K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2024

Tế bào thực vật có một số điểm khác biệt so với tế bào động vật về cấu tạo, bao gồm:

1. Thành tế bào:
  • Tế bào thực vật có một lớp thành tế bào bên ngoài mà tế bào động vật không có. Thành tế bào chủ yếu được cấu tạo từ cellulose (một polysaccharide).

Chức năng của thành tế bào:

  • Cung cấp hình dạng cố định cho tế bào, giúp tế bào giữ được hình dạng và độ bền.
  • Bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, như vi khuẩn, nấm, và các yếu tố vật lý.
  • Hỗ trợ chuyển tải nước và dưỡng chất vào và ra khỏi tế bào.
2. Chất diệp lục (Chloroplast):
  • Tế bào thực vật có chứa chloroplast chứa chất diệp lục (chlorophyll) giúp thực hiện quá trình quang hợp. Tế bào động vật không có cấu trúc này.

Chức năng của chloroplast:

  • Quang hợp: Chloroplast là nơi xảy ra quá trình quang hợp, trong đó thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời để chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học, tạo ra glucose (đường) và giải phóng oxygene. Đây là nguồn năng lượng chính cho thực vật và các sinh vật sống phụ thuộc vào chúng.
3. Vacuole (lỗ chứa):
  • Tế bào thực vật có một hoặc vài vacuole lớn chứa nước, muối khoáng, sắc tố, và các chất dự trữ. Tế bào động vật cũng có vacuole, nhưng thường là rất nhỏ và không có chức năng dự trữ nước.

Chức năng của vacuole:

  • Dự trữ nước và các chất dinh dưỡng, giúp tế bào duy trì áp suất thẩm thấu (áp suất turgor) ổn định, điều này rất quan trọng trong việc duy trì hình dạng tế bào.
  • Tham gia vào việc vận chuyển các chất ra vào tế bào.
  • Tích trữ các chất thải hoặc chất độc hại mà tế bào không thể đào thải ra ngoài ngay lập tức.
4. Trung thể (Centrosome):
  • Tế bào động vậttrung thể (centrosome) tham gia vào quá trình phân chia tế bào. Tế bào thực vật thì không có trung thể, mà thay vào đó là những cấu trúc khác tham gia vào quá trình phân chia.

Chức năng của trung thể (ở tế bào động vật):

  • Trung thể tham gia vào việc hình thành thoi phân bào, giúp chia đều các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào (mitosis và meiosis).

Tóm lại, điểm khác biệt lớn nhất giữa tế bào thực vật và tế bào động vật là sự hiện diện của thành tế bào, chloroplast và vacuole trong tế bào thực vật, trong khi tế bào động vật lại có trung thể tham gia vào quá trình phân chia tế bào. Các cấu trúc này đảm bảo các chức năng sinh lý cần thiết cho sự sống của thực vật.

15 tháng 1 2022

TK

28 tháng 3 2018

Đáp án:

Ở động vật chỉ có các tế bào phôi gốc ban đầu có tính toàn năng, sau một thời gian phân chia thì các tế bào sinh dưỡng bị biệt hóa và không có tính toàn năng. Vì vậy các tế bào sinh dưỡng khi nuôi cấy không có khả năng phả phân hóa để tạo cơ thể mới.

Ở thực vật có thể xảy ra hiện tượng phản phân hóa nếu đem nuôi cấy tế bào sinh dưỡng trong điều kiện môi trường thích hợp hình thành cơ thể mới.

Đáp án cần chọn là: A

7 tháng 5 2016

Điểm giống và khác nhau về cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật qua bảng sau:
a) Giống nhau
Đều có những thành phần cơ bản:
- Màng sinh chất, tế bào chất và nhân
- Các bào quan: Ti thể, thể Gôngi, lưới nội chất mang ribôxôm.
- Trong nhân là nhân con và chất nhiễm sắc (ADN).
b) Khác nhau

Tế bào động vậtTế bào thực vật
- Không có vách xenlulozơ
- Không có lục lạp nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ \(\rightarrow\) dị dưỡng.
- Có trung thể
- Có lizôxôm (thể hòa tan).
- Không có không bào chứa dịch, chỉ có không bào tiêu hóa, không bào bài tiết.
Có vách xenlulozơ bảo vệ.
- Có các lạp thể đặc biệt là lục lạp \(\rightarrow\) tự dưỡng.

- Chỉ có ở tế bào thực vật bậc thấp
- Không có
- Có không bào chứa dịch lớn.

 

7 tháng 5 2016

Giống nhau:
- Đều là tế bào nhân thực.
- Màng sinh chất đều được cấu tạo theo mô hình khảm lỏng
- Thành phần đều được cấu tạo từ các chất hữu cơ và vô cơ như: prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, nước...

Khác nhau:

Tế bào động vật

Có màng tế bào, nhân, tế bào chất
Dị dưỡng
Hình dạng không nhất định
Thường có khả năng chuyển động 
Không có lục lạp   
Không có không bào
Chất dự trữ là glycogen 
Không có thành xenlulôzơ
Phân bào có sao, phân chia tế bào chất bằng eo thắt ở giữa tế bào.
Tế bào thực vật
Có màng tế bào, nhân, tế bào chất 
Tự dưỡng
Hình dạng  ổn định
Rất ít khi chuyển động
Có lục lạp
Có không bào lớn
Dự trữ bằng hạt tinh bột
Có màng thành xenlulôzơ
Phân bào có sao, phân chia tế bào chất bằng vánh ngăn

 

 

15 tháng 5 2017

5. Cơ quan sinh dưỡng gồm những bộ phận : THÂN , RỄ , LÁ

+ THÂN : chức năng vận chuyển các chất.
+ RỄ : có chức năng hút nước và muối khoáng hhòa tan trong đất.
+ LÁ : chứa diệp lục tố làm chức năng quang hợp . Lá còn là cơ quan hô hấp và thoát hơi nước.

