K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 

                            DẠI KHỜ

     Người ta khổ vì thương không phải cách,
     Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.
     Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi,
     Người ta khổ vì xin không phải chỗ.

     Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó!
     Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương.
     Vì thả lòng không kìm chế dây cương,
     Người ta khổ vì lui không được nữa.

     Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa;
     Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy;
     Muôn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây,
     Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.

     Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,
     Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.
     Rồi bị thương, người ta giữ gươm dao,
     Không muốn chữa, không muốn lành thú độc.

                                                 (Xuân Diệu, theo thivien.net)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. 

Câu 2. Xác định chủ đề của bài thơ. 

Câu 3. Cấu trúc nào được tác giả lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Hãy phân tích tác dụng của việc lặp lại đó. 

Câu 4. Phát biểu nội dung của bài thơ. 

Câu 5. Nhận xét cảm nhận của tác giả về tình yêu trong bài thơ. 

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Người trẻ chúng ta, đôi khi vì quá non nớt và nông nổi nên chưa bao giờ dành thời gian để nghĩ lại về bản thân mình. Nhiều người đi trước cho rằng thế hệ trẻ hay “ảo tưởng” về bản thân mình. Đúng thật, bởi lẽ được học tập và sinh hoạt trong một môi trường hiện đại, đầy tiện nghi như bây giờ nên chúng ta cứ ngỡ mình là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Người trẻ chúng ta, đôi khi vì quá non nớt và nông nổi nên chưa bao giờ
dành thời gian để nghĩ lại về bản thân mình. Nhiều người đi trước cho rằng thế hệ
trẻ hay “ảo tưởng” về bản thân mình. Đúng thật, bởi lẽ được học tập và sinh hoạt
trong một môi trường hiện đại, đầy tiện nghi như bây giờ nên chúng ta cứ ngỡ
mình là “ngọc trai”, dù không lóng lánh thì cũng phải được không ít người chú ý.
Thực ra, mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà
thôi. Chúng ta cũng giống như biết bao những người khác, nếu muốn khác biệt thì
chỉ có một thứ khiến chúng ta nổi bật, đó chính là: nỗ lực. Để làm “thiên nga giữa
bầy vịt”, chúng ta chẳng thể ngồi chờ cơ hội đến. Ai chẳng muốn may mắn nhưng
không phải cứ muốn là sẽ có.
Nhiều người cũng cho rằng thế hệ trẻ ngày nay quá bồng bột, bởi lẽ chỉ một
chút xem thường của người khác mà đã giơ tay đầu hàng rút lui, ôm ấm ách khó
chịu trong bụng. Chẳng ai hoàn hảo ngay từ đầu cả, phải biết lắng nghe tiếp thu
những ý kiến đúng đắn của người khác thì chúng ta mới trưởng thành lên được.
Người trẻ mới bước vào xã hội, có quá ít kinh nghiệm sống nên cách để lớn nhanh
nhất là chăm chỉ và lắng nghe những lời người đi trước, rèn giũa bản thân và tự
vấp ngã, tự đứng dậy.
Nếu muốn bản thân trở nên xuất chúng hơn, được người đời thừa nhận thì
phải cố gắng để tự mình trở thành một viên ngọc trai. Còn nếu không, hãy chấp
nhận là hạt cát bé nhỏ cả đời!
(Theo cafebiz.vn)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: mỗi chúng ta chỉ là
một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà thôi.
3. Tại sao người viết khẳng định: Ai chẳng muốn may mắn nhưng không
phải cứ muốn là sẽ có.
4. Anh/ chị tâm đắc nhất thông điệp nào của văn bản. Nêu rõ lí do .

GIÚP MÌNH VỚI :<

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Người trẻ chúng ta, đôi khi vì quá non nớt và nông nổi nên chưa bao giờ dành thời gian để nghĩ lại về bản thân mình. Nhiều người đi trước cho rằng thế hệ trẻ hay “ảo tưởng” về bản thân mình. Đúng thật, bởi lẽ được học tập và sinh hoạt trong một môi trường hiện đại, đầy tiện nghi như bây giờ nên chúng ta cứ ngỡ mình là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Người trẻ chúng ta, đôi khi vì quá non nớt và nông nổi nên chưa bao giờ
dành thời gian để nghĩ lại về bản thân mình. Nhiều người đi trước cho rằng thế hệ
trẻ hay “ảo tưởng” về bản thân mình. Đúng thật, bởi lẽ được học tập và sinh hoạt
trong một môi trường hiện đại, đầy tiện nghi như bây giờ nên chúng ta cứ ngỡ
mình là “ngọc trai”, dù không lóng lánh thì cũng phải được không ít người chú ý.
Thực ra, mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà
thôi. Chúng ta cũng giống như biết bao những người khác, nếu muốn khác biệt thì
chỉ có một thứ khiến chúng ta nổi bật, đó chính là: nỗ lực. Để làm “thiên nga giữa
bầy vịt”, chúng ta chẳng thể ngồi chờ cơ hội đến. Ai chẳng muốn may mắn nhưng
không phải cứ muốn là sẽ có.
Nhiều người cũng cho rằng thế hệ trẻ ngày nay quá bồng bột, bởi lẽ chỉ một
chút xem thường của người khác mà đã giơ tay đầu hàng rút lui, ôm ấm ách khó
chịu trong bụng. Chẳng ai hoàn hảo ngay từ đầu cả, phải biết lắng nghe tiếp thu
những ý kiến đúng đắn của người khác thì chúng ta mới trưởng thành lên được.
Người trẻ mới bước vào xã hội, có quá ít kinh nghiệm sống nên cách để lớn nhanh
nhất là chăm chỉ và lắng nghe những lời người đi trước, rèn giũa bản thân và tự
vấp ngã, tự đứng dậy.
Nếu muốn bản thân trở nên xuất chúng hơn, được người đời thừa nhận thì
phải cố gắng để tự mình trở thành một viên ngọc trai. Còn nếu không, hãy chấp
nhận là hạt cát bé nhỏ cả đời!
(Theo cafebiz.vn)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: mỗi chúng ta chỉ là
một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà thôi.
3. Tại sao người viết khẳng định: Ai chẳng muốn may mắn nhưng không
phải cứ muốn là sẽ có.
4. Anh/ chị tâm đắc nhất thông điệp nào của văn bản. Nêu rõ lí do .

