Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
Đoàn Thị Điểm , Trạng Quỳnh , Nguyễn Trãi , ...
chúc bạn học giỏi
giống:đều thông minh;hiếu học
khác:em bé thông minh là truyện cổ tích ;do nhân dân sáng tạo nên còn lương thế vinh là nhân vật có thật
nói cách khác thì em bé thông minh là nhân vật ko có thaatjcon lương thế vinh là nhân vật có thật
GIỐNG : Cả hai đều thông minh
KHÁC :
- Em bé thông minh : giải đáp câu đố bằng cách lấy cái không xác định để lí giải cho cái đã xác định và kinh nghiệm dan gian
- Lương Thế Vinh : giải đáp câu đố bằng kinh nghiệm thực tế đã trải nghiệm
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Truyện xảy ra từ ngày xửa, ngày xưa.
- Nhà vua sai một viên quan đi tìm người tài giỏi để giúp vua cai trị đát nước.
2. Thân bài:
* Diễn biến của truyện:
- Viên quan đi tìm khắp nơi mà chưa thấy ai lỗi lạc.
- Đến làng nọ, viên quan gặp hai cha con người nông dân đang cày ruộng.
- Cuộc đối đáp giữa viên quan và chú bé thông minh.
- Viên quan tin chắc chú bé đúng là người tài, vội phi ngựa về tâu vua.
- Nhà vua kín đáo thử tài chú bé bằng cái lệnh bắt dân làng chú nuôi trâu đực đẻ.
- Hai cha con chú bé tim đường vào kinh đô. Chú bé gặp dược nhà vua. Cuộc đối đáp giữa nhà vua và chú bé.
- Chú bé vượt qua mấy lần thử thách một cách dễ dàng.
- Chú bé giúp nhà vua và triều đình làm được công việc oái oăm mà sứ thần nước láng giềng thách đố (xỏ sợi chỉ qua đường ruột một chiếc vỏ ốc vặn.)
3. Kết bài:
* Kết thúc truyện:
- Nhà vua và cả triều đình khâm phục trí thông minh kì lạ của chú bé.
- Chú được nhà vua phong chức Trạng nguyên và ban cho một dinh thự trong cung. Chú trở thành người giúp đỡ nhà vua rất đắc lực trong việc cai trị đất nước.
àn ý Kể lại câu chuyện cổ tích Em bé thông minh lớp 6
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Truyện xảy ra từ ngày xửa, ngày xưa.
- Nhà vua sai một viên quan đi tìm người tài giỏi để giúp vua cai trị đất nước.
2. Thân bài:
* Diễn biến của truyện:
- Viên quan đi tìm khắp nơi mà chưa thấy ai lỗi lạc.
- Đến làng nọ, viên quan gặp hai cha con người nông dân đang cày ruộng.
- Cuộc đối đáp giữa viên quan và chú bé thông minh.
- Viên quan tin chắc chú bé đúng là người tài, vội phi ngựa về tâu vua.
- Nhà vua kín đáo thử tài chú bé bằng cái lệnh bắt dân làng chú nuôi trâu đực đẻ.
- Hai cha con chú bé tim đường vào kinh đô. Chú bé gặp được nhà vua. Cuộc đối đáp giữa nhà vua và chú bé.
- Chú bé vượt qua mấy lần thử thách một cách dễ dàng.
- Chú bé giúp nhà vua và triều đình làm được công việc oái oăm mà sứ thần nước láng giềng thách đố (xỏ sợi chỉ qua đường ruột một chiếc vỏ ốc vặn.)
3. Kết bài:
* Kết thúc truyện:
- Nhà vua và cả triều đình khâm phục trí thông minh kì lạ của chú bé.
- Chú được nhà vua phong chức Trạng nguyên và ban cho một dinh thự trong cung. Chú trở thành người giúp đỡ nhà vua rất đắc lực trong việc cai trị đất nước.
rạng Lường Lương Thế Vinh là một trong những vị trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.
Theo Danh nhân Hà Nội, Lương Thế Vinh sinh năm 1441 tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng học nhanh, sáng trí, sáng tạo trong việc học và chơi. Lần nọ, Vinh cùng bạn bè ngồi chơi dưới gốc cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau đo chiều cao của cây.
Thay vì trèo lên cây như lời đề nghị của một người, Lương Thế Vinh lấy một cây gậy, đo chiều dài của nó rồi dựng gậy trên mặt đất, đo chiều dài bóng gậy. Sau đó, ông tiếp tục đo bóng cây. Tính nhẩm một lát, Vinh đưa ra kết quả.
Đám bạn không tin bèn dùng dây thừng đo lại, được kết quả đúng như của Vinh. Họ không khỏi thán phục.
Một lần khác, Khi Lương Thế Vinh cùng bạn chơi bóng, quả bưởi làm bóng rơi xuống hố. Cả bọn loay hoay, không làm thế nào lấy lên được. Ông nghĩ ra cách đổ nước vào hố để quả bưởi nổi lên.
