K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 7 2017

- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên thời kì 1995 -2002 còn khiêm tốn, nhưng tốc độ gia táng của vùng khá lớn. Cả vùng Tây Nguyên tăng 2,8 lần, tỉnh Gia Lai tăng 3,1 lần, tỉnh Đắk Lắk tăng 2,8 lần. Kom Tum tăng 2 lần, Lâm Đồng tăng 2,7 lần.

- Nguyên nhân làm cho hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất công nghiệp.

- Đắk Lắk: có diện tích vây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là đất badan, nhờ đó tỉnh này phát huy thế mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê; ngoài cà phê, còn trồng nhiều điều, hồ tiêu,...

- Lâm Đồng: có thế mạnh sản xuất chè, hoa và rau quả ôn đới với quy mô tương đối lớn; cây cà phê cũng được trồng nhiều ở Lâm Đồng.

- Việc phát triển mạnh của ngành du lịch cũng là nguyên nhân kích cầu cho sự tiêu thụ nguồn sản phẩm nông nghiệp của hai tỉnh nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên nói chung.

6 tháng 6 2017

Trả lời:

a) Nhận xét:

- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp còn khiêm tốn, nhưng tốc độ gia táng của vùng khá lớn (từ năm 1995 đên năm 2002, táng gần 2,8 lần).

- Tốc độ tăng của từng tỉnh cũng tương đối lớn (từ năm 1995 đến năm 2002, Kon Tum tăng 2 lần, Gia Lai tăng hơn 3 lần, Đắk Lắk tăng 2,8 lần, Lâm Đồng tăng hơn 2,7 lần).

b) Nguyên nhân về sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giả trị cao nhất.

- Đắk Lắk: với thế mạnh là diện tích trồng cây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là đất badan, Đắk Lắk phát huy thế mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê; ngoài ra, còn trồng nhiều điều, hồ tiêu,...

- Lâm Đồng: có thế mạnh sản xuất chè, hoa và rau quả ôn đới với quy mô tương đối lớn; cây cà phê cũng được trồng nhiều ở Lâm Đồng.

- Cả hai tỉnh cũng có ngành du lịch phát triển, góp phần kích cầu cho sự tiêu thụ nguồn sản phẩm nông nghiệp của hai tỉnh nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên nói chung.

6 tháng 6 2017

* Nhận xét:

- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp còn khiêm tốn, nhưng tốc độ gia tăng của vùng khá lớn (từ năm 1995 đến nắm 2002 tăng gần 2,8 lần).

- Tốc độ tăng trưởng của từng tỉnh tương đối lớn (từ năm 1995 đến năm 2002, Kon Tum tăng 2 lần, Gia Lai tăng hơn 3 lần, Đắk Lắk tăng 2,8 lần, Lâm Đồng tăng hơn 2,7 lần).

* Giải thích: Là do:

- Có diện tích trồng cây công nghiệp lớn:

  • Đăk Lăk là tỉnh có diện tích trồng và sản lượng cà phê lớn nhất nước, ngoài cà phê, Đăk Lăk còn trồng nhiều hồ tiêu, điều, cao su ...
  • Lâm Đồng là tỉnh nổi tiếng về chè, hoa và rau quả ôn đới. Lâm Đồng cũng là tỉnh có diện tích, sản lượng cà phê quan trọng (cà phê trồng nhiều ờ vùng phía nam của tỉnh)

- Các cây công nghiệp của hai tính (cà phê, cao su, chè, hồ tiêu) có giá trị xuất khẩu cao.

4 tháng 12 2019

- Tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước:

      + Tây Nguyên: 1995: 100%; 2000: 158,3%; 2002: 191,7%

      + Cả nước: 1995: 100%; 2000: 191,8%; 2002: 252,5%

- Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên:

      + Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước (gần 0,9% năm 2002).

      + Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá nhanh.

II Địa lý kinh tế 1 Tình hình phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn như sau:Thuận lợi:- Việt Nam có địa hình đa dạng, từ đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Cửu Long, đến vùng núi cao, đồng bào Tây Nguyên, đồng bào Bắc Bộ, đồng bào miền Trung, đồng bào Đồng Bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bố sản xuất...
Đọc tiếp

II Địa lý kinh tế 

Tình hình phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn như sau:

Thuận lợi:
- Việt Nam có địa hình đa dạng, từ đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Cửu Long, đến vùng núi cao, đồng bào Tây Nguyên, đồng bào Bắc Bộ, đồng bào miền Trung, đồng bào Đồng Bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bố sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu ở Việt Nam thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi, với mùa đông ôn hòa, mùa hè nắng nóng và mưa phù hợp.