Giúp mình với mình cần gấp lắm 😭😭

0
Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? —————Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"Người dịch: Lý Dương————Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. ————-1, Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến...
Đọc tiếp

Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? 

—————

Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"

Người dịch: Lý Dương

————

Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. 

————-

1, 

Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến chết. Trong mông của cái xác còn bị cắm vào một cái ống nhựa PVC. Vụ án này xảy ra ở Bắc Kinh, bố mẹ của người bị hại là người từ nơi khác đến đây làm công nhân. Bây giờ vẫn tìm được mấy bài báo về vụ án này ở trên mạng. Mẹ của Gia Gia ôm quần áo của cô bé khóc không thành tiếng.

Tôi không hiểu được tại sao hung thủ lại có thể tàn nhẫn đến mức đó. Lúc Gia Gia chết, cô bé mới chỉ 4 tuổi. 

Mở thanh công cụ tìm kiếm, search những vụ án cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, bạn sẽ phải kinh ngạc vì những tên tội phạm kia có thể làm được cái loại chuyện này với những đứa bé chỉ mới 4, 5 tuổi. Có những bé gái sau khi bị làm hại, có đến mười mấy centimet phần ruột bị kéo ra ngoài cơ thể. 

Tôi không chấp nhận được loại chuyện này, trong lòng tôi chất đầy lo sợ, kinh hoàng. Tôi không cần biết những quốc gia khác sẽ xử phạt loại tội phạm này như thế nào, tôi chỉ cần biết ở đất nước của chúng ta, loại tội phạm này nhất định phải bị xử bắn. Khỏi cần phải lập luận phân tích nói có sách mách có chứng một là, hai là, ba là, bốn là... gì đó, chỉ cần một cái vụ án này, Trung Quốc có tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, như vậy, tôi không đồng ý loại bỏ tử hình. 

Nếu như không có tử hình, vậy mấy người định trừng trị những tên tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em này như thế nào? 

Comment: 

 - Tôi từng xem được một bình luận và nhớ mãi đến tận bây giờ: Thực ra tôi ủng hộ việc thi hành tử hình ở Trung Quốc là bởi vì có những người, phạm phải những tội căn bản không xứng dùng thời gian đến để đền bù. 

2, 

Hỏi: Anh có ủng hộ tử hình không? 

Cảnh sát hình sự: Ủng hộ. 

Hỏi: Anh không bị mất ngủ hả?

Cảnh sát hình sự: Có. Tôi đọc hồ sơ các vụ án chưa bị phá xong là không ngủ được.

Hỏi: Ý tôi muốn nói là hành hình phạm nhân. 

Cảnh sát hình sự: À, sau cái ngày mà tôi được tự tay bắn chết những tên chó chết đó, tôi không còn mất ngủ nữa. Ăn được, ngủ được. 

Hỏi: Anh không thương xót cho những tên phạm nhân đó sao? 

Cảnh sát hình sự: Vậy bạn không thương xót cho người nhà của người bị hại à?

3,

Tôi không những ủng hộ tử hình. 

Tôi còn ủng hộ cả việc trẻ vị thành niên phạm tội cũng phải bị trừng trị giống như người lớn. 

Hàng xóm nhà tôi có một cô gái, da trắng mặt mũi xinh đẹp, thành đạt, đa tài. Tính cách ấm áp, nhiệt tình, cũng hay làm từ thiện. Chị ấy còn từng tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo ở địa phương nữa. 

Một con người ấm áp như vậy, thế mà vào một buổi tối của một ngày tháng 6/2009, trên đường tan làm về nhà bị 5 đứa học sinh cưỡng hiếp rồi giết hại. Tên lớn nhất 17 tuổi, nhỏ nhất 13 tuổi. 

