Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà máy thủy điện Sơn La
Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta:
– Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sông lớn: hệ thống sông Hồng (sông Đà), sông Đồng Nai,… và gần các mỏ khoáng sản: than, dầu, khí.
– Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam:
+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh, Na Dương,…
+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu, khí, ở thềm lục địa.
a) Tình hình phát triển
- Trong những năm qua, sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh chóng
Sản lượng điện nước ta giai đoạn 2000-2007
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Sản lượng (tỉ KWh) | 26,7 | 52,1 | 64,1 |
Trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ KWh, gấp 2.4 làn
Nguyên nhân chủ yếu do :
- Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt, Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao
- Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp điện lực :
+ Thanh, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện
+ Các hệ thống sông ở nước ta có trữ lượng năng thủy điện lớn
Vì thế, trong những năm qua , nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thống truyền tải điện năng,...
- Chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước
- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm nganhg : nhiệt điện và thủy điện
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm :
+ Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện
+ Hệ thống đường dây tải điện
+ Các trạm biến áp
b) Phân bố
- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta
- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng
- Các nhà máy nhiệt điện
- Hệ thông đường dây tải điện : đương dây 500kv chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (tp Hồ Chí Minh). Đường dây 220kv nối nhiều nhà máy điện với nhau. Chính vì vậy mạng lưới điện tải xuyên suốt cả nước
- Các trạm biến áp
+ Trạm 500KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500kv Bắc - Nam
+ Tram 220KV đặt ở nhiều nơi Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220kv
Gợi ý làm bài
a) Tình hình phát triển
- Trong những năm qua sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh.
Sản lượng điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007
Năm |
2000 |
2005 |
2007 |
Sản lượng (tỉ kWh) |
26,7 |
52,1 |
64,1 |
Trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ kWh, gấp 2,4 lần.
Nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao.
+ Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp điện lực:
• Than, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện.
• Các hệ thống sông ở nước ta có trữ năng thủy điện lớn.
Vì thế, trong những năm qua nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thông truyền tải điện năng,...
+ Chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.
- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm ngành là nhiệt điện và thủy diện.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm:
+ Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.
+ Hệ thống đường dây tải điện.
+ Các trạm biến áp.
b) Phân bố
- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta.
- Các nhà máy thủy điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).
- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).
- Các nhà máy nhiệt điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).
- Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.
- Các trạm biến áp:
+ Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500 KV Bắc - Nam.
+ Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.
HƯỚNG DẪN
a) Thuận lợi
- Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg. Các loại than khác: Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Dầu khí: Tập trung ở các bể trầm tích với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích lớn nhất là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
- Tiềm năng về thuỷ điện rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.
- Tài nguyên sức gió, thuỷ triều... giàu có.
b) Khó khăn
- Sự phân mùa của khí hậu ảnh hưởng đến khai thác thuỷ điện.
- Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu khí) ngày càng bị cạn kiệt; một số nguồn năng lượng đòi hỏi chi phí và kĩ thuật cao trong khai thác...
Gợi ý làm bài
a) Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
- Đất: diện tích lớn, có nhiều loại thích hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp lâu năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều.
+ Đất feralit trên đất badan (diện tích khoảng 2 triệu ha), phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung. Đây là loại đất màu mỡ, có tầng phong hoá sâu, rất thuận lợi để trồng các cây công nghiệp lâu năm.
+ Đất feralit trên các loại đá khác, phân bố rộng khắp trên toàn bộ các vùng đồi núi nước ta, trong đó nhiều loại sau khi cải tạo có thể phát triển các cây công nghiệp lâu năm.
+ Đất xám trên phù sa cổ, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ và rải rác ở Duyên hải miền Trung. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.
+ Một số loại đất khác (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn,...) cũng có thể trồng được cây công nghiệp lâu năm, điển hình là cây dừa.
- Nguồn nước dồi dào do có mạng lưới sông ngòi dày đặc, là điều kiện thuận lợi để cung cấp nước tưới cho các vùng cây công nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá đa dạng (theo chiều Bắc - Nam, theo độ cao) nên có thể đa dạng hoá các cây công nghiệp lâu năm (cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới).
