K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2018

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.

Câu chuyện rất đơn giản kể về: “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”

Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.

Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn?

Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

16 tháng 11 2021

minh cần gấp

 

Câu 1: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hãy nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?Câu 2: CHO ĐOẠN VĂN:“… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …”a) “Lão” ở đây là ai? Nêu xuất xứ của đoạn văn...
Đọc tiếp

Câu 1: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hãy nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?

Câu 2: CHO ĐOẠN VĂN:

“… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …”

a) “Lão” ở đây là ai? Nêu xuất xứ của đoạn văn trên?

b) Nhân vật “lão” ở đây khóc vì lí do gì? Qua giọt nước mắt ấy ta hiểu thêm được gì về con người ấy ?

c) Liệt kê các từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn và phân tích tác dụng của chúng (cùng với những từ ngữ giàu sức gợi khác) trong việc khắc họa chân dung nhân vật.

d) Từ giọt nước mắt của nhân vật trong đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu, bàn về sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại.

0
Câu 1: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hãy nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?Câu 2: CHO ĐOẠN VĂN:“… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …”a) “Lão” ở đây là ai? Nêu xuất xứ của đoạn văn...
Đọc tiếp

Câu 1: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hãy nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?

Câu 2: CHO ĐOẠN VĂN:

“… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …”

a) “Lão” ở đây là ai? Nêu xuất xứ của đoạn văn trên?

b) Nhân vật “lão” ở đây khóc vì lí do gì? Qua giọt nước mắt ấy ta hiểu thêm được gì về con người ấy ?

c) Liệt kê các từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn và phân tích tác dụng của chúng (cùng với những từ ngữ giàu sức gợi khác) trong việc khắc họa chân dung nhân vật.

d) Từ giọt nước mắt của nhân vật trong đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu, bàn về sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại

1
13 tháng 10 2021

Câu 1: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

Câu 1: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hãy nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?Câu 2: CHO ĐOẠN VĂN:“… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …”a) “Lão” ở đây là ai? Nêu xuất xứ của đoạn văn...
Đọc tiếp

Câu 1: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hãy nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?

Câu 2: CHO ĐOẠN VĂN:

“… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …”

a) “Lão” ở đây là ai? Nêu xuất xứ của đoạn văn trên?

b) Nhân vật “lão” ở đây khóc vì lí do gì? Qua giọt nước mắt ấy ta hiểu thêm được gì về con người ấy ?

c) Liệt kê các từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn và phân tích tác dụng của chúng (cùng với những từ ngữ giàu sức gợi khác) trong việc khắc họa chân dung nhân vật.

d) Từ giọt nước mắt của nhân vật trong đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu, bàn về sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại

0
Câu 1: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hãy nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?Câu 2: CHO ĐOẠN VĂN:“… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …”a) “Lão” ở đây là ai? Nêu xuất xứ của đoạn văn...
Đọc tiếp

Câu 1: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hãy nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?

Câu 2: CHO ĐOẠN VĂN:

“… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …”

a) “Lão” ở đây là ai? Nêu xuất xứ của đoạn văn trên?

b) Nhân vật “lão” ở đây khóc vì lí do gì? Qua giọt nước mắt ấy ta hiểu thêm được gì về con người ấy ?

c) Liệt kê các từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn và phân tích tác dụng của chúng (cùng với những từ ngữ giàu sức gợi khác) trong việc khắc họa chân dung nhân vật.

d) Từ giọt nước mắt của nhân vật trong đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu, bàn về sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại

1
14 tháng 10 2021

Em tham khảo:

1.         Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

2. 

a, Lão Hạc. Đoạn trích được trích từ văn bản cùng tên nhân vật

b, Khóc vì phải bán chó. Lão là người có tấm lòng nhân hậu và vô cùng lương thiện

c, Từ tượng hình: móm mém

Từ tượng thanh: hu hu

d, 

Từ khi sinh ra và lớn lên, ai trong chúng ta đều mang trong mình lòng trắc ẩn. Người hay nói lòng trắc ẩn hoặc là sự thương cảm. Chúng ta sẽ cảm giác được nỗi đau, đau nỗi đau của người khấc. thương cảm, xót xa cho số phận, cho những hoàn cảnh khó khăn. Lòng trắc ẩn sẽ giúp người với người gần nhau hơn. Cuộc sống dù có hiện đại, có phát triển đến đâu thì sự thương cảm với mọi người vẫn là quan trọng nhất. Chúng ta vẫn còn nhớ câu nói " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình người." Đối ngược với lòng trắc ẩn, sự thương cảm đó là vô tam. Con người chúng ta đang càng ngày càng vô tâm, vô cảm, thờ ơ với những con người xung quanh mình. Nếu chúng ta thấy một người gặp nạn, hay gặp khó khăn chúng ta không những không giúp mà còn chỉ trích hay hôi của đó là những hành động không hề đẹp một chút nào. Vậy nên chúng ta nên giáo dục, dạy dỗ trẻ nhỏ về lòng trắc ẩn và đồng thời cũng lên tiếng khi có những hành động thờ ơ, vô cảm.