7 tháng 2 2018

Đáp án A

Các tế bào của cơ thể có cùng kiểu gen nhưng có chức năng khác nhau là do sự điều hoà hoạt động của gen

26 tháng 8 2017

Đáp án A

Các tế bào của cơ thể có cùng kiểu gen nhưng có chức năng khác nhau là do sự điều hoà hoạt động của gen

31 tháng 12 2018

Đáp án A

(1) Đúng. Vì các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo (giai đoạn b)→ Là quá trình nguyên phân (đã vẽ đầy đủ các quá trình).

(2) Sai. Bộ nhiễm sắc thể của loài trên là 2n = 4. Ở kì giữa (giai đoạn b) có 4 nhiễm sắc thể kép →2n = 4.

(3) Sai. Tuy ở giai đoạn (b) có 8 phân tử ADN nhưng vì 2n = 4 nên chỉ thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể.

(4) Sai. Ở kì cuối (giai đoạn c) có xuất hiện vách ngăn do thành tế bào là xelulozo không thể co rút được → là tế bào thực vật.

29 tháng 10 2019

Đáp án C.

A sai. Cả hai phương pháp đều dựa trên thao tác ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để thành cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh, không ảnh hưởng gì vật liệu di truyền là NST.

B sai. Vẫn có các cá thể có kiểu gen dị hợp tùy vào kiểu gen của mẫu mô hoặc phôi ban đầu.

D sai. Vì cả hai phương pháp đều tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau.

Một tế bào sinh dục sơ khai (2n) của một cơ thể thực vật tiến hành nguyên phân liên tiếp 8 lần. Ở lần nguyên phân thứ 2, có một tế bào không hình thành thoi vô sắc, bộ nhiễm sắc thể không phân li, hình thành nên một tế bào tứ bội (4n). Sau đó, tế bào tứ bội vẫn tiếp tục nguyên phân bình thường như những tế bào khác. Quá trình nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai nói trên đã...
Đọc tiếp

Một tế bào sinh dục sơ khai (2n) của một cơ thể thực vật tiến hành nguyên phân liên tiếp 8 lần. Ở lần nguyên phân thứ 2, có một tế bào không hình thành thoi vô sắc, bộ nhiễm sắc thể không phân li, hình thành nên một tế bào tứ bội (4n). Sau đó, tế bào tứ bội vẫn tiếp tục nguyên phân bình thường như những tế bào khác. Quá trình nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai nói trên đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 6120 nhiễm sắc thể đơn.

- Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài và số tế bào tứ bội (4n) được tạo ra sau nguyên phân.

- Tất cả các tế bào lưỡng bội (2n) tạo ra từ quá trình nguyên phân nói trên đều bước vào giảm phân hình thành giao tử. Biết rằng giảm phân xảy ra bình thường, không có trao đổi chéo, hãy cho biết số loại giao tử tối đa thực tế có thể tạo ra là bao nhiêu?

0
Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong tế bào (X)...
Đọc tiếp

Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong tế bào (X) có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực tế bào. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào X diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Tế bào lưỡng bội bình thường của loài nói trên có 16 nhiễm sắc thể.

(2) Tế bào (X) có thể đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.

(3) Cây (Y) có thể thuộc thể một nhiễm.

(4) Kết thúc quá trình phân bào của tế bào (X) có thể tạo ra hai nhóm tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
24 tháng 6 2019

Đáp án B

(1) Đúng. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n.

→ Có n cặp nhiễm sắc thể, trong đó:

+ (n-2) cặp nhiễm sắc thể giảm phân không xảy ra trao đổi chéo tạo ra 2n-2 loại giao tử.

+ 2 cặp nhiễm sắc thể giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất tạo ra 42 = 16 loại giao tử.

Cây trên tạo ra tối đa 1024 loại giao tử → 16 x 2 n - 2 = 1024 → n = 8 → 2 n = 16 .

(2) Sai. Tế bào X đang thực hiện quá trình phân bào có 14 nhiễm sắc thể đơn (2n-2) chia thành 2 nhóm đều nhau mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào.

→ sau khi kết thúc sẽ tạo ra 2 tế bào, mỗi tế bào chứa 7 nhiễm sắc thể (n-1).

→ Tế bào X đang ở kì sau của giảm phân II.

(3) Đúng. Tế bào X là tế bào thực hiện giảm phân II được sinh ra từ giảm phân I cùng một tế bào khác nữa (gọi là tế bào A).

Cây (Y) có thể mang bộ nhiễm sắc thể  2n = 15 (dạng một nhiễm); sau giảm phân I, tế bào A nhận được 8 nhiễm sắc thể kép và tế bào X nhận được 7 nhiễm sắc thể kép.

(4) Sai. Kết thúc quá trình giảm phân, tế bào X mang 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau mỗi nhóm đang phân li về một cực tế bào → tạo ra 2 giao tử giống nhau, mỗi giao tử mang 7 nhiễm sắc thể.