Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2020

Câu 1: 

 - Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: Biểu cảm.

Câu 2:

 - Nội dung chính của đoạn thơ: quê hương là nơi sinh ra ta , mỗi người chỉ có 1 quê hương như là 1 mẹ thôi, vì vậy chúng ta phải luôn nhớ đến quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Câu 3:

 - Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là :

 + So sánh : "Quê hương là vòng tay ấm, Quê hương là đêm trăng tỏ, "

 => tác dụng   : Vì quê hương như một thứ vô cùng lớn và cực kì quan trọng đối với mỗi con người khi xa quê hay đang sinh sống trên mảnh đất yêu thương gọi là "quê hương".

 

 

25 tháng 11 2021

thiếu điệp nghữ nhé 

là từ quê hương á

6 tháng 3 2019

Tùng...Tùng...Tùng...Tiếng trống trường vang lên thật giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã (câu đặc biệt) đến. Các bạn học sinh từ các dãy nhà tầng ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Trên sân trường đông vui nhộn nhịp ấy, các bạn học sinh chơi đủ thứ trò chơi. Từ nhảy dây (câu có trạng ngữ) cho đến đá cầu. Nhưng đâu phải cứ ra chơi là ai cũng xuống sân, vẫn có những bạ đứng câu đặc biệt trên ban công. Tán gẫu và vui đùa. (câu rút gọn)

6 tháng 3 2019

Tùng...Tùng...Tùng...Tiếng trống trường vang lên thật giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã (câu đặc biệt) đến. Các bạn học sinh từ các dãy nhà tầng ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Trên sân trường đông vui nhộn nhịp ấy, các bạn học sinh chơi đủ thứ trò chơi. Từ nhảy dây (câu có trạng ngữ) cho đến đá cầu. Nhưng đâu phải cứ ra chơi là ai cũng xuống sân, vẫn có những bạ đứng câu đặc biệt trên ban công. Tán gẫu và vui đùa. (câu rút gọn)

 Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)1. Nông nô được hình thành chủ yếu từ: A. Tướng lĩnh quân sự          B. Nông dân,nô lệ           C. Quý tộc      D. Nô lệ2 Hệ tư tưởng và đạo đức chính thốn g của giai cấp phong kiến Trung Quốc là:     A. Phật giáo               B. Đạo giáo               C. Nho Giáo                         .D. Lão giáo4. Giai cấp...
Đọc tiếp

 

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

1. Nông nô được hình thành chủ yếu từ:

 A. Tướng lĩnh quân sự          B. Nông dân,nô lệ           C. Quý tộc      D. Nô lệ

Hệ tư tưởng và đạo đức chính thốn g của giai cấp phong kiến Trung Quốc là:     A. Phật giáo               B. Đạo giáo               C. Nho Giáo                         .D. Lão giáo

4. Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của:

A. Xã hội chiếm hữu nô lệ    B . Xã hội nguyên thuỷ     

C. Xã hội phong kiến            D. Xã hội tư bản chủ nghĩa

5. Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại:

      A. Ải Chi Lăng         B. Dọc sông Cà Lồ          C. Cửa sông Bạch Đằng       D. Dọc sông Cầu

6. Nhà Lý xây dựng Văn miếu – Quốc Tử Giám để làm nơi:

A. Hội họp các quan lại

B. Đón các sứ giả nước ngoài

C. Vui chơi giải trí

D. Dạy học cho con vua, quan, mở trường thi

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 2 (2 điểm). Nêu những thành tựu lớn về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.

Câu 3 (3 điểm). Trình bày cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)  

Câu 4 (2 điểm). Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)

GIÚP MK MÔN LỊCH SỮ NHA CÁC BẠN MK ĐANG CẦN GẤP MAI THI RỒI PHẢI ÔN CÁC ĐỀ NHANH NHANH NHƯNG LẠI KHÔNG BIẾT ĐÁP ÁN THẾ NÀO MONG MN GIẢI HỘ MK VỚI

1
19 tháng 12 2018

1-D

2-C

3-C

4-D

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
29 tháng 3 2019

a. PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình)

b. Thể thơ: Lục bát

c. Nội dung: Nội dung bày tỏ lòng kính yêu và biết ơn của tác giả đối với Bác.

d. Tác giả sử dụng phép liệt kê: Hành trình về thăm quê Bác có hàng loạt những hình ảnh thân thương bình dị: Làng sen, Hương cau, cúc vàng, mây, áo nâu, bàn học,...

Tác dụng: Thể hiện niềm xúc động và kính yêu của tác giả khi được trên chuyến hành trình về thăm quê Bác, vào thăm nơi làm việc và nơi ở ngày xưa của Bác.

26 tháng 4 2018

Câu 1: 
Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi. Nay ta cũng đã biết nghệ thuật là thứ mà con người cho là tuyệt tác. Trong kho tàng văn học cũng đã có rất nhiều nghệ thuật gọi là kiệt tác. Đặc biệt là tác phẩm 'Chiếc lá cuối cùng' của tác giả nước ngoài. 
Câu nghi vấn không dùng để hỏiVăn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi 
Tác dụng: trường hợp này không dùng để hỏi mà để nêu tiền đề 
Câu 2 : câu nghi vấn : Em mua quyển sách Tiếng Anh này à ?

Câu cầu khiến: Em làm ơn hãy mua quyển sách Tiếng Anh này

Câu phủ định: Em không mua quyển sách Tiếng Anh này

Câu 3: Hai dòng thơ đầu trong đoạn trích: dùng để nhấn mạnh sự thưa thớt của cảnh quan và chú tiều , lác đác của căn nhà 
Hai dòng thơ sau trong đoạn trích: dùng để nhấn mạnh sự nhớ nước thương nhà của bà Huyện Thanh Quan

Tìm những hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo và giải thích tại sao :ɑ, Một hôm đi chơi, Hà gặp cô giáo cũ, Hà đứng nghiêm và khoanh tay chào cô.b, Thầy Thành dạy thay cô Duyên vì cô Duyên nghỉ đi công tác. Sơn cho rằng thầy Thành chỉ dạy một buổi thay cô Duyên nên không cần chào thầy Thành.c, Cô Hương không dạy lớp bạn Việt Anh. Bạn Việt Anh cho rằng : "Cô Hương có dạy lớp mình đâu,...
Đọc tiếp

Tìm những hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo và giải thích tại sao :

ɑ, Một hôm đi chơi, Hà gặp cô giáo cũ, Hà đứng nghiêm và khoanh tay chào cô.

b, Thầy Thành dạy thay cô Duyên vì cô Duyên nghỉ đi công tác. Sơn cho rằng thầy Thành chỉ dạy một buổi thay cô Duyên nên không cần chào thầy Thành.

c, Cô Hương không dạy lớp bạn Việt Anh. Bạn Việt Anh cho rằng : "Cô Hương có dạy lớp mình đâu, mình không chào".

d, Vào ngày 20-11 Hùng đi mua hoa tặng cô giáo.

đ, Hạnh ra chợ thấy cô giáo, Hạnh luôn nép vào một chỗ kín để khỏi phải chào cô.

e, Cô Liên dạy lớp Lan môn GDCD. Biết tin cô Liên bị ốm không đi dạy học được, Lan rất phấn khởi vì khỏi phải học bài.

f, Thầy Hải không dạy lớp Mạnh môn nào, nhưng Mạnh lúc nào cũng chào khi gặp thầy Hải.

g, Cô Mây dạy Mĩ thuật lớp Minh bị ốm cả tuần nay rồi mà chưa khỏi bệnh. Thấy thế, Minh rủ các bạn đến thăm cô Mây và an ủi, động viên cô Mây mau chóng khỏi ốm để đi dạy học.

 

0
 “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì...
Đọc tiếp

 “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

 

Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”

 

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

1
7 tháng 12 2020

câu hỏi 

người viết phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ bằng cách nào.Bài văn trên có bố cục mấy phần.Nêu nhiệm vụ của từng phần(lược thành từng ý

nêu cảm xúc,ấn ượng và lời giới thiệu chung của người viết về bài thơ được trình bày trong phần mở bài.Phần kết bài nêu ra những ấn tượng chung như thế nào về bài thơ

Hè vừa qua, em được ba mẹ cho về quê ngoại chơi. Tới bãi biển ở gần nhà ngoại, em đã được ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc thật huy hoàng, rực rỡ.

Trời mới tảng sáng, bà đã gọi em dậy. Tiếng gà gáy trong thôn như báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Em theo bà và mẹ đi dạo bên bãi biển. Đêm chưa tan hẳn, làng xóm vẫn chìm trong làn sương mờ mờ như khói. Gió sớm mát rượi làm em tỉnh hẳn. Không khí trong lành chốn thôn quê khác xa với nơi thị thành ồn ào, bụi bặm.

Nhà ngoại em ở gần cửa biển Cửa Tùng, đứng trên sân thượng là có thể nhìn bao quát cả một vùng biển rộng: Phía rạng Đông, em thấy bầu trời đang dịch chuyển dần từ màu trắng sữa sang màu hồng nhạt. Mặt trời vẫn dấu mình sau đám mây dày. Ông mặt trời dần tỉnh sau giấc ngủ say, những tia sáng hình rẻ quạt lọt qua đám mây lung linh sắc màu. Chỉ một lát sau, ông mặt trời như quả cầu lửa từ từ nhô lên, nhuộm chân trời một màu hồng rực. Gió sớm lồng lộng thổi, cuốn đi tàn dư của màn đêm. Bầu trời như được đẩy lên, trong xanh và cao vời vợi. Mặt trời lên rất nhanh. Ánh nắng đã chan hoà khắp mặt đất. Vạn vật như bừng tỉnh, vươn mình đón nắng mai. Sương đêm đọng trên các lá cây ngọn cỏ như những viên kim cương, lấp lánh dưới ánh mặt trời.

Cảnh quê em đã hiện rõ ra trước mắt. Cánh đồng lúa phía xa kia như một tấm thảm vàng trải rộng. Xa xa, những ngọn núi in hình dưới nước biển trong xanh. Trên biển đoàn thuyền buồm đã ra khơi, mang đầy nhiệt huyết với hy vọng cùng mẻ cá nặng trĩu trở về. Tất cả đã đưa em vào thế giới cổ tích và đẹp lạ lùng. Trên con đường làng rậm rịch bước chân, em cùng bà và mẹ trở về nhà hoà trong tiếng nói cười lảnh lót của các cô, các bác và tiếng chim ca líu lo.

Cảnh mặt trời mọc ở quê em đẹp thật đấy! Đó là một bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng cây bút của một hoạ sĩ tài hoa, để lại trong em một ấn tượng sâu đậm mãi không phai mờ về quê hương yêu dấu.

@Cỏ

#Forever

10 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ :

“Xuân đã đến rồi, reo rắc ngàn hồn hoa xuống đời. Vui trong bình minh muôn loài chim hát vang mọi nơi. Đẹp trong tiếng cười, cho kiếp người tình thương đắm đuối. Ánh xuân đem vui với đời”.
Lời bài hát trong bài “Đón xuân” vang lên trên đài phát thanh trong mỗi buổi sáng đầu xuân khiến lòng người không khỏi xốn xang, rạo rực. Vậy là một mùa nữa lại về, năm mới lại sang. Không giống như mùa đông âm u buốt giá, mùa hè với cái nắng chói chang hay mùa thu với gió heo may thổi, mùa xuân đến là mang theo hơi ấm và gọi dậy sức sống vốn nằm im sau giấc ngủ đông dài.