3 ngày sau khi vụ việc phát sinh mới tìm được thi thể, cơ thể trần chuồng, trên người toàn là vết tích tình dục, mặt bị đánh đến mức không nhìn ra hình người nữa. Mẹ của chị ấy sau khi xác nhận danh tính xong, trở về nhà tự sát luôn trong ngày. Bố của chị ấy cũng phát điên, đến bây giờ vẫn ở trong bệnh viện tâm thần. 

Thế nhưng mọi người có đoán được kết quả như thế nào hay không? Chỉ có 3 tên tội phạm đã đủ 16 tuổi bị phán tội, còn lại 2 tên chưa đủ 14 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị theo dõi giám sát và đền tiền là xong chuyện. 

Tại sao lại còn lại 2 tên vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào vậy? Có phải vì những tên đấy chưa đủ 14 tuổi? Cái mạng 13 tuổi của bọn nó là mạng người, thế cái mạng của chị gái 26 tuổi kia không phải là mạng người? Mạng của mẹ chị ấy 50 tuổi không phải là mạng người? Mạng của bố chị ấy 52 tuổi cũng không phải là mạng người hả? 

Tôi thật sự là không hiểu nổi, giữ lại cái mạng của những tên đó để làm cái gì? 

Mấy người nghĩ rằng mấy chuyện như thế này đến năm 2018 chắc không còn nữa đâu đúng không? Mấy người sai rồi. Đứa trẻ 12 tuổi giết hại mẹ nó một cách dã man, sau đó còn dám nói: “Tao cũng đâu có giết người khác. Tao giết là mẹ tao cơ mà”. 

Loại trẻ con như thế này có bị trừng trị gì không? Không. Không chỉ như thế, nhà nước còn phải bảo đảm giáo dục cho bọn chúng nữa. 

Có những người, không xứng làm người, càng không xứng sống tiếp. 

4, 

“ Lúc tao giết mày, đến chớp mắt cũng chả buồn chớp lấy một cái. Mặc kệ mày có quỳ xuống khóc lóc cầu xin tao như thế nào. Một bãi cứt đái mà thôi. Tao chỉ cần một dao đâm vào sọ mày. 

Tao làm đéo gì có thời gian mà đi lo nhà mày có còn vợ con hay gia tài bạc triệu hay cuộc sống tươi đẹp chưa kịp hưởng. Tao lấy đi cái mạng của mày, chẳng qua cũng chỉ là tiện tay mà thôi.

Lúc tao bị bắt, bị phán quyết, tao chỉ cần đau khổ khóc lóc chịu nhận tội, cuối cùng tao vẫn được miễn tử hình đấy thôi. Mặc dù tao vẫn bị phán ở tù (20 năm), nhưng mà thực ra thì chỉ cần tao tuỳ tiện biểu hiện tốt một tí, thế là 10 năm gì đấy là tao lại được ra tù. 

Bầu trời mới đẹp làm sao, con đường rộng thênh thang...

Mà mày, sẽ mãi mãi nằm lại trong cái quan tài rách nát”. 

Nói như vậy chắc mọi người cũng hiểu được tại sao nên ủng hộ tử hình rồi đúng không? Thực ra những cái gọi là bảo vệ nhân quyền đều là nói về lợi ích cả. Khi thực ra xảy ra ở trên người của bạn, thế mà lại tính nó là loại hành vi khác. 

(Cho bạn nào không hiểu đoạn này, đầu tiên giả thuyết bạn chính là kẻ giết người, và đây là suy nghĩ của bạn khi giết người. Bạn là hung thủ, bạn cảm thấy mình chẳng qua chỉ tiện tay mà thôi, không phải là tội gì nặng, căn bản không biết hối cải. Người bị bạn giết, chết thì thôi, cũng bình thường, có một mạng người thì có gì phải xoắn.
Sau đó nghĩ ngược lại, nếu bạn là người bị hại thì sao? -> Lí do ủng hộ tử hình). 

5, 

Giam giữ những người phạm tội nặng, chi phí quá cao. 

Là một công dân có nộp thuế, tôi không bằng lòng bỏ tiền ra nuôi bọn họ. 

6, 

Có một lần có một nhóm bạn cùng nhau đi du lịch, bởi vì những người ngồi ở đây đều là luật sư, thẩm phán, cảnh sát, cho nên nói chuyện linh tinh một lúc liền nói đến vấn đề này. 

Đối với việc tử hình, thái độ của mọi người có sự khác nhau rất lớn. Có người cảm thấy nên loại bỏ tử hình, có người lại ủng hộ tử hình. 

Sau đó, có một người bạn là cảnh sát của tôi kể hai câu chuyện. 

 - Một: 

Có một người đàn ông, từ lúc còn là thiếu niên đã thường xuyên trộm cắp ăn cướp, gia đình không thể dạy dỗ được. Sau này trưởng thành càng không có cách nào quản lí. 

Là khách quen của trại cải tạo, trại tạm giam, cũng từng bị phạt ngồi tù 2 năm. 

Sau khi ra tù lại phạm phải tội trộm cướp + cưỡng hiếp nên bị phán ngồi tù chung thân. Lúc vào tù chưa đến 30 tuổi. 

Mọi người đều biết, lúc ở trong tù chỉ cần cải tạo tốt là được giảm án. 

