K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2017

a) Giống nhau

* Thuận lợi:

- Tất cả các tỉnh đu tiếp giáp biển, với vùng biển rộng lớn, nhiều bãi cá, bãi tôm ven biển với nhiều loại hải sản quý thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt.

- Có các cửa sông, đầm phá thuận lợi đổ nuôi trồng thủy sản.

* Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...

b) Khác nhau

* Thuận lợi:

- Điều kiện tài nguyên cho khai thác:

+ Bắc Trung Bộ: biển nông, có điều kiện phát triển nghề cá trong lộng. Vùng biển có trữ lượng hải sản ít hơn, không có ngư trường lớn.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ: biển sâu, có diều kiện phát triển nghề cá trong lộng và khơi xa. Vùng biển giàu hải sản, có các ngư trương lớn ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trương Sa.

- Điều kiện tài nguyên cho nuôi trồng: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh kín nên có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn hơn.

* Khó khăn:

- Bắc Trung Bộ: mùa Đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, nạn cát bay, cát chảy; mùa hè có gió phơn Tây Nam họat động gây thời tiết khô nóng.

- Duyên hải Nam Trung Bộ: ít chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, nhưng khô hạn khá sâu sắc nhất là mùa khô.

26 tháng 6 2018

HƯỚNG DẪN

− Bắc Trung Bộ

+ Thế mạnh về đánh bắt: Ít các bãi cá lớn, nổi tiếng, nhưng các tỉnh đều giáp biển, có khả năng phát triển nghề cá biển, nằm gần với ngư trường vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa.

+ Thế mạnh về nuôi trồng: Có các cửa sông, vịnh, đầm phá… nuôi được cả thủy sản nước lợ, nước mặn.

− Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Thế mạnh về đánh bắt: Các tỉnh đều giáp biển và có bãi tôm, bãi cá; biển lắm tôm, cá và các hải sản khác, nhiều loài cá quý như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá hồng, cá phèn, nhiều loài tôm, mực…; bãi cá lớn nhất ở các tỉnh cực Nam Trung bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.

+ Thế mạnh về nuôi trồng: Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản…

16 tháng 3 2019

a) Giống nhau

- Hình dạng lãnh thổ đều hẹp ngang, đều có đường biên giới với Lào.

- Phía đông là vùng Biển Đông rộng lớn, tất cả các tnh đều giáp với biển với đường bờ biển dài.

- Địa hình:

+ Có sự phân hóa từ tây sang đông: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.

+ Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển bị chia cắt bởi các dãy núi ăn lan ra sát biển.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đất đai, rừng, biển, khoáng sản,...

+ Đất đai: đất feralit ở vùng đồi núi phía tây, đất phù sa ở các đồng bằng ven biển nơi có các lưu vực sông chảy qua, đất cát ven biển.

+ Nguồn nước: có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông ngắn và dốc, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp (thuỷ đin, hoá cht, dệt, chế biến thực phẩm,...) và sinh họat. Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt, một số nơi còn có nguồn nước khoáng.

+ Có diện tích rừng ở vùng đồi núi phía tây, trong rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị. Cả hai vùng đều có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới.

+ Cả hai vùng đều có nguồn tài nguyên khoáng sản.

+ Khí hậu: trên nền chung của khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông; chịu nh hưởng của gió phơn Tây Nam.

+ Tài nguyên biển: cả hai vùng đều có nguồn hải sản phong phú, có các bãi tôm, bãi cá; vùng đất ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản; có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu; có nhiều bãi biển nổi tiếng, phong cảnh đẹp.

+ Có nhiều thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ biển,...

b) Khác nhau

- Bắc Trung Bộ có đường biên giới giáp với Lào dài hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Địa hình:

+ Vùng Bắc Trung Bộ có ít nhánh núi ăn lan ra sát biển và bờ biển ít khúc khuỷu hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Cũng chính vì vậy mà vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh hơn,...

+ Bắc Trung Bộ có nhiều đồng bằng lớn hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khoáng sản: Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Bắc Trung Bộ: có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Nghệ An).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ: trong vùng có một số khoáng sản như titan (Bình Định, Nha Trang,...), vàng (Quảng Nam, Bình Định), sắt (Quảng Ngãi), cát thuỷ tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng (Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.

- Tài nguyên rừng: Bắc Trung Bộ có tài nguyên rừng lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Bắc Trung Bộ:

· Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.

· Có các vườn quốc gia: Bến Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Qung Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu dự trữ sinh quyển thế giới: Tây Nghệ An (Nghệ An).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ:

· Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gỗ.

· Có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

- Khí hậu:

+ Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh vừa; có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hạ.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nóng quanh năm; v mùa hạ có gió phơn Tây Nam hoạt động yếu hơn; phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thương ít mưa, khô hạn kéo dài, đặc biệt Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng kinh tế biển lớn hơn, có hai quẩn đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa ln về kinh tế và quốc phòng.

1 tháng 3 2016

a) Tên các trung tâm du lịch và hai quần đảo xa bờ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Các trung tâm du lịch : Đà Nẵng, Nha Trang

- Hai quần đảo xa bờ : Hoàng Xa, Trường Xa

b) Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ

- Những điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản :

     + Mặt nước nuôi trồng : Nhiều vụng, đầm phá,....

