Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ
* Nguyên nhân:
- Sản xuất phát triển, nhu cầu cần nguyên liệu, thị trường, vàng bạc tăng lên.
- Con đường bộ buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả rập độc chiếm.
- Khoa học- kỹ thuật phát triển (Hải đồ, la bàn, tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn).
Tàu Caraven:
Loại tàu do người Bồ Đào Nha chế tạo năm 1460, có bánh lái, lắp 3 cột buồm lớn. Cánh buồm của tàu hình vuông hoặc tam giác màu trắng. Trên boong tàu có lắp đại bác để chống cướp biển. Đuôi tàu trang bị 1 trục giữ bánh lái, có thể quay quanh bản lề, thay cho bánh lái mái chèo cổ xưa từ thế kỉ XII. Trên tàu có la bàn định hướng, đồng hồ cát bằng thủy tinh để đo thời gian và ước lượng kinh độ => có khả năng vượt đại dương.
*Những cuộc phát kiến địa lý lớn
- B. Đi a xơ (1487): vòng qua cực nam Châu Phi đến mũi Hảo Vọng.
- Cô lôm bô (1492) đến một số đảo biển Ca ri bê đã phát hiện ra Châu Mỹ.
- Va x- cô đơ Gama (1497) đến bờ Tây nam Ấn Độ.
- Ma gien lan (1519-1522) vòng quanh thế giới.
PERNANDO MAGELLAN (1480 - 1521):
Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha dẫn đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới đầu tiên bằng đường biển cho Tây Ban Nha. Ông phát hiện ra eo biển Magellan. Ông bị giết chết ở Philippines năm 1521 và chuyến hành trình của được Sebastian del Cano (hoặc Elcano).
* Nguyên nhân
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, hương liệu tăng.
- Việc buôn bán trực tiếp với nước phương Đông bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả rập chiếm độc quyền. Do đó, người châu Âu phải tìm kiếm một con đường thương mại để sang phương Đông.
* Điều kiện
- Sự tiến bộ trong kĩ thuật hàng hải: nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, vẽ được bản đồ, hải đồ... đặc biệt, kĩ thuật đóng tàu có nhiều bước tiến mới như sự ra đời tàu Caraven cùng với sự xuất hiện của la bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng trong định hướng giữa đại dương bao la.
- Những cuộc hành trình của người châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước.
* Hệ quả
- Văn hóa
+ Phát kiến địa lí được coi như một "cuộc cách mạng thực sự" trong lĩnh vực giao thông và tri thức.
+ Phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về Trái đất, những con đường mới, những vùng đất mới, dân tộc mới, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực, các châu lục.
+ Nhiều ngành khoa học mới có điều kiện phát triển: hải dương học, ngôn ngữ học....
- Kinh tế:
+ Phát kiến địa lí đưm về khối lượng hàng hóa khổng lồ, làm cho nền kinh tế châu Âu phát triển nhanh chóng: Trung tâm thương mại chuyển từ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương, hình thành hệ thống trung tâm thương mại hàng hải bên bờ Đại Tây Dương: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh...
+ Thị trường thế giới được mở rộng.
- Chính trị: Thúc đẩy quá trình khủng hoảng tan rã của quan hệ phong kiến và tiền đề sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
- Xã hội: Tầng lớp thương nhân Châu Âu ngày càng giàu có, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội và trở thành giai cấp tư sản, đồng thời người thợ thủ công cùng nông dân nghèo bị tước đoạt tư liệu sản xuất hình thành giai cấp vô sản./
- Tuy nhiên, cùng với yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lí đã làm nảy sinh quá trinh xâm lược, cướp bóc thuộc đị và buôn bán nô lệ.
* Hệ quả quan trọng nhất:
Các cuộc phát kiến địa lí góp phần quan trọng trong việc hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, ra đời giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
a. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí
* Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha
- Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.
- Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.
* Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đã đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Về Tây Ban Nha, ông được phong làm phó vương Ấn Độ và nhận danh hiệu quý tộc. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ. Cuộc hành trình của Cô-lôm-bô là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lí.
- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu Ma-gien-lăng đi vòng qua điểm cực nam châu Mỹ (chỗ này sau đó được gọi là eo Ma-gien-lăng) tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-lip-pin ông bị thổ dân giết chết. Đoàn của ông tiếp tục đi, họ đã dạt vào Ma-lắc-ca rồi cuối cùng đến Ma-đrít.
b. Nguyên nhân và hệ quả
Nguyên nhân: do sự phát triển của sản xuất làm cho nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày một tăng nhưng việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền.
* Hệ quả:
- Phát kiến đại lí được coi như một “cuộc cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức:
+ Phát kiến địa lí đem lại cho loài người những hiểu biết chính xác về hình dạng trái đất, về những con đường mới, những vùng đất mới và các dân tộc trên thế giới.
+ Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau.
- Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà họ cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.
c. Ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa lí đến nước ta
- Sau phát kiến địa lí, các thế kỉ XVI - XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…) đến buôn bán với nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hứng khởi của các đô thị.
- Các giáo sĩ đạo thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta góp phần tạo ra chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ quả là nước ta bị tư bản phương Tây, nhất là Pháp, dòm ngó và xâm lược.
Phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI
a. Nguyên nhân và điều kiện
- Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.
- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.
- Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
- Khoa học kĩ thuật có những tiến bộ đáng kể:
+ Nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết về đại dương.
+ La bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng.
+ Hiểu biết đúng đắn về hình dạng của Trái đất, vẽ được bản đò và hải đồ có ghi các bến cảng.
+ Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, xuất hiện kiểu tàu mới (tàu Ca-ra-ven).
- Những cuộc hành trình của người Châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước đã tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến.
b. Các cuộc phát kiến địa lí lớn thế kỉ XV-XVI:
- Năm 1415, hoàng tử Hen-ri người Bồ Đào Nha đã khởi xướng và tổ chức những cuộc khám phá đầu tiên dọc bờ biển châu Phi.
- Năm 1487, B.Đi-a-xơ đã đi đến cực Nam của lục địa châu Phi, đặt tên là mũi Bão Tố, sau đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1492, C.Cô-lôm-bô đi từ Tây Ban Nha đến được Cu Ba và một số đảo thuộc vùng biển Ăng-ti, là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.
- Năm 1497, Va-xco đơ Ga-ma đã đến được La-li-cút (Ấn Độ, tháng 5-1498).
- Năm 1519, Ph.Ma-gien-lăng là người thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519-1521).
c. Hệ quả
- Giúp con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái đất.
- Đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới, mở rộng thị trường thế giới.
- Tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa và văn minh khác nhau.
- Đem lại cho thương nhân Châu Âu nhiều vàng bạc, hương liệu, nguyên liệu, gia vị… Thúc đẩy thwowgn nghiệp Châu Âu phát triển.
- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến có hệ quả tiêu cực là làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
a. Nội dung, đặc điểm của lãnh địa phong kiến.
- Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc. Nông nô trong lãnh địa nhận ruộng để cày cấy và nộp tô, bị buộc chặt vào lãnh chúa. Cùng với sản xuất lương thực, nông nô còn dệt vải, đóng đồ đạc, rèn luyện vũ khí cho lãnh chúa. Lãnh chúa và nông nô về cơ bản không phải mua bán, trao đổi với bên ngoài.
- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập: lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tư pháp, tài chính; có quân đội, chế độ thuế khóa, tiền tệ riêng... Mỗi lãnh địa còn như một pháp đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ....
- Trong lãnh địa thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp, trao đổi buôn bán chỉ là thứ yếu. Thủ công nghiệp chỉ hoạt động tranh lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ...
- Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.
* Nguyên nhân người nông nô lại đứng lên đấu tranh chống lại lãnh chúa.
Đời sống của nông nô cực khổ: bị lãnh chúa bóc lột tô thuế nặng nề, lại bị lãnh chúa đánh đập tàn nhẫn.
b. Vai trò của các cuộc phát kiến địa lí vào các thế kỉ XV-XVI vào sự giao lưu quốc tế.
- Đem lại hiểu biết mới về Trài đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau.
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.
- Tuy nhiên phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
* Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với sự phát triển của nước ta.
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, trong các thế kỉ XVI-XVIII, thuyền buôn châu Âu tìm đến với Đại Việt ngày một nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển. Góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị ở nước ta.
- Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đến truyền đạo ở nước ta, thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây, hình thành nên chữ quốc ngữ.
- Các nước tư bản phương Tây, tiêu biểu là Pháp bắt đầu nhòm ngó và âm mưu xâm lược nước ta.
a. Nội dung, đặc điểm của lãnh địa phong kiến.
- Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc. Nông nô trong lãnh địa nhận ruộng để cày cấy và nộp tô, bị buộc chặt vào lãnh chúa. Cùng với sản xuất lương thực, nông nô còn dệt vải, đóng đồ đạc, rèn luyện vũ khí cho lãnh chúa. Lãnh chúa và nông nô về cơ bản không phải mua bán, trao đổi với bên ngoài.
- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập: lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tư pháp, tài chính; có quân đội, chế độ thuế khóa, tiền tệ riêng... Mỗi lãnh địa còn như một pháp đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ....
- Trong lãnh địa thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp, trao đổi buôn bán chỉ là thứ yếu. Thủ công nghiệp chỉ hoạt động tranh lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ...
- Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.
* Nguyên nhân người nông nô lại đứng lên đấu tranh chống lại lãnh chúa.
Đời sống của nông nô cực khổ: bị lãnh chúa bóc lột tô thuế nặng nề, lại bị lãnh chúa đánh đập tàn nhẫn.
b. Vai trò của các cuộc phát kiến địa lí vào các thế kỉ XV-XVI vào sự giao lưu quốc tế.
- Đem lại hiểu biết mới về Trài đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau.
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.
- Tuy nhiên phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
* Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với sự phát triển của nước ta.
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, trong các thế kỉ XVI-XVIII, thuyền buôn châu Âu tìm đến với Đại Việt ngày một nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển. Góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị ở nước ta.
- Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đến truyền đạo ở nước ta, thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây, hình thành nên chữ quốc ngữ.
- Các nước tư bản phương Tây, tiêu biểu là Pháp bắt đầu nhòm ngó và âm mưu xâm lược nước ta.
* Sự phát triển của thủ công nghiệp:
- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục pahts triển và đạt trình độ cao như: dệt,gốm...
- Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài...
- Khai thác mỏ- một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng.
* Sự phát triển của thương nghiệp:
- Nội thương:
+ Chợ, làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
+ Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.
+ Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
+ Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
- Ngoại thương:
+ Thuyền buôn các nước (kể cả các nước châu Âu như: Bồ ĐàoNha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam buôn bán càng Tấp nập.
+ Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI-XVII:
- Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.
- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.
- Do cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi.
- Do vị trí địa lý của nước ta thuận lợi cho việc giao thông đi lại ở các vùng miền và thu hút được thương nhân các nước.