Lúc tên đó ra tù đã 40 tuổi. 

Hai tháng sau, tên đó lại vào tù cũng với hai tên đồng bọn, tội trộm cướp, cưỡng hiếp giết người. 

Lần này, chỉ có tên đó bị phán tử hình. 

Nghe nói tên đó trước khi bị thi hành tử hình từng tán dóc với mấy vị cảnh sát. 

Có người hỏi hắn ta sau khi ra tù tại sao lại không cố gắng làm người mà lại đi làm mấy cái chuyện này. 

Hắn ta nói mấy câu, khiến cho vị cảnh sát kia nhớ mãi đến tận bây giờ: 

“Lúc ra tù tôi cũng hơn 40 tuổi rồi, không biết dùng điện thoại, không biết dùng máy tính, tìm công việc thì không có ai chịu nhận. Tôi không muốn cả đời này phải vất vả làm việc ở công trường. Nghĩ đi nghĩ lại, trừ việc trộm cướp tôi chẳng biết làm gì cả, cũng không muốn làm. Chỉ có thể tiếp tục đi ăn cắp mà thôi”. 

(Cười) “Thực ra tôi không muốn hiếp chết cô ta, mà hơi quá đà. Vốn dĩ muốn chơi cô ta thêm 2 ngày nữa”. (Người bị hại là một cô gái, sống một mình). 

“Chuyện này, sai cũng sai rồi. Đáng ra không nên làm cô ta chết. Thực ra tôi nghĩ rất đơn giản, tôi cảm thấy trong tù vẫn tốt hơn cả, tôi cũng không sợ bị phán tù chung thân. Ở trong tù dưỡng lão so với ở công trường cực khổ làm việc vẫn tốt hơn nhiều”. 

Cuối cùng, người bạn là cảnh sát kia của tôi hỏi mọi người: “Mọi người cảm thấy loại người này có nên bị phán tử hình hay không? Hoặc là đổi cách nói khác, không phán tử hình, để bọn họ ngồi tù 10 năm, 20 năm rồi ra tù, bọn họ sẽ tiếp tục phạm tội lại thôi. Bởi vì bọn họ đã mất đi niềm tin và nhẫn nại đối với cuộc sống bên ngoài xã hội này rồi. Loại bỏ tử hình? Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho tính mạng của cô gái kia? Còn có lần sau nữa thì sao?”. 

 - Hai: 

Một vụ án của rất nhiều năm về trước. 

Một người phụ nữ ngoại tình bị chồng bắt được cho nên phải li hôn, bởi vì không giành được quyền nuôi hai đứa con (là song sinh), lại còn bị tình nhân bỏ rơi cho nên trở nên điên rồ. 

Tâm lí của người phụ nữ này bắt đầu trở nên vặn vẹo, trong lòng ôm suy nghĩ ngọc nát đá tan. Đầu tiên giả vờ muốn thương lượng, hẹn tình nhân đến nhà ăn cơm. Sau khi đầu độc tình nhân bằng thuốc chuột, còn siết cổ tình nhân đến chết. 

Tối hôm đó, nhân lúc chồng trước chưa đi làm về, cô ta chạy đến nhà cũ quỳ xuống cầu xin mẹ chồng tha thứ, còn xin mẹ chồng cho vào nhà nấu cơm cho mẹ chồng với con nhỏ, sau đó tiếp tục trộn thuốc độc vào thức ăn. 

Đứa con gái bị độc chết, mẹ chồng bởi vì ăn khá ít, sau khi người phụ nữ kia vội vàng bỏ chạy lại đột nhiên tỉnh lại và kêu cứu, cho nên giữ được một mạng. 

Đứa con trai bởi vì đi quán net chơi game với bạn học không về nhà cho nên tránh thoát được lần này. 

Lúc cảnh sát bắt được người phụ nữ kia, cô ta đang ở trong nhà của một bạn học của đứa con trai hỏi thăm con trai cô ta đang ở chỗ nào. Cảnh sát còn tìm thấy một cái búa trong chiếc túi nhựa mà cô ta mang theo. 

Lúc thẩm vấn, người phụ kia cũng rất thẳng thắn: Tìm con trai trước, tìm được rồi thì lấy búa đập chết con trai. Sau đó về nhà đợi trời sáng, chồng trước về thì lấy búa đập chết chồng. Sau đó sẽ uống thuốc độc và treo cổ tự sát. 

Chồng trước, mẹ chồng và đứa trẻ đều không có tội. Tại sao lại muốn độc chết bọn họ? 

Người phụ nữ kia nói: Chồng trước sai ở chỗ đã bắt gian cô ta ngoại tình, mẹ chồng sai ở chỗ ủng hộ chồng trước li hôn, đứa trẻ sai ở chỗ sau khi biết cô ta ngoại tình thì không chịu gọi cô ta là mẹ nữa. 

Hổ dữ không ăn thịt con, tại sao lại nhẫn tâm như vậy? 

Bởi vì cảm thấy sống tiếp không có ý nghĩa gì cả, không muốn sống nữa, muốn con cái cũng chết cùng với cô ta. 

