuyện. Chúng tôi say sưa nghe bà kể chuyện. Giọng bà trầm mà ấm làm sao! Dưới ánh trăng, câu chuyện của bà lung linh, huyền ảo. Mỗi câu chuyện bà đưa chúng tôi vào một thế giới thần kì với muôn vàn màu sắc như truyện về Cô Tấm, Chàng Thạch Sanh,... Những câu truyện ấy cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, mỗi câu chuyện bà kể như một lời khuyên bào chúng tôi.

Năm tôi học lớp hai, bà tôi bị ốm. Bà tôi tuổi đã cao nên bà bị bệnh, cả nhà ai cũng lo lắng. Ngày hôm đó, tôi ngồi gấp những chú hạc với mong muốn bà sẽ khỏi ốm. Ngày còn bé, mỗi khi tôi khóc, bà là người đã dỗ tôi bằng cách gấp những chú hạc xinh xinh chờ mẹ về. Qua ba ngày, bà tôi tỉnh dậy, thấy tôi khóc, bà xoa đầu tôi:
- Cháu ngoan, bà vẫn khỏe, cháu đừng khóc nữa!
Tôi ngậm ngùi nói:
- Bà ơi, nhất định bà phải khỏe lại để sống bên cháu, bà nhé! Những chú hạc này cháu gấp dành tặng bà.
Bà tôi lúc ấy tươi cười rạng rỡ khi nhìn thấy những chú hạc mà tôi gấp tặng bà. Mấy ngày sau đó, tôi nghe tin bà tôi không qua khỏi, tôi đã rất buồn.

Mặc dù người bà mà tôi hằng kính yêu đã sang thế giới bên kia, mãi mãi không quay trở về, nhưng tôi luôn tự nhủ phải học thật giỏi, thật ngoan để bà có thể tự hào về cô cháu gái tươi vui, hồn nhiên, trong sáng của bà.
 
 
13 tháng 12 2016

Đề 1:

Chuyện là thế này các bạn ạ. Mình nhớ mãi tiết trả bài môn văn hôm ấy, có lẽ đó là giây phút bẽ bàng đau khổ nhất đối với tôi từ trước đến nay. Một điểm 3 to tướng trong bài làm văn của tôi. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về kỉ niệm đáng buồn mà cũng là đáng nhớ nhất của tôi.

Hôm nay cô Hường trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đến chỗ tôi đặt bài của tôi xuống bàn, nét mặt cô có vẻ không vui. Tôi cui xuống nhìn bài kiểm tra. Trời ơi! một điểm 3 to tướng, tôi choáng váng, tim như ngừng đập, không thể tin nổi nữa. Tôi lắp bắp, không, không thể như vậy được! Tôi cố lấy bình tĩnh nhìn lại, con số 3 in rõ trong khung điểm màu đỏ rất rõ ràng như trêu ngươi, như giễu cợt tôi. Tô vội vàng gập bài vào, bần thần quay sang nhìn các bạn xung quanh như để tìm một người cùng cảnh với mình. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi buồn của tôi. Chắc các bạn nghĩ rằng tôi cũng như mọi lần thường được điểm 8 điểm 9 vì tôi là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ tôi thấy càng xấu hổ, tôi cúi gầm mặt xuống bàn nhìn bài mình một lần nữa. Dòng chữ cô Hường phê như hiện lên rõ ràng trước mắt tôi: Bài văn lạc đề!

Tôi đọc lại bài thật kĩ và nhận ra là mình đã sai đề thật. Đề bài cô Hường yêu cầu tả một dòng sông vậy mà tôi lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu của mình. Đề bài thì không khó, chỉ tại tôi quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ đến nỗi nhìn gà hóa cuốc và cuối cùng là nhầm đề. Tại sao tôi lại có thể nhầm lẫn một cách ngu ngốc như thế, tôi tự trách mình. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, tôi đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè, quên mất lời cô Hường nhắc nhở: “Các em hãy kiểm tra bài viết trước khi nộp”. Có lẽ quá ỷ vào sức học của mình, quá thỏa mãn trước lời khen của cô giáo và bè bạn nên tôi đã thành một cô bé hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết. Đáng đời cho tôi thật – Tôi tự nhủ.

Đúng lúc ấy, bạn Liên nói thầm bên tai em, giọng vui mừng:

– Hương ơi! Hôm nay tớ được 8 điểm nhé! Tớ đã rất cố gắng từ lâu nay. Bây giờ mới thấy kết quả đó. Tớ vui quá. Chắc bố mẹ tớ cũng rất vui cho mà xem. Mà sao trông cậu buồn thế, cậu được mấy vậy?

Nghe Liên nói, tôi lại càng buồn bã và xấu hổ. Liên đang sung sướng với điểm 8 đầu tiên của môn văn. Còn tôi, kẻ vẫn coi điểm 8 là xoàng xĩnh thì hôm nay lại bị điểm 3! Không thể hào diễn tả hết nỗi đau khổ của tôi lúc ấy. Tôi cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng về tôi cái cảm giác đó thật sự khó chịu được.

Trên đường về, tôi chậm chạp kéo lê đôi chân rảo bước trên đường mà lòng nặng trĩu. Bố mẹ đặt niềm tin ở tôi nhiều lắm. Nếu biết tôi bị điểm 3 thì bố mẹ sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên tôi học cho giỏi và mong rằng sau này tôi cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ tôi học bài xong mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong con gái mẹ học giỏi ngoan ngoãn. Không thể để bố mẹ biết được, bố mẹ sẽ thất vọng va buồn lắm, tôi sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài quá kém… Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, tôi đã về đến nhà lúc nào không biết.

Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón tôi. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Tôi đã ôm chầm lấy mẹ và khóc tức tưởi, nói cho mẹ biết tôi vừa bị điểm 3 môn Văn. Trái ngược với những dự đoán của tôi. Chắc bố mẹ sẽ mắng tôi một trận nên thân. Nhưng không, mẹ lại dịu dàng khuyên tôi bình tĩnh, rút kinh nghiệm để lần sau làm bài tốt hơn. Lời mẹ nói làm tôi càng thấy xấu hổ hơn.

Tối hôm ấy, tôi xem kĩ lại bài văn của mình. Điểm 3 như nhắc nhở tôi. Tôi tự nhủ nhất định chỉ có một điểm 3 này thôi. Mình sẽ tìm lại những điểm 9, điểm 10 cùng ánh mắt tin cậy của cha mẹ, thầy cô và bè bạn.

Đó là một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên mặc dù bây giờ cũng đã lâu rồi. Và từ đó tôi đã sửa được tính nhanh nhẩu đoảng của mình và điểm 3 không bao giờ xuất hiện trong vở của tôi nữa.

13 tháng 12 2016

Đề 2:

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta có vô cùng nhiều những việc làm tốt. Những trái tim nhân hậu không phân biệt tuổi tác. Sau đây là một câu chuyện về một em bé mà tôi đã từng được chứng kiến tận mắt, em bé ấy quả là một em bé ngoan và thương người.
Vào một ngày đông lạnh giá, gió rít từng cơn, từng cơn lạnh thấu xương. Mưa phùn rơi buốt da, buốt thịt. Sự lạnh giá như làm mọi vật trở nên lười biếng. Đường chỉ lác đác vài chiếc xe, vài chiếc lá khô xào xạc. Tôi đang trên đường đi bộ về nhà, miệng thở ra những hơi khói. Và bỗng nhiên, ập vào mắt tôi là hình ảnh một ông lão ăn xin ngồi dưới gốc cây trơ trụi.
Tôi vô cảm nhìn ông lão, đã từ bao giờ, tôi đánh mất đi một thứ gọi là "tình người". Tôi chả thấy ông lão có một chút thiện cảm. Quần áo thì rách rưới, chỗ vá chỗ khâu. Khuôn mặt nhem nhuốc, tóc tai thì bù xù, chân tay đen ngòm, bẩn thỉu. Sự nghèo khổ đã gặm nhấm đi con người...
Rồi bỗng nhiên, từ một góc nào đó, có một em bé chừng bốn năm tuổi, ăn mặc rất đẹp tiến tới chỗ lão ăn xin. Tôi cố tình đứng lại, nép sau một thân cây gần đó xem con bé trêu lão ta thế nào. Con bé nhìn ông lão một lúc rồi ngồi xổm xuống, ngẩng khuôn mặt ngây thơ lên và hỏi ông lão ăn xin:
-Ông ơi, nhà của ông đâu, sao ông lại ở đây vậy ạ?
Đáp lại là giọng bé bé, khản đặc của ông lão:
-Ông... ông...không có nhà cháu à!
Gió vẫn rít, mưa phùn vẫn rơi lâm thâm. Cô bé đáp lại ông lão:
-Vậy gia đình của ông đâu vậy ông, cháu tưởng ai cũng có gia đình.
Sự ngây thơ của con bé như làm lão bối rối:
- ông ... ông ... gia đình của ông....
Chưa kịp trả lời hết, cô bé đã hỏi tiếp:
-Mà sao trời lạnh như vậy, ông ở ngoài đường mà lại ăn mặc phong phanh như thế ạ?
-Ông .... làm gì ... có .. có tiền mua quần áo ...! -Ông lão trả lời, giọng rưng rưng.
Trên khuôn mặt con bé thể hiện rõ nỗi ngạc nhiên, như thể là nó còn cả đóng thắc mắc muốn hỏi ông lão. Nó nháy lia lịa đôi mắt bồ câu to, tròn, đen láy của mình. Nhưng rồi, con bé lấy tay, tháo chiếc khăn trên cổ, cầm bằng hai tay, đưa cho ông lão:
-Ông đeo tạm chiếc khăn của cháu này, cho ông đỡ lạnh, ở nhà cháu còn nhiều khăn lắm!
Tôi như khựng lại, cô bé này không trêu lão sao? Trên khuôn mặt ông lão ăn xin hiện lên một vẻ trìu mến, xúc động, xen lẫn sự ngạc nhiên. Ông lão đưa tay run run, cầm lấy chiếc khăn. Ông nắm lấy đôi bàn tay bé bỏng của cô bé, rưng rưng:
- Ong... ông cảm ơn cháu, chảu quả là một cô bé tốt.
Mọi vật như trở nên ấm áp. Sau đó, cô bé tạm biệt ông lão ăn xin rồi đi về. Tôi cũng đi về, một cảm giác khó tả. Sự vô cảm đã biến con người ta thành cái gì vậy? Một cô bé nhưng còn biết thương người. Tôi cảm thấy có lỗi và cảm thấy thật xấu hổ...
Đâu đó, trong xã hội, vẫn còn tồn tại một thứ vô hình như vô cùng giá trị, thứ đó gọi là "tình nguời". "Giữa một đêm đông lạnh giá, một hành động nhỏ bé nhưng cũng đủ để sưởi ấm một trái tim."

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: “Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi” luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: “Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui”. Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém “Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào”. Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Hãy kể về người bà kính yêu của em

Bà là người bà tuyệt vời nhất

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

5 tháng 1 2020

làm sao mà bạn dán đc hay vây