     + Các yếu tố khác

- Những điều kiện thuận lợi cho khai thác và chế biến thủy sản

      + Nguồn lợi hải sản : giàu hải sản, nhiều ngư trường

      + Các yếu tố khác

12 tháng 8 2018

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau: Cả hai vùng đều có những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; du lịch…

b) Khác nhau:

− Bắc Trung Bộ

+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị: crôm, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ lớn; trong rừng có niều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa…).

+ Các hệ thống sông có tiềm năng thủy điện ở mức trung bình và nhỏ, đặc biệt là sông Mã, sông Cả.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn tạo khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Dọc ven biển có nhiều khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng he hủy sản (gần ngư trường vịnh Bắc Bộ, nhiều đàm phá ven biển, diện tích cát rộng để nuôi tôm trên cát…).

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng: Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng với nhiều hang động đẹp loại hàng đầu thế giới; các bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Lăng Cô…), suối khoáng nóng (Bang, Thiên Tân…), vườn quốc gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã…) và nhiều khu dự trữ sinh quyển (Tây Nghệ An)…

− Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Khoáng sản không nhiều, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt các mỏ cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); ngoài ra còn có các mỏ dầu khí ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ…

+ Độ che phủ rừng nhỏ hơn Bắc Trung Bộ, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.

+ Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ hải sản khác với các ngư trường lớn ở cực Nam Trung Bộ và ngư tường Hoàng Sa – Trường Sa; có nhiều đặc sản (chim yến…). Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản…

+ Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú với hàng loạt bãi bán đảo, các vũng vịnh (Mỹ Khê, Cam Ranh…) và nhiều bãi tắm đẹp (Mỹ Khê, Non Nước, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né…), các vườn quốc gia (Núi Chúa) và hàng loạt khu dự trữ sinh quyển (Cù Lao Chàm), suối nước nóng (Hội Vân, Vĩnh Hảo)…

12 tháng 4 2019

a) Tình hình khai thác hải sản Duyên hãi Nam Trung Bộ

- Là ngành kinh tế biển quan trọng và là thế mạnh của vùng.

- Họat động khai thác hải sản phát triển mạnh, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước.

- Nhiều tỉnh có sản lượng khai thác hải sản vào loại cao nhất cả nước (theo số liệu Atlat vào năm 2007):

+ Bình Thuận: khoảng 155.000 tấn.

+ Bình Định: khoảng 113.000 tấn.

+ Quảng Ngãi: khoảng 88.000 tấn.

+ Khánh Hòa: khoảng 67.000 tấn.

b) Họat động khai thác hải sản ở Duyên hải miền Trung phát triển mạnh, vì

- Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài nhất trong các vùng ở nước ta và tất cả các tỉnh đều giáp biển.

- Vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.

- Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm; số ngày ra khơi nhiều.

- Là nơi gặp gỡ giữa các dòng biển, tạo điều kiện cho việc tập trung các luồng cá lớn bởi vì có nhiều phù du sinh vật do các dòng biển mang đến, là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loài động vật biển.

- Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có kinh nghiệm đánh bát, chế biến thủy, hải sản.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế hải sản,...

- Nhu cầu lớn về mặt hàng hải sản ở trong và ngoài nước,...

18 tháng 2 2018

a) Đánh bắt nuôi trồng thủy sản

- Vùng biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

b) Du lịch biển

Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển nổi tiếng như Non Nước (Đà Nng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...

c) Giao thông vận tải biển

- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.

- Hiện tại, đã có các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí như Đà Nng, Quy Nhơn, Nha Trang và đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất. Đặc biệt, vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyn quốc tế lớn nhất nước ta.

d) Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuât muối

- Vùng thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ đã được khẳng định là có dầu khí. Hiện nay, đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).

- Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh,...

18 tháng 8 2018

* Vị trí: Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với Biển Đông, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch.

* Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú

- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Duyên hải Nam Trung Bộ có các bãi biển nổi tiếng như: Non Nước (Đà Nng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), và nhiều thắng cảnh đẹp như: núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn (Đà Nng), Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết.

+ Khí hậu: có khí hậu nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.

+ Nước: sông, hồ; một số nơi có nguồn nước khoáng như Hội Vân (Binh Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

+ Sinh vật: có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

- Tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Di tích: có nhiều di tích văn hoá - lịch sử.

· Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

· Di tích lịch sử cách mạng: Ba Tơ (Quảng Ngãi).

+ Có các l hội truyền thống: Tây Sơn (Bình Định), Tháp Bà (Khánh Hòa), Katê (Ninh Thuận).

+ Làng nghề truyền thống: gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận).

* Các lợi thế khúc về kinh tế - xã hội

- Duyên hải Nam Trung Bộ có s dân tương đối lớn, thị trường du lịch khá rộng, người dân ở đây mến khách; có đội ngũ lao động đông đảo họat động du lịch đã qua đào tạo.

- Có hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch khá tốt (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...).

- Mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng nâng lên.

- Tình hình kinh tế ổn định, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm,...

30 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.



 

19 tháng 12 2016

coS trong sách

27 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

− Biển có nhiều loại hải sản với ngư trường lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, đặc sản (tổ yến…).

− Bờ biển có nhiều đầm phá, vịnh nước sâu (Dung Quất, Vân Phong…), nhiều bãi biển đẹp (Nha Trang, Mũi Né…).

− Khoáng sản chủ yếu là vật liệu xây dựng (đặc biệt cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa), vàng, dầu khí.

 − Sông ngòi có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ.

− Rừng có diện tích tương đối lớn (độ che phủ 38,9% năm 2017) với nhiều loại gỗ, chim và thú quý.

− Đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ, các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.