”Chủ nghĩa nhân đạo không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì có một số người căn bản còn chẳng phải người, cũng không thể trở lại thành người được nữa”. 

______Đây là câu nói của người bạn cảnh sát kia của tôi. 

————

Hồi xưa bọn tôi có học một bài về tử hình, cô giáo để bọn tôi làm báo cáo về những hình phạt có thể thay thế tử hình.
Mà tôi cảm thấy, tử hình là cách tốt nhất rồi. Bên phương Tây đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nói tử hình là vô nhân đạo, tàn nhẫn. Xoá bỏ tử hình còn được tính là một trong những điều kiện để gia nhập liên minh Châu Âu nữa. Bên phương Tây cảm thấy lấy đi tự do của một người là hình phạt nặng nhất. 

Nhưng mà đây là châu Á, tôi cảm thấy trong suy nghĩ của người châu Á, mạng người mới là quan trọng nhất. Giết một mạng nên đền một mạng. Cho nên tử hình vẫn là hình phạt hợp lí. 

————

Nhắc nhở lần hai: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra vài ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh comment. Tôn trọng ý kiến của người khác.

 

0
7 tháng 4 2020

1/

a. Ý nghĩa câu mở đầu
- Hình thức: câu hỏi tu từ mang nhiều ý nghĩa.
- Chủ thể trữ tình tự phân thân
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 2 lời của người phương xa (cô gái/ người thôn Vĩ) vừa hỏi, vừa trách cứ, vừa mời mọc đầy duyên dáng nhân vật trữ tình về với thôn Vĩ.
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 1: nhà thơ tự trách mình đồng thời bộc lộ khao khát được trở về với cảnh cũ, người xưa.
Dù hiểu theo cách nào thì lời chào mời nửa phiền trách ấy cũng là cánh cửa, mở đường cho dòng hồi tưởng của tác giả về với xứ Huế mộng mơ.
b. Điệp từ “Nắng”:
- Như một tiếng ngân khiến không gian tràn đầy ánh sáng. Nắng ở đây là nắng mới, thứ nắng ban mai, tinh khiết đầu tiên trong ngày trên những thân cau còn ướt đẫm sương đêm.
- Điệp từ nắng cùng cụm hình ảnh tiểu đối: nắng hàng cau - nắng mới lên khiến ta cảm giác ánh sáng như đang đầy dần trong khu vườn thôn Vĩ không gian động
c. Cảm nhận tình cảm của nhà thơ với đất và người thôn Vĩ
- 4 câu thơ đã đặc tả vẻ đẹp của phong cảnh và con người xứ Huế sinh động tràn đầy sức sống, cảnh thì đẹp dáng, đẹp màu, người thì đẹp lòng, đẹp nết.
- Lời thơ tha thiết chứa đựng cả 1 tình yêu, 1 niềm khao khát. Có lẽ nhà thơ hiểu rất rõ hoàn cảnh thực tại đầy đau đớn của mình, hiểu rằng cảnh và người thôn Vĩ mãi mãi chỉ là trong mộng mà thôi.
- Tuy nhiên, buồn mà không tuyệt vọng, đau khổ mà vẫn ước mơ, hồn thơ dạt dào sức sống ấy chỉ hồi tưởng 1 cuộc gặp gỡ trong tâm linh mà niềm vui như thấm vào đường nét của cảnh vật, nghe như có tiếng thì thầm reo vui của cuộc hội ngộ đích thực trong hiện tại.

2/ Làm văn:

Đề 1:

Hàn Mặc Tử một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới 1932-1945 với những tác phẩm tiêu biểu. Các nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên, gắm nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước dù ông đang phải trải qua những đau đớn cảu bệnh tật với mong muốn được gắn bó lâu hơn với cuộc sống này. Đó là một tinh thần đáng ngợi ca và tâm trạng ấy đã được khắc họa rõ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Khổ 1 là bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp cùng tâm trạng tiếc nuối của tác giả.