Khó khăn:
- Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của thời tiết bất thường, thiên tai và dịch bệnh. Ví dụ như dịch tả lợn châu Phi và dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa đạt được hiệu quả cao do sự thiếu liên kết giữa các ngành kinh tế khác nhau, như công nghiệp và dịch vụ. Điều này gây ra quá nhiều tầng nấc trung gian trong chuỗi giá trị nông sản, làm tăng giá thành và giảm lợi nhuận cho người nông dân.
- Năng suất lao động trong nông nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp so với một số quốc gia khác. Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc giá thành nông sản cao.

Sự phát triển và phân bố trồng trọt giữa các vùng kinh tế của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Thuận lợi:
 Địa hình đa dạng: Việt Nam có địa hình từ đồng bằng, đồi núi đến cao nguyên, vùng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt các loại cây trồng khác nhau.
Khí hậu phù hợp: Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có thể trồng trọt quanh năm và sản xuất nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây thuốc lá, vv.
 Nguồn nước dồi dào: Với hệ thống sông ngòi phong phú, Việt Nam có nguồn nước dồi dào để phục vụ cho việc tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Cơ sở hạ tầng phát triển: Việt Nam đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, điện lực, viễn thông, vv., tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và tiếp cận thị trường.

Khó khăn:
 Thiếu hụt vốn đầu tư: Ngành nông nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn để mua máy móc, công nghệ, phân bón, thuốc BVTV, vv. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ không có đủ tài chính để đầu tư.
Thay đổi khí hậu và thiên tai: Việt Nam thường xuyên gặp phải biến đổi khí hậu và thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão, vv. Điều này ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và gây thiệt hại cho các vùng trồng trọt.
Kỹ thuật canh tác còn hạn chế: Một số vùng trồng trọt vẫn sử dụng phương pháp canh tác truyền thống, chưa áp dụng hiệu quả các kỹ thuật mới như tưới tiêu tự động, sử dụng phân bón hữu cơ, vv.
 Tiếp cận thị trường: Một số nông sản gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường do thiếu kênh tiêu thụ, hạn chế về quảng cáo và tiếp thị, cũng như khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm.

Ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế
Về sản xuất, ngành dịch vụ cung cấp nguyên liệu và vật tư cho quá trình sản xuất, đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả của các ngành kinh tế. Ngoài ra, dịch vụ cũng thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng.


Đối với đời sống, ngành dịch vụ tạo ra nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. Nó đáp ứng các nhu cầu của con người như mua sắm, du lịch, đi lại và các hoạt động giải trí khác. Đồng thời, dịch vụ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao. 

Tình hình phát triển và phân bố về chăn nuôi giữa các vùng kinh tế của Việt Nam có sự khác biệt đáng kể. Dưới đây là một số thông tin về thuận lợi và khó khăn của từng vùng:

. Miền Bắc:
- Thuận lợi: Với địa hình núi non, miền Bắc có tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê, cừu. Ngoài ra, miền Bắc cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan.
- Khó khăn: Tuy nhiên, miền Bắc cũng đối mặt với khó khăn trong việc cung cấp thức ăn cho gia súc và gia cầm do diện tích đất canh tác hạn chế. Ngoài ra, thời tiết khắc nghiệt và thiên tai cũng gây ảnh hưởng đến chăn nuôi ở khu vực này.

. Miền Trung:
- Thuận lợi: Miền Trung có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn. Ngoài ra, miền Trung cũng có tiềm năng phát triển chăn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan.
- Khó khăn: Tuy nhiên, miền Trung thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như lũ lụt, bão, gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi. Ngoài ra, việc cung cấp thức ăn và quản lý dịch bệnh cũng là những khó khăn mà ngành chăn nuôi ở miền Trung đang phải đối mặt.

. Miền Nam:
- Thuận lợi: Miền Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi gia súc như lợn, gia cầm như gà, vịt, ngan. Ngoài ra, miền Nam còn có tiềm năng phát triển chăn nuôi thủy sản như cá tra, cá basa.
- Khó khăn: Tuy nhiên, miền Nam đối mặt với khó khăn trong việc quản lý dịch bệnh và đảm bảo chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Ngoài ra, việc cung cấp thức ăn và quản lý môi trường chăn nuôi cũng là những thách thức mà ngành chăn nuôi ở miền Nam đang phải vượt qua.

Đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Sông Hồng mang lại nhiều thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. 

Thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ là tài nguyên quý giá nhất của vùng, phân bố trên nền địa hình rộng lớn, bằng phẳng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thâm canh tăng vụ.
- Đồng bằng Sông Hồng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, nguồn nước dồi dào, cung cấp đủ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.

Khó khăn:
- Thiên tai như bão, lũ lụt và thời tiết thất thường là những khó khăn mà vùng đồng bằng Sông Hồng thường gặp phải, gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của người dân.
- Vùng đồng bằng Sông Hồng có ít tài nguyên khoáng sản, điều này ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của vùng.

