Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài ca dao sử dụng biện pháp hoán dụ hình ảnh "khăn" để chỉ nhân vật trữ tình - cô gái. Cô gái là người thương nhớ người yêu nhưng tình cảm ấy được gán cho sự vật là "khăn". Chiếc khăn bồn chồn, thương nhớ, đứng ngồi không yên cũng như cô gái, nhớ chàng trai đến thao thức, không ngủ được.
Phép điệp ngữ "khăn thương" kết hợp với hàng loạt các hành động "rơi", "vắt" càng khắc sâu tình cảm và tâm trạng ấy của nhân vật trữ tình.
=> Phép hoán dụ và điệp ngữ đã thể hiện kín đáo tình cảm của nhân vật trữ tình.
Nó không phải hoán dụ cũng chẳng phải ẩn dụ mà nó là nhân hóa ở chỗ "khăn"-"thương nhớ","rơi xuống đất","vắt lên vai"
Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Tính cụ thể:
+ Con người: Th – nhân vật phân thân đối thoại.
+ Thời gian: Đêm khuya.
+ Không gian: Rừng núi.
- Tính cảm xúc: Thể hiện ở giọng điệu thân mật, câu nghi vấn, câu cảm thán, những từ ngữ: Viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn được viết theo dòng tâm tư.
- Tính cá thể: Nét cá thể trong ngôn ngữ của nhật kí là ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú ("...nằm thao thức không ngủ được", "Nghĩ gì đấy Th. ơi?", "Th. thấy...", "Đáng trách quá Th.ơi!", "Th. có nghe...?")
+ Sử dụng thể thơ bốn chữ, ngọn đèn trong bài ca dao chỉ xuất hiện một lần diễn tả nỗi nhớ người yêu của cô gái. Đó là nỗi nhớ của niềm khao khát về một tình yêu cháy bỏng, sáng mãi như ngọn đèn kia.
+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, ngọn đèn trong văn bản xuất hiện hai lần, diễn tả nội tâm của người chinh phụ. Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người.