Khổ thơ bắt đầu bằng một câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” câu hỏi vang lên như một lời trách thầm, nhắn nhủ của nhân vật trữ tình trong tâm trạng vời vợi nhớ mong. Câu hỏi đó là của ai mà lại vừa hỏi vừa trách móc vừa nhớ mong nhất định không phải của Hoàng Cúc, không phải của cô gái nào ở thôn Vĩ. Vậy có thể là của ai? Có thể là của Hàn Mặc Tử tác giả đang phân thân để chất vấn chính mình. Câu hỏi đó như xác nhận một sự thật đã lâu rồi tác giả không được về thôn Vĩ hay không biết đến bao giờ có thể trở lại thôn Vĩ một lần nữa. Đó là cái cớ rất giàu chất thơ vừa nhẹ bẫng xót xa để gọi về những kỉ niệm thôn Vĩ. Câu thơ bảy chữ nhưng có tới sáu thanh bằng, thanh trắc duy nhất vút lên cuối câu như một nốt nhấn khiến cho lời thơ nhẹ nhàng mà thấm thía những nỗi niềm tiếc nuối vọng lên da diết khôn nguôi. Từ niêm nhớ thương được khơi nguồn như thế, hình ảnh thôn Vĩ chợt sống dậy trong lòng nhà thơ:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Chỉ ba câu thơ Hàn Mặc Tử đã khắc họa được những nét đực trưng của thiên nhiên xứ Huế. Mỗi câu thơ là một nét vẽ, mỗi chi tiết sống động tạo thành sự khắc họa sống động đẹp đẽ của thôn Vĩ trong hoài niệm.Trước tiên là vẻ đẹp trong trẻo tinh khôi của buổi sớm mai: nắng hàng cau nắng mới lên không phải là cái nắng chang chang dọc bờ sông trắng mà là cái nắng trong trẻo tin khôi của một ngày. Chỉ miêu tả nắng thôi mà đã gợi lên trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng đẹp. Những cây cau mảnh dẻ vút cao vươn mình đón lấy tia nắng ban mai trong lành ấm áp. Khung cảnh quen thuộc ấy ta có thể bắt gặp ở bất cứ góc sân khoảng trời nào từ miền quê đất Việt thân yêu. Phép luyến láy: nắng hàng cau nắng mới lên làm cho cái nắng như lan tỏa hơn bừng sáng hơn. Điệp từ “nắng” đã vẽ ra một bức tranh ánh nắng trong không gian nắng lan đến đâu vạn vật bừng sáng đến đó từ trên cao tràn xuống thấp và tràn đầy cả khu vườn, thôn Vĩ như được khoác lên một chiếc áo mới thanh tân, tươi tắn.

Đến câu thơ thứ ba là cảnh vườn tược được tắm đẫm trong nắng mai ngời sáng lên như một viên ngọc xang diệu kì: “ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.” Câu thơ như một tiếng reo đầy ngỡ ngàng thích thú, không phải xanh non xanh biếc mà là xanh như ngọc. Còn gì trong sáng và cao quý hơn ngọc. Cảnh giản dị mà thanh khiết cao sang vô cùng. Phải chăng sương đêm đã gột rửa hết những bụi bặm để khoác lên cây lá tấm áo choàng trong suốt lấp lánh khi nắng lên. Chữ “mướt” tác động mạnh mẽ vào giác quan người đọc ấn tượng vẻ mượt mà loáng mướt của khu vườn. Nhưng cái thần của câu thơ lại dồn cả vào chữ “ai” chỉ một chữ mà khiến cho cảnh đang gần gũi bỗng bọ đẩy ra xa, hư thực khó nắm bắt. Âm hưởng nhẹ bẫng của tiếng này khiến hơi thơ như thoáng xuôi về một cõi hư ảo mơ hồ.Với Hàn Mặc Tử lúc này, đó là thế giới ở ngoài kia, của sự sống ngoài kia chứ không phải thế giới của bệnh tật. Và rất tự nhiên theo mạch cảm xúc, nhắc đến “ai” lập tức nhà thơ nhớ đến hình bóng con người:

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Câu thơ kết đoạn là nét cách điệu hóa rất tài tình của Hàn Mặc Tử nhằm ghi lấy hồn Vĩ Dạ. Có lẽ hình ảnh cành trúc đã trở nên quen thuộc khi nhắc đến con người nơi đây, mảnh đất cố đô văn hiến. Con người như hòa vào, như ẩn vào thiên nhiên một vẻ đẹp kín đáo tao nhã. Đó là vẻ đẹp riêng trong mảnh đất cố đô nhưng ngay trong dòng cảm xúc miên man ấy ta đã thấy nỗi buồn man mác xa nỗi thấm vào lòng người. Nhưng cũng có một điều đặc biệt trong thơ Hàn Mặc Tử là vừa có ảnh hưởng thơ ca dân gian vừa có sản phẩm của lối thơ sáng tạo hay vẽ khuôn mặt sau hàng liễu được viết lên bởi mặc cảm chia lìa của con người luôn tự nhận mình đứng ngoài cuộc vui.

Cảm nhận khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh cảnh và người xứ Huế vừa trần thế vừa trong sáng, tinh khôi trong tâm trí Hàn Mặc Tử. Qua đó có thể thấy ở Hàn Mặc Tử một tình yêu quê, yêu người tha thiết, và cũng vời vợi nỗi nhớ mong của thi sĩ hướng về cảnh và người thôn Vĩ.

Đọc bài thơ mà khơi gợi trong lòng người tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc, yêu con người cảnh vật nơi đây. Từ đó mà dạy chúng ta cách giữ gìn và bảo vệ những thứ xung quanh mình.

Đề 2:

Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt đặc sắc của phong trào Thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là bài mang một tình yêu, khát khao cuộc sống như vậy. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ mang đến một hoài niệm và tâm trạng lo âu của thi sĩ.

Mở đầu bài thơ, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn người thi sĩ. Ta thấy thi sĩ tuy phải sống cuộc đời đầy bi kịch nhưng vẫn khát khao được sống và yêu đời tha thiết.