* Điều kiện kinh tế- xã hội
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...), cơ sở vật chất - kĩ thuật (các trại giống, trạm bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến,...) phục vụ cho việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo.
- Việc đảm bảo an toàn về lương thực cũng tạo điều kiện để ổn định và mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà nước: đầu tư phát triển cây công nghiệp nói chung và cây công nghiệp lâu năm nói riêng nhằm phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo nguồn hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các vùng chuyên canh cây công nghiệp,...
b) Khó khăn
* Điều kiện tự nhiên
- Thiếu nước tưới trong mùa khô, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh quy mô lớn như ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
- Vấn đề khai thác tài nguyên đất chưa thật hợp lí ở nhiều vùng, nguy cơ xói mòn, thoái hoá đất ở các vùng đồi núi còn cao,...
- Những diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu (hạn hán, bão,...) cũng gây ra những thiệt hại nhất định.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sự phân bố lao động không đồng đều dẫn tới tình trạng thiếu lao động ở các vùng có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm.
- Công nghiệp chế biến nhìn chung còn lạc hậu.
- Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động (nhu cầu, giá cả,...).
HƯỚNG DẪN
a) Điều kiện thuận lợi cho khai thác thuỷ sản
- Đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
- Vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú: Có hơn 2000 loài cá, hon 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khấu cao; nhiều loài rong biển, nhuyễn thể... Ngoài ra, còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp...
- Có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định: Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận- Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
b) Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản
- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều hải sản có giá trị kinh tế.
- Ven bờ có nhiều đảo, vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cho cá đẻ.
- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
Gợi ý làm bài
a) Kể tên và sắp xếp các nhà máy thuỷ điện
- Nhà máy thuỷ điện trên 1000MW: Hòa Bình.
- Nhà máy thuỷ điện dưới 1000MW: Thác Bà, Nậm Mu, Tuyên Quang, A Vương, Vĩnh Sơn, Y-a-ly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Sông Hinh, Đrây Hling, Đa Nhim, Hàm Thuận - Đa Mi, Thác Mơ, Cần Đơn, Trị An.
b) Giải thích
- Các nhà máy thuỷ điện phân bố trên các con sông ở vùng trung du miền núi.
- Trung du miền núi có địa hình cao, dốc, nước chảy xiết.
- Địa hình chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao xen kẽ,... thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước.
HƯỚNG DẪN
a) Công nghiệp khai thác than
- Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.
- Các loại than khác: Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Sản lượng than khai thác mỗi năm hàng chục triệu tấn.
b) Công nghiệp khai thác dầu khí
- Tập trung ở các bể trầm tích với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích lớn nhất là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
- Bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986, sản lượng tăng; ra đời công nghiệp lọc hoá dầu ở Dung Quất.
- Khí tự nhiên cũng đang được khai thác để sản xuất điện, đạm (Cà Mau, Phú Mỹ).
Gợi ý làm bài
a)Một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.
b) Tình hình phát triển và phân bố
* Tình hình phát triển
- Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 83 nghìn ha, từ 778 nghìn ha (năm 2000) lên 861 nghìn ha (năm 2005); từ năm 2005 đến năm 2007, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm 15 nghìn ha, từ 861 nghìn ha (năm 2005) xuống còn 846 nghìn ha (năm 2007).
- Nhìn chung trong giai đoạn 2000 - 2007, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 68 nghìn ha (gấp 1,09 lần).
- Các tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An,...
* Phân bố
- Mía được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng), ngoài ra còn được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và Duyên hải miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà).
- Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và ở Đắk Lắk. Ngoài ra còn được trồng ở Bắc Giang, Quảng Nam, Long An,...
- Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Hà Giang), Đồng bằng sông Hồng (Hà Tây, Hà Nam), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp).
- Bông được trồng nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Bình Thuận), Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk), Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La).
- Thuốc lá trồng nhiều ở vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn), Duyên hải Nam Trung Bộ (Ninh Thuận), Đông Nam Bộ (Tây Ninh).
- Đay trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long.