Nhờ tài toán học, Lương Thế Vinh không ít lần giúp những người xung quanh giải quyết các vấn đề khó khăn. Có lần, ông đến một khúc sông, thấy mấy người đang tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Hôm đó, nước sông rất to và chảy xiết, họ không thể bơi qua.
Chân dung quan trạng Lương Thế Vinh. Đền thờ ông hiện đặt tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, Nam Định. |
Ông bèn đề nghị mọi người không bơi qua sông mà tìm cho ông mấy cái cọc. Ban đầu, mấy người này không tin nhưng khi thấy Vinh đóng cọc, ước lượng khoảng cách rồi tính nhẩm và công bố chiều rộng con sông, họ hoàn toàn thán phục tài năng của chàng trai trẻ.
Trên thực tế, Lương Thế Vinh sử dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để tính khoảng cách giữa hai bờ sông.
Với tài trí hơn người, Lương Thế Vinh nhanh chóng nổi tiếng học giỏi khắp vùng Sơn Nam. Vì thế, người ta thường so sánh ông với Quách Đình Bảo, cũng là một người thông minh, đĩnh đạc trong vùng.
Cùng dùi mài kinh sử nhưng hai ông có phương pháp học hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Bảo ngày đêm vùi đầu khổ luyện, Vinh lại chơi nhiều hơn học,
Tương truyền, trước kỳ thi Đình, Lương Thế Vinh sang làng của Quách Đình Bảo, định bàn chuyện cùng về kinh ứng thí. Khi nghỉ ngơi tại quán nước đầu làng, nghe người dân kể chuyện Bảo học quên ăn quên ngủ, ông quyết định quay về, thầm không tán thành cách học của Bảo.
Quả nhiên, năm 1463, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên trong khi Quách Đình Bảo đỗ thám hoa. Khi đó, chàng trai làng Cao Hương mới 22 tuổi.
Là người quang minh, lỗi lạc lại tài trí, Vinh được triều đình trọng dụng. Ông giữ nhiều chức quan quan trọng trong Hàn lâm viện, đồng thời là một trong số 28 thành viên của hội thơ Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông thành lập.
Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất của ông cho nước nhà lại thuộc về lĩnh vực Toán học.
Theo Danh nhân đất Việt, khi sứ thần nhà Minh sang thăm nước ta, vua cử Lương Thế Vinh ra tiếp đón. Dù đã biết tiếng vị trạng nguyên, sứ thần vẫn tìm cách làm khó.
Trong một buổi đi chơi thuyền, ông ta thách đố quan trạng cân thử con voi nặng bao nhiêu. Vinh thản nhiên nhận lời rồi sai người dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức thuyền chìm trong nước. Xong xuôi, ông bảo dắt voi lên, chất đá xuống, nước ngập đến chỗ đánh dấu thì dừng.
Sau đó, ông cho người chia nhỏ số đá, cân lên và tính tổng. Kết quả khiến sứ thần phục lăn nhưng vẫn không bỏ ý định thử tài trạng. Ông ta xé một tờ giấy, yêu cầu Lương Thế Vinh đo độ dày của nó.
Trước tình huống khó xử này, ông vẫn ung dung nghĩ ra cách. Ông mượn viên sứ quyển sách, dùng thước đo độ dày cả quyển rồi chia với số trang để tính độ dày tờ giấy. Sứ thần nhà Minh hết sức bội phục trí tuệ linh hoạt của vị quan đất Việt.
Với tài năng toán học xuất sắc, Lương Thế Vinh được dân gian gọi là Trạng Lường. Ông cũng tổng kết kiến thức, viết nên cuốn Đại thành Toán pháp. Cuốn sách này được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam.
Ông cũng nổi tiếng với tài văn thơ, đối đáp và rất vừa ý nhà vua. Năm 1496, Lương Thế Vinh qua đời. Vua Lê Thánh Tông rất thương tiếc bèn viết bài thơ khóc Trạng:
Chiếu thư thượng đế xuống đêm qua
Gióng khách chương đài kiếp tại nhà
Cẩm tú mấy hàng về động ngọc
Thánh hiền ba chén ướt hồn hoa
Khí thiên đã lại thu sơn nhạc
Danh lạ còn truyền để quốc gia
Khuất ngón tay than tài cái thế
Lấy ai làm Trạng nước Nam ta.
Tick nha
người thông minh là người có trí thức, nhanh nhẹn, am hiểu vấn đề,linh hoạt, ứng phó nhanh...
Người thông minh là người cso hiểu biết,vv bạn tự suy nghĩ đi
Giống: Đều nói về trí thông minh của nhân dân ta (Chủ yếu là trẻ nhỏ). Đề cao tinh thần học hỏi và trí tuệ của người Việt.
Khác:
Em bé thông minh: 4 lần giải đố (của viên quan, nhà vua, xứ giả nước láng giềng), bằng những cách rất thông minh.
Lương Thế Vinh: Vớt quả bưởi ở dưới hố lên bằng cách đổ nước vào hố làm cho quả bưởi nổi lên.
Mình không biết bạn nói chuyện Lương Thế Vinh cân voi thay là vớt bưởi nên mình chọn đại chuyện vớt bưởi.