Khổ thơ thứ hai được mở ra, khiến người đọc cảm nhận được hoài niệm về cảnh sông nước đêm trăng, hòa theo đó là tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ. Cảnh sông nước đêm trăng được gợi ra:

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Dòng sông có nhiều cách hiểu, nhưng dù hiểu theo cách nào thì vẫn gợi ý thức về sông Hương-linh hồn của Huế. Cảnh vật được miêu tả rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi đặc điểm riêng của Huế: gió khẽ lay, mây khẽ bay, hoa bắp khẽ đung đưa, chuyển động rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi không gian rất thanh bình, rất Huế. Cảnh vật đượm buồn: buồn thiu, buồn sâu lắng, buồn nhuốm vào không gian, cảnh vật, thường là nỗi buồn từ thế giới bên ngoài tác động. Câu thơ như dài ra, căng ra, khiến nỗi buồn như dằng dặc. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật “nhân hóa”, dòng sông đã trở thành một sinh thể, có tâm trạng, có hồn, mang nỗi niềm của con người. Cảnh vật như nhuốm màu chia ly “Gió theo lối gió mây đường mây”. Câu thơ tách nhịp 4/3 chia làm hai nửa: một gió một mây. Từ “gió” được điệp lại ở vế một, đóng khung một thế giới đầy gió, chỉ có gió, chỉ riêng gió. Từ “mây” điệp ở vế hai, tạo nên một thế giới mây khép kín chỉ có mây. Vậy là hai sự vật vốn dĩ chỉ đi liền với nhau thì nay tác biệt và chia lìa. Gió đóng khung trong gió, mây khép kín trong mây. Câu thơ mang đến một hiện thực phi lý về hiện thực khách quan, nhưng rất có lý về hiện thực tâm trạng. Thi sĩ đang sống trong cảnh chia ly, cách biệt, sống trong cảnh đời đầy nghịch lý cho nên gió cứ gió, mây cứ mây. Từ “lay” mang một nỗi buồn trong ca dao, chỉ hoạt động rất nhẹ của sự vật hiện tượng khi có gió nhẹ. Nó mang nỗi buồn truyền thống của ca dao, thổi vào nỗi buồn muôn thủa của con người.

Hai câu thơ sau, ta nhận ra được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Cảnh vật được gợi ra một cách lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh trăng, mang ý nghĩa vừa thực vừa ảo. “Sông trăng” có thể hiểu là dòng sông tràn ngập ánh trăng, cũng có thể là trăng tuôn chảy thành dòng. “Thuyền trăng” là con thuyền chở đầy trăng, cũng có thể hiểu là trăng giống như hình ảnh một con thuyền. Dù hiểu theo cách nào thì trăng đã tràn ngập cả không gian, vừa thực vừa ảo, tạo nên một cảm giác mơ hồ. Trong thơ của Hàn Mặc Tử có cả một miền trăng, để có một thế giới tri âm, chất chứa tâm sự, giải tỏa những niềm đau, trăng đối với Hàn Mặc Tử là một người bạn tri âm. “Thuyền ai” lại gợi ra một danh từ phiếm chỉ. Hai câu thơ chứa đựng cả những hình ảnh mâu thuẫn. Câu dưới không có trăng, ý thơ phi lý về hiện thực nhưng chúng ta có thể lí giải được khi dựa vào tâm trạng của chủ thể trữ tình. Trăng lúc có lúc không, mong manh và mờ ảo, người tri kỉ cũng mờ ảo và mong manh nên lo âu, phấp phỏng là thế. Chờ trăng là chờ sự tri âm, chờ sự đồng điệu, chờ sự sẻ chia và chờ được khát khao, giao cảm với đời, là một con người bình thường mong muốn sự giao cảm. Từ “kịp” thể hiện một tâm trang lo âu của nhà thơ, tâm trạng đợi chờ, khao khát. Qua đó thể hiện được quỹ thời gian sống đang bị vơi cạn đi từng ngày, cuộc chia lìa vĩnh viễn có thể đến bất cứ lúc nào. Với một người bình thường nếu không trở về tối nay thì còn nhiều những đêm khác, nhưng với Hàn Mặc Tử nếu thuyền không trở về tối nay, không có sự tri âm thì thi sĩ sẽ ra đi vĩnh viễn trong đau buồn.

Những cảm nhận khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ cho ta thấy được hoài niệm của tác giả về cảnh sông nước đêm trăng, đồng thời cũng hiểu được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của nhà thơ. Tác giả cũng đang chờ đợi sự tri âm, sự chia sẻ để dịu bớt nỗi đau trên hành trình trở về thế giới bên kia. Đó hay chăng chính là sự xót xa trên bi kịch cuộc đời của một thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.

Đề 3:

Hàn Mặc Tử một trong ba nhà thơ đỉnh cao của phong trào thơ mới, là nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Các tác phẩm của ông đều được sáng tác với một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại trong đau đớn, luôn có sự giằng xé giữa tâm hồn và thể xác. Đặc biệt bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ đầy tâm trạng của ông giằng cho người mình yêu. Khổ thơ cuối bài là dòng tâm trạng mơ hồ, kì ảo.

    Từ giọng khắc khoải da diết ở khổ 2 thì sang khổ 3 đã chuyển thành giọng gấp gáp, khấn khoản, niềm khao khát được gắn liền với hình bóng cụ thể:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra.”

    Hình bóng cụ thể lúc đầu là khách đường xa, lúc sau là em với tà áo trắng tinh khôi. Hình tượng giai nhân từ khách đường xa mà dần dần thành em với giấc mộng dài say đắm. Khách đã xa vời mà giờ đây khách đường xa lại càng xa xôi diệu vời mà gắn với nó là “mơ” lại càng hư ảo. Có phải những hình bóng ấy dù đẹp nhưng nó vẫn thuộc về thế giới ngoài kia của quá khứ và với thi sĩ nó chỉ hiện hữu bằng một giấc mơ dài. Hàn Mặc Tử với mong muốn gặp được khách, gặp được giai nhân nhưng mong muốn ấy của ông sẽ không trở thành hiện thực bởi chỉ trong mơ ông mới dám mơ ước về điều ấy.

    Ở câu thơ thứ hai thì “áo em trắng quá”. Từ “quá” chung sắc thái biểu cảm tiếng kêu phát hiện trầm trồ ngỡ ngàng về vẻ đẹp giai nhân hiện hữu. Sắc trắng hiện ra không ít hai lần: trong văn học trung đại thì đó là cái trắng tang tóc, cái màu trắng đau thương, buồn dường như nói về sự ra đi, chia tay. Còn trong văn học hiện đại thì đó là một sắc trắng mới, tràn đầy màu sắc và tươi trẻ hơn. Đó là cái trắng tinh khôi, tinh khiết. Quả thực Hàn Mặc Tử đã có một quan niệm mới mẻ, một quan niệm thẩm mĩ cách tân, hiện đại.

    Đó là sắc màu tinh khiết thánh thiện. Nó gắn với một kí ức xa xôi về người con gái gắn với sắc màu tinh khiết “nhìn không ra” cực tả sắc áo vừa gợi vẻ đẹp xa vời khó nắm bắt như thực mà lại như mơ nghĩa là có một nét vè đẹp mà nhà thơ mãi tôn thờ đang tuột dần khỏi tầm tay. Đúng lúc hình bóng giai nhân hiện về rõ nét nhất trong tâm tưởng, lung linh nhất thì lại tuyệt vọng nhất. Nhà thơ mượn giấc mơ nhưng lại nói về cái thực đang diễn ra trong tâm hồn con người.

    Nhưng đến hai câu thơ cuối:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà.”

    Chủ thể trữ tình trở về với thế giới thực của mình từ thế giới ngoài kia đầy xót xa với thực tại đau thương, đầy chia lìa với sự ám ảnh của cái chết:

“Tôi đang còn đây hay ở đâu

Ai đem tôi bỏ xuống trời sâu.”

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả. (Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuocsong/chuong-4.html)

Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)

B. PHẦN LÀM VĂN 3 Từ gợi ý phần Đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.

giúp mk với mn ơi

1
1 tháng 5 2020

Câu 1:

Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn

Câu 2:

Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.

Câu 3:

Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.

Câu 4:

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.

B.PHẦN LÀM VĂN :

Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!

2 tháng 4 2021

Trả lời:

Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Phân biệt nghĩa sự việc, nghĩa tình thái trong các câu sau: 1. Giăng Van- giăng đi tới, giật gãy t rong chớp mắt chiếc giường cũ nát. 2. Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, 3. Trái tim anh ở gần em như chính đời em vậy, Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu. 4. Sự thật là tôi chưa hề biết đến chuyện này. 5. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn...
Đọc tiếp
  • Phân biệt nghĩa sự việc, nghĩa tình thái trong các câu sau: 

  • 1. Giăng Van- giăng đi tới, giật gãy t rong chớp mắt chiếc giường cũ nát. 

  • 2. Mênh mông không một chuyến đò ngang. 
    Không cầu gợi chút niềm thân mật, 

  • 3. Trái tim anh ở gần em như chính đời em vậy, 
    Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu. 

  • 4. Sự thật là tôi chưa hề biết đến chuyện này. 

  • 5. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. 

  • 6. Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao hay là cái người mà tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp phải không? 

  • 7. Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy ông, giáo ạ! 

  • 8. Sao tất phải về chầu Bắc thần, người hiền tất phải để cho thiên tử sử dụng. 

  • 9. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất! 

  • 10. Có thể nó sẽ không bao giờ trở về nơi này nữa! 

  • 11. Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết” 

  • 12.  Hôm nay trời đẹp nhỉ!

0
ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không ? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy. Với...
Đọc tiếp

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không ? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
( Cô giáo Chu Ngọc Thanh )
Cho em hỏi ý nghĩa của 2 câu thơ :
“Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên”
Em cảm ơn nhiều ạ

0
I)Phần đọc hiểu  ''Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những...
Đọc tiếp

I)Phần đọc hiểu
  ''Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.''
Câu 1: Xác định nội dung của đoạn trích
Câu 2:''Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận....".            **Hãy bộc lộ quan điểm của em về ý kiến trên

1
11 tháng 4 2020

 Nội dung của đoạn trích là nói về cách học và hk luôn giúp con Người lịch sự và bt tôn trọng người khác 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

1
1 tháng 7 2019

Phương thức biểu đạt của văn bản : Tự sự.