- Cói trồng nhiều nhất ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hoá (Đồng bằng sông Hồng) và Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu).
a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta
Sản lượng dầu thô, than sạch, điện của nước ta năm 2000-2007
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Dầu thô ( triệu tấn) | 16.3 | 18,5 | 15,9 |
Than sạch ( triệu tấn) | 11,6 | 34,1 | 42,5 |
Sản lượng điện (tỉ kwh) | 26,7 | 52,1 | 64,1 |
Nhận xét :
- Trong giai đoạn 2000-2007
+ Sản lượng dầu thô tăng giảm không ổn định
+ Sản lượng than sạch tăng 30,9 triệu tấn , gấp 3,7 lần
+ Sản lượng điện tăng 37,4 tỉ kwh, tăng gấp 2,4 lần
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp so với toàn ngành công nghiệp ngày càng giảm, từ 18,6% ( 2000) xuống còn 13,7% (năm 2005) và 11,1% ( 2007)
b) Những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than , các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện đã xây dựng
- Khai thác dầu mỏ : Mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
- Khai thác khí tự nhiên : Mỏ Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa phía Nam), Tiền Hải (Thái Bình)
- Khai thác than : chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn khai thác ở mỏ Quỳnh Nhai (Điện Biên), mỏ Phú Lương (Thái Nguyên)
- Các nhà máy thủy điện :
+ Trên 1.000 MW : Hòa Bình ( trên sông Đà)
+ Dưới 1.000 MW : Thác Bà (trên sông Chảy), Nậm Mu ( trên sông Chảy), Tuyên Quang (trên Sông Gâm), A Vương (trên sông Vu Gia), Vĩnh Sơn (trên sông Côn), Sông Hinh ( trên sông Ba), Đa Nhim ( trên sông Đồng Nai), Hàm Thuận - Đa Mi ( trên sông La Ngà), Trị An ( trên sông Đồng Nai), Thác Mơ , Cần Đơn ( trên sông Bé), Đrây Hling (trên sông Xrê Pôk), Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A (trên sông Xê Xan)
- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng : Sơn La (trên sông Đà), Cửa Đạt (trên sông Chu), Bản Vẽ ( Trên sông Cả), Rào Quán ở Quảng Trị , Xê Đan 4 ( trên sông Xê Đan), Xrê Pôk 3, X ê Pôk 4, Buôn Kuôn, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah ( trên sông Xrê Pôk), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đại Ninh ( trên sông Đồng Nai)
- Các nhà máy nhiệt điện
+ Trên 1.000 KW : Phả Lại ( Hải Dương), Phú Mỹ ( Bà Rịa - Vũng Tàu), Cà Mau
+ Dưới 1.000 KW : Na Dương (Lạng Sơn), Uông Bí (Quảng Ninh), Ninh Bình, Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh), Trà Nóc ( tp Cần Thơ)
bài của bạn đúng rồi nhưng mình xin có góp ý là bạn nên tìm ở lược đồ sẽ dễ và cũng chính xác đấy
VD các nhà máy thủy điện trên 1.000 MW : móng dương, quảng ninh,vũng áng 1, vĩnh tân 2, phý mỹ ,...(mình tìm trên lược đồ)
đấy chỉ là góp ý kến riêng của tớ có j sai mong cậu thông cảm !
CHÚC BẠN HỌC TOOTS~ ^ ^
HƯỚNG DẪN
- Tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và Đồng Nai.
- Hàng loạt nhà máy thuỷ điện công suất lớn đang hoạt động (Hoà Bình, Yaly...).
- Nhiều nhà máy đang được xây dựng...
v Phân tích tác động đến tài nguyên, môi trường
- Tích cực: tăng giá trị của tài nguyên, tạo ra cảnh quan văn hoá mới.
- Tiêu cực:
+ Làm suy giảm tài nguyên rừng, đất rừng, đa dạng sinh học...
+ Làm thay đổi môi trường sinh thái: ô nhiễm lòng hồ thuỷ điện, thay đổi cân bằng sinh thái sông (dòng chảy, lượng phù sa bồi lắng trong lòng sông và ở của sông, lưu lượng nước ở phần dưới đập thuỷ điện...).