Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) Vẫn đi qua đc vì khi đi xăng đã hao tổn nên có đủ 10 tấn qua cầu
2) Đập con ma xanh chết, con ma đỏ sợ quá chuyển thành con ma xanh < đập phát nữa ...
3) Bà đi tàu ngầm
4) than
5) vì anh ta làm ở tàng 35
6) lịch sử
7) xã hội
8) quần đảo
9) bàn chân
10) 1 phút suy tư = 1 năm ko nằm
1. Bài thơ là lời của ai nói với ai?
A. Người con nói với mẹ. B. Mẹ nói với người con C.Tác giả nói với người mẹ. D. Tác giả nói với người con
2. Theo đặc điểm của thể thơ, những tiếng nào trong đoạn thơ trên gieo vần với nhau?
A. đường - giường. B. quê - về C. chợ - trở 3. Câu thơ "Mua cá về nấu chua" có mấy động từ?
A. 1 động từ B. 2 động từ C. 3 động từ D. 4 động từ
4. Chủ ngữ trong câu thơ : " Hai chiếc giường ướt một." có cấu tạo như thế nào?
A. Là 1 cụm động từ B. Là 1 cụm danh từ. C. Là 1 cụm tính từ D. là 1 cụm chủ ngữ - vị ngữ
Lịch sử nhân loại đã từng in đậm dấu ấn về những tình bạn đẹp. Đó là tình bạn chung thủy, gắn bó khăng khít, hiểu nhau qua từng phím đàn nốt nhạc như Bá Nha- Chung Tử Kỳ, sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng hoài bão chung, làm việc để nuôi bạn như Các Mác - Ăng ghen. Tình bạn đẹp thì không mưu cầu về danh lợi, xem thường mặt vật chất, chỉ có nghĩa cử và tâm hồn là cao đẹp, đáng quý. Trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, thi sỹ đã kể về gia cảnh túng thiếu của nhà mình, không cần đãi nhau rượu thịt, rau dưa, ngay cả một "miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng không có. Chỉ cần hai người bạn tâm giao tri kỷ, chỉ cần "Bác đến đây chơi ta với ta" là đã đủ.
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã từng dạy rằng "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", bởi vậy nên người ta mới phải "Chọn bạn mà chơi". Con người không phải ai cũng tốt, biết lánh xa cái xấu, học tập cái tốt, chơi với người bạn tốt thì con người ta cũng sẽ tốt đẹp hơn. Người bạn tốt không chỉ chia sẻ vui buồn cảm xúc, nỗi niềm cùng ta mà còn giúp cho ta tiến bộ, luôn ở bên ta mỗi khi ta gặp gian khó, luôn mỉm cười khi thấy ta thành công, an ủi động viên mỗi khi ta vấp ngã trên con đường đời.
Sống suốt đời, bên cạnh tình yêu, chúng ta còn có những người bạn. Tình bạn làm con người ta hiểu nhau hơn và từ đó hoàn thiện mình hơn.
Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đồng chí tâm đắc nhất nhiệm vụ giải pháp nào? Vì sao? Trả lời:* Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 Ngày 19/5/2018 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Trong đó nêu rõ 8 nhóm giải pháp. 1. Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dụcchính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt và thực hiện nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ. Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; mở rộng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, trong đó chú trọng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm túc chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, nhất là cán bộ trẻ được đào tạo ở nước ngoài. 2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ. Thể chế hoá, cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ theo hướng: Đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; ràng buộc trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. ….. Câu 2. Hãy cho biết các phong cách làm việc của cán bộ Đảng viên theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh? Hãy trình bày nội dung phong cách đồng chí tâm đắc nhất? Ở cơ quan, đơn vị đồng chí đã có những giải pháp như thế nào để thực hiện tốt việc học tập làm theo phong cách làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh? Trả lời: Các phong cách làm việc của cán bộ Đảng viên theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy” và đi đến kết luận: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì thế, Người rất quan tâm đến xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, trong đó có xây dựng, rèn luyện phong cách công tác. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng phong cách làm việc, phong cách công tác của người cán bộ, đảng viên cần tập trung thực hiện các nội dung sau:1. Phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ” – Hồ Chí Minh cho rằng, đây là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Người chỉ rõ: Đảng ta thực hiện nguyên tắc “tập trung dân chủ” và “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do”. Vì thế, người cán bộ, đảng viên phải tạo ra được không khí dân chủ thực sự trong nội bộ bằng cách thành tâm lắng nghe và khơi gợi cho cán bộ, đảng viên, quần chúng, cấp dưới nói hết quan điểm, ý kiến của mình. Được như vậy thì cấp dưới và quần chúng mới hăng hái đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được coi trọng, được khen ngợi thì những người đó càng thêm hăng hái làm việc. Phong cách dân chủ của người cán bộ không chỉ khơi nguồn sáng tạo, phát huy tinh thần cống hiến của cấp dưới và quần chúng nhân dân mà còn làm cho tổ chức cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó. – Người có tác phong dân chủ là người thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Đó là cách “để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người”. Cán bộ không bao giờ được “độc tôn chân lý”, phải thành thực lắng nghe ý kiến phê bình của cấp dưới và nghiêm túc sửa mình với tinh thần cầu thị. Làm như vậy thì chắc chắn người cán bộ sẽ được nhân dân yêu mến, cấp dưới nể trọng. 2. Phong cách làm việc quần chúng – Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải có phong cách làm việc quần chúng, xuất phát từ vấn đề có tính nguyên tắc về vai trò của quần chúng nhân dân: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. – Phong cách quần chúng yêu cầu người cán bộ phải gần gũi quần chúng, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của quần chúng, phải thường xuyên đi xuống cơ sở mà mình phụ trách, tìm hiểu thực trạng đời sống, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. ……
Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đồng chí tâm đắc nhất nhiệm vụ giải pháp nào? Vì sao? Trả lời:* Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 Ngày 19/5/2018 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Trong đó nêu rõ 8 nhóm giải pháp. 1. Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dụcchính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt và thực hiện nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ. Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; mở rộng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, trong đó chú trọng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm túc chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, nhất là cán bộ trẻ được đào tạo ở nước ngoài. 2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ. Thể chế hoá, cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ theo hướng: Đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; ràng buộc trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. ….. Câu 2. Hãy cho biết các phong cách làm việc của cán bộ Đảng viên theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh? Hãy trình bày nội dung phong cách đồng chí tâm đắc nhất? Ở cơ quan, đơn vị đồng chí đã có những giải pháp như thế nào để thực hiện tốt việc học tập làm theo phong cách làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh? Trả lời: Các phong cách làm việc của cán bộ Đảng viên theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy” và đi đến kết luận: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì thế, Người rất quan tâm đến xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, trong đó có xây dựng, rèn luyện phong cách công tác. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng phong cách làm việc, phong cách công tác của người cán bộ, đảng viên cần tập trung thực hiện các nội dung sau:1. Phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ” – Hồ Chí Minh cho rằng, đây là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Người chỉ rõ: Đảng ta thực hiện nguyên tắc “tập trung dân chủ” và “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do”. Vì thế, người cán bộ, đảng viên phải tạo ra được không khí dân chủ thực sự trong nội bộ bằng cách thành tâm lắng nghe và khơi gợi cho cán bộ, đảng viên, quần chúng, cấp dưới nói hết quan điểm, ý kiến của mình. Được như vậy thì cấp dưới và quần chúng mới hăng hái đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được coi trọng, được khen ngợi thì những người đó càng thêm hăng hái làm việc. Phong cách dân chủ của người cán bộ không chỉ khơi nguồn sáng tạo, phát huy tinh thần cống hiến của cấp dưới và quần chúng nhân dân mà còn làm cho tổ chức cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó. – Người có tác phong dân chủ là người thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Đó là cách “để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người”. Cán bộ không bao giờ được “độc tôn chân lý”, phải thành thực lắng nghe ý kiến phê bình của cấp dưới và nghiêm túc sửa mình với tinh thần cầu thị. Làm như vậy thì chắc chắn người cán bộ sẽ được nhân dân yêu mến, cấp dưới nể trọng. 2. Phong cách làm việc quần chúng – Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải có phong cách làm việc quần chúng, xuất phát từ vấn đề có tính nguyên tắc về vai trò của quần chúng nhân dân: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. – Phong cách quần chúng yêu cầu người cán bộ phải gần gũi quần chúng, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của quần chúng, phải thường xuyên đi xuống cơ sở mà mình phụ trách, tìm hiểu thực trạng đời sống, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. ……
Kết thúc của văn bản Lão Hạc là cái chết đột ngột và bất ngờ của lão, và ít ai biết được lí do. Lão dùng bã chó để chết bởi vì lão thấy có lỗi với cậu Vàng _ ***** của lão. Vì quá túng thiếu, và không muốn đụng vào tài sản ( lão muốn để lại cho người con trai ) nên lão buộc phải bán con chó, con vật thân thiết với lão từ khi người con trai ra đi. Lão luôn để dành tiền để con lão cưới vợ vì lão rất yêu con của mình, lão sợ mỗi khi lão đau ốm bệnh tật phải tốn tiền mua thuốc , tốn tiền ăn uống mỗi ngày.
Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Lão Hạc vẫn còn cách để duy trì sự sống. Nhưng nếu làm thế nghĩa là ăn vào vốn liếng để dành cho con. Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn ấy. Lão lại còn lo mình gây phiền hà cho hàng xóm. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
=> Đọc kĩ văn bản truyện ta sẽ thấy, cái gọi là "sự tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến" thực sự khá mờ nhạt, chỉ được thể hiện qua chi tiết thằng con trai lão Hạc phải đi phu đồn điền. Những người sống xung quanh lão, trong đó có ông giáo và vợ ông cùng bà con làng xóm, đều là những người tốt. Họ chưa biết quan tâm và yêu thương những người khổ cực vì họ cũng là những người cực khổ để vật lộn mưu sinh. Chế độ phong kiến không quan tâm nhiều đến nhân dân, vua chúa chỉ nghĩ đến bản thân mình. Vật chất và tinh thần của người dân không được ai chú tâm đến, người dân nghèo khổ, đói chết cũng không là vấn đề của những người bề trên.
Chúc bn hok tốt!
Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán ***** đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp ***** là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi.
Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với Lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”. Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như Lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát.
Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của Lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về Lão Hạc và người nông dân... “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.
Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương.
Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.
Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình.
Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của Lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ...
Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc...
Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.