Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bàn về phương pháp học tập, xưa nay có rất nhiều ý kiến. Mỗi ý kiến đúc kết một kinh nghiệm quý báu góp phần rút ngắn khoảng cách trong hành trình chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Học đi đôi với hành là một trong những phương châm đó. Từ xưa tới nay, mối tương quan giữa học và hành được nhiều người quan tâm, bàn luận. Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì ?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô giáo; học ở bạn bè; tự học qua sách vở và thực tế đời sống. Mục đích của việc học là để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình, góp phần hữu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp chung.
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế công việc hằng ngày. Ví dụ như người thầy thuốc đem hiểu biết của mình học được ở trường Đại học Y Dược trong suốt sáu năm để vận dụng vào việc chữa bệnh cứu người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, sân. bay, nhà ga, công viên, trường học… Những kĩ sư cơ khí chể tạo máy móc phục vụ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… Nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để thu hoạch với năng suất cao… Đó là hành.
Học tập là công việc quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Nhưng cần học tập như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Cha ông ta từng căn dặn: “Học đi đôi với hành”.
"Học" là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy gọi là quá trình tự học: học trong sách vờ, tài liệu hay học trong cuộc sống. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đinh và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.
Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,… "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu. Công việc của người nông dàn làm việc trên đồng ruộng rất khác với người kĩ sư nông nghiệp làm việc trong phòng nghiên cứu. Tương tự, người công nhân vận hành máy móc trong nhà máy về bản chất rất khác với nhà khoa học thí nghiệm trong phòng chuyên dụng,… Điểm khác ấy chính là mức dộ lao động của mỗi đối tượng.
Ta có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như nhận thức được đa số. Nhưng cả đời người không thể thực hiện lại một phần nhỏ những gì lớp lớp cổ nhân từng làm. Bởi vậy, phải có đầy đủ lí thuyết trước mới đảm bảo cho thành công của công việc. Đó là lí do vì sao ta cần học giỏi, nắm vững được những kiến thức cần thiết.
Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hoá vai trò của học bởi mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực học tập là nhằm giúp mỗi người sống tốt trong xã hội con người. Vì vậy, học cần đi đôi với hành. Chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau. Bởi như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không hề có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thi chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết nổi một lá đơn xin việc,… học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.
Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.
Học đi đôi với hành, quan niệm ấy không mới bởi cha ông ta đã đặt ra vấn đề đó từ vài thế kỉ trước (Văn bản Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một bằng chứng sinh động) song là đó kim chỉ nam cho phương hướng học tập, rèn luyện của mọi người, mọi thời. Trong xã hội, chúng ta cần phổ biến rộng rãi, hiệu quả cách học này để đạt hiệu quả học tập cao nhất.
- Tất cả các cây đều cần nước.Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây,các giai đoạn khác nhau trong tru kì sống của cây.
- Khi ta cung cấp nước đúng lúc cây sẽ có điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn đạt hiệu quả năng suất cao ,nước rất cần cho cây nếu không có nước cây sẽ chết
Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu...
Trả lời: Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu...
Thực vật có vai trò với trong cuộc sống:
- Giúp điều hòa khí hậu
- Giảm ô nhiễm môi trường
-Giúp giữ đất, chống xói mòn.
- Hạn chế ngập lụt, hạn hán......
Câu 1. Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào.
Trả lời:
Thí nghiệm để biết cây dài ra do đâu. Có thể gieo một số hạt đậu xanh hay lạc vào chậu đất ẩm. Khi cây cao độ 6 - 8cm thì ngắt ngọn một số cây, số cây còn lại đế nguyên. Để cây ra chỗ sáng. Sau vài ngày, quan sát thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.
Câu 2. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn. những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.
Trả lời:
Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.
* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.
Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.
Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.
* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.
Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.
1.Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
2.
- Bấm ngọn giúp cây ra nhiều hoa,quả hơn.
- Tỉa cách giúp cây phát triển chiều cao.
Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:
* Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.
I. DÒNG MẠCH GỖ:
1. Cấu tạo của mạch gỗ:
- Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống. Chúng không có màng và bào quan. Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.
- Quản bào và mạch ống nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.
- Thành của mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.
2. Thành phần dịch mạch gỗ:
- Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a. amin, amit, vitamin …)
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ:
Là sự phối hợp của 3 lực:
* Lực đẩy (áp suất rễ).
* Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
* Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
Câu 1. Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ?
Trả lời: Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.
Câu 2. Nêu một vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường.
Trả lời:
Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường : Ở nơi đất khô. thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh... thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng).
Những cây cần ít nước (kê. hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.
Câu 3. Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì ? Cho một vài ví dụ.
Trả lời: Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:
- Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:
+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.
+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.
+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.
Câu 1. Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ?
Trả lời: Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.
Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;
Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành
Một số loại cây, khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa là: cây cà chua, cây hồng, cây thị... (giữ lại đài hoa); cây chuối, cây ngô... (giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy)
Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;
Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành
Một số loại cây, khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa là: cây cà chua, cây hồng, cây thị... (giữ lại đài hoa); cây chuối, cây ngô... (giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy).
Tham khảo:
Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.
Tham kharo
Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước