Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hình thức nhân đôi:
+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.
+ Phân tử DNA của tế bào mẹ nhân đôi, tế bào kéo dài ra, tách thành hai phần bằng nhau và tạo thành hai cơ thể con.
- Hình thức bào tử vô tính:
+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.
+ Bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi mới nảy mầm tạo thành cơ thể mới.
+ Ở sinh vật nhân sơ: ADN nhân đôi nhiều lần, sợi sinh khí kéo dài và cuộn lại hình thành dãy các bào tử, mỗi bào tử chứa 1 ADN.
+ Ở sinh vật nhân thực: Tế bào nguyên phân nhiều lần tạo các bào tử độc lập.
- Hình thức nảy chồi:
+ Có ở sinh vật nhân thực.
+ Bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhân đôi, tạo thành hai nhân. Tế bào mẹ mọc thành u lồi, một nhân và tế bào chất di chuyển vào u lồi tạo thành chồi. Chồi có thể dính liền với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn hoặc tách ra tạo thành cơ thể mới.
- Hình thức bào tứ hữu tính:
+ Có ở sinh vật nhân thực.
+ Có sự giảm phân để tạo các giao tử khác giới và kết hợp của hai loại giao tử để tạo cơ thể mới.
Vi sinh vật có thêm 2 kiểu dinh dưỡng so với động vật:
- Hóa tự dưỡng
- Quang dị dưỡng
So với động vật và thực vật thì vi sinh vật có thêm 2 kiểu dinh dưỡng là :
Hóa tự dưỡng , quang dị dưỡng
Vi khuẩn muốn phát triển và sinh sôi thì phải trải qua quá trình thích ứng và thời gian sinh sôi trong môi trường mới , nên ở pha tiềm phát thì tỉ lệ các tế bào vẫn giữ nguyên do là cơ chế chọn lọc , lọc ra các tế nào khỏe mạnh sinh sôi , vi khuẩn không thích ứng sẽ chết . Sau đó sẽ đến bước tiếp theo
# Kiến thức có hạn , nếu sai xin tạ tội ẹ !
Bởi vì pha này, khi quần thể vi khuẩn mới được bổ sung chất dinh dưỡng, chúng cần thời gian để thích nghi với môi trường, nên số lượng chưa tăng, mật độ quần thể chưa thay đổi. Tại pha luỹ thừa, pha này khi đã quen với môi trường, vi khuẩn phát triển số lượng tăng theo cấp số nhân, số lượng tăng dẫn đến mật độ dày đặc và nhiều hơn. Ở đây có nghĩa là vi khuẩn cần một thời gian thích nghi với môi trường sinh trưởng, khi đủ tương khớp nó mới sinh sản và nhân nhanh chóng các thế hệ.
refer
Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn cacbon vi sinh vật quang tự dưỡng khác vi sinh vật hóa dị dưỡng:
– Nguồn năng lượng
+ Quang tự dưỡng là ánh sáng
+ Hóa dị dưỡng là chất hữu cơ
– Nguồn carbon chủ yếu
+ Quang tự dưỡng là CO2
+ Hóa dị dưỡng là chất hữu cơ
1. Quang tự dưỡng: vi tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
2. Quang dị dưỡng: vi khuẩn màu tía và màu lục không có lưu huỳnh.
3. Hóa tự dưỡng: vi khuẩn hiđrô, vi khuẩn nitrat,….
4. Hóa dị dưỡng: nấm, động vật nguyên sinh,….
• Phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật:
Hình thức
dinh dưỡng
Nguồn
năng lượng
Nguồn carbon
Các loại vi sinh vật điển hình
Quang tự dưỡng
Ánh sáng
Chất vô cơ
Vi sinh vật quang hợp (vi khuẩn lam, trùng roi, tảo)
Hóa tự dưỡng
Chất vô cơ
Chất vô cơ
Chỉ một số vi khuẩn và Archaea (vi khuẩn nitrate hóa, vi khuẩn oxy hóa hydrogen,...)
Quang dị dưỡng
Ánh sáng
Chất hữu cơ
Chỉ một số vi khuẩn và Archaea (vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và màu tía)
Hóa dị dưỡng
Chất hữu cơ
Chất hữu cơ
Nhiều vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh
• So với thực vật (quang tự dưỡng sử dụng CO2) và động vật (hóa dị dưỡng), vi sinh vật có thêm những kiểu dinh dưỡng khác như hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon không phải là CO2.