Buổi sáng mùa xuân trời còn se se lạnh. Nền trời trắng đục, sà thấp xuống mặt đất. Màn sương đêm như khói giăng mắc nơi đâu thôn, ngõ xóm. Một vài giọt sương còn đọng lại trên cánh hoa lục bình tím biếc, long lanh như những viên pha lê mà mẹ thiên nhiên vô tình để lại. Không khí yên ắng gợi sự thanh bình. Chỉ còn nghe thấy đâu đây tiếng ríu rít của mấy chú chim non dậy sớm để đón bình minh. Xa xa khói bếp lửa tỏa ra nghi ngút mang theo hương nếp xôi thơm nồng, gọi dậy cả một vùng ký ức. Khói bếp lửa mỗi sớm bà và mẹ nhen lên đã nuôi lớn tuổi thơ con người, là điểm tựa trên mỗi bước đường đời gian lao, vất vả, cũng là chốn về của những kỉ niệm.

Rồi từ đằng Đông, bỗng anh ánh sắc hồng phơn phớt. Ông mặt trời vén bức màn mây nhìn xuống trần gian. Nắng còn yếu ớt nhưng đủ để xua đi bóng đêm, xua tan những góc tối trong tâm hồn con người, để con người hòa điệu cùng thiên nhiên. Sương mỏng dần rồi tan hẳn. Bầu trời cao và xanh hơn. Những đám mây trắng xốp lững lờ trôi như để cảm nhận được đầy đủ và tinh tế hương sắc mùa xuân. Điểm xuyết trên nền trời xanh trong là hình ảnh những đàn chim én theo hình chữ V bay về sau quãng thời gian dài vào phương Nam tránh rét. Xa xa dòng sông quê hương đã vươn vai thức dậy chào đón năm mới. Thỉnh thoảng có con cá ngoi lên tìm mồi rồi lặn xuống để lại những vòng tròn lan xa.

Mùa xuân đến, đất trời trở lại dịu êm, chắt chiu cần mẫn tiếp nhựa sống cho vạn vật. Hình như muôn loài đều rạo rực hẳn lên vì khí xuân ấm áp. Gió mơn man, đùa nghịch từng hàng cây kẽ lá. Mưa xuân phơi phới bay, hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy, trắng xóa cả một góc trời. Vạn vật, cây cối như được tiếp nhựa sống hồi sinh mạnh mẽ. Hai hàng cây bên đường bung nở chồi non lộc biếc. Chúng vui sướng vì đã trút bỏ tấm áo lông xù xì, nặng nề suốt ba tháng mùa đông dằng dặc. Mẹ thiên nhiên đã khoác cho những đứa con của mình tấm áo mới, tấm áo màu xanh mơn mởn, màu xanh của sức sống, của tình yêu, của niềm tin hy vọng.

Trong vườn, hoa đua nhau khoe sắc tỏa hương. Cảnh quê hiện ra như một bức tranh rực rỡ sắc màu. Màu tím duyên dáng của giậu hoa giấy trên tường cùng với màu vàng tinh khôi của những khóm cúc đại đóa. Màu hồng phớt của cây đào cuối vườn như một nét đặc trưng làm nên vẻ đẹp mùa xuân trên quê hương Việt Nam. Muôn sắc ấy rủ đàn bướm từ phương xa bay về. Bướm vàng hòa sắc nắng, bướm trắng li ti theo đàn mà vui đùa cùng chị gió, những chú bướm đen thì như những tàn tro bị ai thổi lên trời cao.

Con người đã bắt đầu với nhịp sinh hoạt hàng ngày. Các bác đã vác cuốc ra đồng làm việc. Các chị, các mẹ, các cô đang quẩy gánh hàng ra chợ bán. Lũ học trò rảo bước trên con đường làng quen thuộc để đến trường. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng hét, tiếng cười vang lên làm rộn rã cả xóm làng.

Mặt trời đã lên cao hơn. Mưa cũng đã tạnh. Vạn vật cũng bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Cảnh bình minh trên quê hương vào mùa xuân thật giản dị mà cũng thật tươi đẹp. Nó gợi nhắc những da diết yêu thương trong lòng những người con xa xứ. Nó cũng nhắc nhở thế hệ hôm nay hãy biết gắn bó và làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước mình.