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có những đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên gồm các thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội như sau:

. Thuận lợi:
- Địa hình: Vùng này có dãy Trường Sơn với nhiều mạch núi ăn ra sát biển, tạo ra nhiều vùng, vịnh nước sâu thuận lợi cho xây dựng hải cảng. Đồng thời, có nhiều bãi biển đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Tài nguyên đất: Có đất nông nghiệp ở các đồng bằng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả và một số cây công nghiệp có giá trị như mía, bông, vải. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi bò.
- Tài nguyên rừng: Rừng có nhiều gỗ, chim, thú quý.
- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản chính của vùng này là cát thủy tinh, titan, vàng.

. Khó khăn:
- Thiên tai: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt. Ngoài ra, còn có hiện tượng hạn hán kéo dài và hiện tượng sa mạc hóa diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh Nam Trung Bộ.
- Tình hình dân cư, xã hội: Vùng này có tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức trung bình cả nước. GDP/người, tuổi thọ trung bình cũng thấp hơn mức trung bình cả nước.

 

0
6 tháng 6 2017

Trả lời:

- Tính:

+ Tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên từ năm 1995 đến năm 2002: 191,0%.

+ Tốc độ phát triển công nghiệp của cả nước từ năm 1995 đến năm 2002: 252,5%.

- Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên:

+ Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP công nghiệp cả nước (năm 2002, Tây Nguyên chỉ chiếm chưa đầy 0,9% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước).

+ Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá nhanh (tốc độ tăng trưởng từ năm 1995 đến năm 2002 là 191%).

30 tháng 11 2017

- Tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên từ năm 1995 đến năm 2002: 191,0%

- Tốc độ phát triển công nghiệp của cả nước từ năm 1995 đến năm 2002: 252,5%

- Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên:

+ Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP công nghiệp cả nước (năm 2002, Tây Nguyên chỉ chiếm chưa đầy 0,9% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước)

+ Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá nhanh (tốc độ tăng trưởng từ năm 1995 đến năm 2002 là 191%)

2 tháng 3 2016

* Thuận lợi:

-Khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo có hai mùa, mùa khô và mùa mưa.

-Nhiều cao nguyên ba-dan đất đỏ xếp tầng.

-Khí hậu trên các cao nguyên  mát mẻ.

-Thương nguồn của nhiều dòng sông.

-Tài nguyên lớn nhất cả nước.

 

*Khó khăn:

-Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4

-Thị trường xuất khẩu nông sản chưa ổn định.

-Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng còn hạn chế.

-Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế và dân trí của Tây Nguyên so với các vùng khác còn thấp.

9 tháng 12 2018

Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế và dân trí của tây nguyên so với các vùng khác còn thấp,cho hỏi dân trí là gì ạ

7 tháng 8 2017

- Thuận lợi:

      + Đất: Chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

      + Khí hậu: cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè, ..) khá thuận lợi.

      + Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên cạnh cây công nghiệp vào mùa khô.

      + Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. Trong rừng còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.

- Khó khăn:

      + Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.

      + Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều,rất thiếu lao động.

      + Là vùng còn khó khăn của đất nước.

      + Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường.

1 tháng 4 2017

+ Những điều kiện thuận lợi:

  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

-Có diện tích lớn đất ba dan (1,36 triệu ha), phân bố tập trung thành vùng lớn trên bề mặt các cao nguyên. Khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo đài, thích hợp để trồng cây công nghiệp trên quy mô lớn. Các cao nguyên cao (trên 1000 m) có khí hậu mát, thích hợp để trồng một số cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, rau, hoa quả).

- Có các đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn.

- Còn diện tích rừng lớn nhất nước với nhiều loại gỗ quý, chim, thú quý.

  • Điều kiện kinh tế - xã hội:

-Được sự chú trọng đầu tư của Nhà nước, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong và ngoài nước.

- Nhu cầu lớn của thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài về các sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu ...).

+ Những khó khăn:

- Mùa khô kéo dài 4-5 tháng, việc làm thủy lợi khó khăn, tốn kém. Rừng dễ bị chay.

- Tài nguyên rừng bị suy thóai do khai thác chưa hợp lí, do mở rộng diện tích đất nông nghiệp tự phát.

- Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất kĩ thuật của nông - lâm nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.


1 tháng 4 2017

- Thuận lợi: + Chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. + Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày nhiệt đới (cà phê, cao su,...); vùng núi cao mát mẻ, trồng được cây cận nhiệt (chè). + Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. - Khó khăn: + Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng. + Vùng thưa dân, thiếu lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp. + Là vùng còn khó khăn của đất nước. + Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường.