Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Từ dung dịch AgNO3 có 3 cách để điều chế Ag:
+ Dùng kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion Ag+.
Cu + 2 AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
+ Điện phân dung dịch AgNO3:
4AgNO3 + 2H2O 4Ag + O2 + 4HNO3
+ Cô cạn dung dịch rồi nhiệt phân AgNO3:
2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2
- Từ dung dịch MgCl2 điều chế Mg: chỉ có một cách là cô cạn dung dịch để lấy MgCl2 khan rồi điện phân nóng chảy:
MgCl2 Mg + Cl2.
\(4AgNO_3+2H_2O\) \(\underrightarrow{dpdd}\) \(4Ag+O_2\uparrow+4HNO_3\)
\(2AgNO_3\) \(\underrightarrow{t^o}\) \(2Ag+2NO_2+O_2\)
\(MgCl_2\) \(\underrightarrow{dpnc}\) \(Mg+Cl_2\)
Ta có : λo = 2300Ǻ = 2,3.10-7 (m). h= 6,625.10-34 (J.s), c = 3.108 m/s.
Emax=1,5( eV) = 1,5.1,6.10-19= 2,4.10-19(J)
Mặt khác: Theo định luật bảo toàn năng lượng và hiện tượng quang điện ta có công thức
(h.c)/ λ = (h.c)/ λo + Emax suy ra: λ=((h.c)/( (h.c)/ λo + Emax)) (1)
trong đó: λo : giới hạn quang điện của kim loại
λ: bước sóng của ánh sáng chiếu vào bề mặt kim loại để bứt electron ra khỏi bề mặt kimloại.
Emax: động năng ban đầu ( năng lượng của ánh sáng chiếu vào bề mặt kim loại).
Thay số vào (1) ta có:
λ = ((6,625.10-34.3.108)/((6,625.10-34.3.108)/(2,3.10-7) + (2,4.10-19)) = 1,8.10-7(m)
= 1800 Ǻ
Thầy xem hộ em lời giải của bài này ạ, em trình bày chưa được rõ ràng mong thầy sửa lỗi cho em ạ. em cám ơn thầy ạ!
Năng lượng cần thiết để làm bật e ra khỏi kim loại Vonfram là:
E===5,4eV
Để electron bật ra khỏi kim loại thì ánh sáng chiếu vào phải có bước sóng ngắn hơn bước sóngtấm kim loại. Mà năng lượng ánh chiếu vào kim loại có E1<E nên electron không thể bật ra ngoài
a) Ta có: Mật độ xác suất tìm thấy electron trong vùng không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử:
D(r) = R2(r) . r2
= 416/729 . a0-5 . r2 . (2 - r/3a0)2 . e-2r/3a0 . r2
= 416/729 . a0-5 . (4r4 - 4r5/3a0 + r6/9a02) . e-2r/3a0
Khảo sát hàm số D(r) thuộc r
Xét: d D(r)/ dr = 416/729 . a0-5 . [(16r3 - 20r4/3a0 + 2r5/3a02) . e-2r/3a0 - (4r4 - 4r5/3a0 + r6/9a02) . 2/3a0 . e-2r/3a0 ]
= 416/729 . a0-5 . e-2r/3a0 . r3 . (16a03 - 28r/3a0 + 14r2/9a02 - 2r3/27a03)
= 832/19683 . a0-8 . e-2r/3a0 . r3 . (-r3 +21r2.a0 - 126r.a02 +216a03)
= - 832/19683 . a0-8 . e-2r/3a0 . r3 . (r - 6a0).(r - 3a0).(r - 12a0)
d D(r)/ dr = 0. Suy ra r =0; r =3a0 ; r = 6a0; r = 12a0
Với r = 0 : D(r) =0
r =3a0 : D(r) = 416/9 .a-1 . e-2
r =6a0 : D(r) = 0
r =12a0 : D(r) = 425984/9.a-1 . e-8
b) Ai vẽ câu này rồi cho up lên với, cám ơn mọi người trước nhé!
a)Mật độ xác suất có mặt electron tỷ lệ với |R3P|2.r2
D(r)=|R3P|2.r2 =D (r)=\(\frac{416}{729}\) .a0-5.(2r2- \(\frac{r^3}{3a_0}\)).\(^{e^{-\frac{2r}{3a_0}}}\)
Lấy đạo hàm của D theo r để khảo sát mật độ xác suất :
D' (r)= \(\frac{416}{729}\) .a0-5.2.(2r2-\(\frac{r^3}{3a_0}\)).(4r-\(\frac{r^2}{a_0}\)).\(^{e^{-\frac{2r}{3a_0}}}\)+\(\frac{416}{729}\) .a0-5.(2r2-\(\frac{r^3}{3a_0}\))2.(-\(\frac{2}{3a_0}\)).\(^{e^{-\frac{2r}{3a_0}}}\)
=\(\frac{832}{729}\). a0-6.\(^{e^{-\frac{2r}{3a_0}}}\). (2r2-\(\frac{r^3}{3a_0}\)) .[(4r-\(\frac{r^2}{a_0}\)).a0 -\(\frac{1}{3}\). (2r2-\(\frac{r^3}{3a_0}\))]
=\(\frac{832}{729}\). a0-6.\(^{e^{-\frac{2r}{3a_0}}}\).r3.(2- \(\frac{r}{3a_0}\)).(\(\frac{r^2}{9a_0}-\frac{5r}{3}+4a_0\))
=>D’(r)=0 => r=0 ,r=3a0 ,r=6a0 ,r=12a0.
Với:r=0 =>D(r)=0
r=3a0 =>D(r)=0
r=6a0 =>D(r)=\(\frac{416}{9a_0.e^2}\)
r=12a0=>D(r)=\(\frac{425984}{a_0.e^8}\)
b)
bạn có ghi bài trên lớp phần cấu tạo chất đủ không. co mình mượn chép lại mấy bài phần đó với
a) Zn + S ---> ZnS; Fe + S ---> FeS;
ZnS + H2SO4 ---> ZnSO4 + H2S; FeS + H2SO4 ---> FeSO4 + H2S
b) Gọi x, y là số mol Zn và Fe: 65x + 56y = 3,72 và x + y = 1,344/22,4 = 0,06
Giải hệ: x = 0,04; y = 0,02 ---> mZn = 65.0,04 = 2,6 g; mFe = 56.0,02 = 1,12 g.
a)Phương trình:
Zn+S→ZnS; Fe+S→FeS
ZnS+H2SO4→ZnSO4+H2S
FeS+H2SO4→FeSO4+H2S
b)Gọi m, m' là khối lượng Zn, Fe trong hỗn hợp ban đầu
m+m' = 3,72
nH2S=nZnS+nFeS=nZn+nFe=m/65+m'/56
=1,344/22,4=0,06
Bấm máy giải hệ phương trình:
m+m' = 3,72
(1/65).m+(1/56).m' = 0,06
ta được nghiệm: m = 2,6 ; m' = 1,12
Ta có:
Hàm \(\Psi\)được gọi là hàm chuẩn hóa nếu: \(\int\Psi.\Psi^{\circledast}d\tau=1hay\int\Psi^2d\tau=1\)
Hàm \(\Psi\)chưa chuẩn hóa là: \(\int\left|\Psi\right|^2d\tau=N\left(N\ne1\right)\)
Để có hàm chuẩn hóa, chia cả 2 vế cho N,ta có:
\(\frac{1}{N}.\int\left|\Psi\right|^2d\tau=1\Rightarrow\frac{1}{N}.\int\Psi.\Psi^{\circledast}d\tau=1\)
Trong đó: \(\Psi=\frac{1}{\sqrt{N}}.\Psi\)là hàm chuẩn hóa; \(\frac{1}{\sqrt{N}}\)là thừa số chuẩn hóa
Ta có:
\(\frac{1}{N}.\int\Psi.\Psi^{\circledast}d\tau=\frac{1}{N}.\int\left|\Psi\right|^2d\tau=1\Leftrightarrow\frac{1}{N}.\iiint\left|\Psi\right|^2dxdydz=1\)
Chuyển sang tọa độ cầu, ta có: \(\begin{cases}x=r.\cos\varphi.sin\theta\\y=r.sin\varphi.sin\theta\\z=r.\cos\theta\end{cases}\)với \(\begin{cases}0\le r\le\infty\\0\le\varphi\le2\pi\\0\le\theta\le\pi\end{cases}\)
\(\Rightarrow\frac{1}{N}.\iiint\left(r.\cos\varphi.sin\theta\right)^2.e^{-\frac{r}{a_o}}.r^2.sin\theta drd\varphi d\theta=1\)
\(\Leftrightarrow\frac{1}{N}.\int\limits^{\infty}_0r^4.e^{-\frac{r}{a_o}}dr.\int\limits^{2\pi}_0\cos^2\varphi d\varphi.\int\limits^{\pi}_0sin^3\theta d\theta=1\)
\(\Leftrightarrow\frac{1}{N}.\frac{4!}{\left(\frac{1}{a_o}\right)^5}.\int\limits^{2\pi}_0\frac{\cos\left(2\varphi\right)+1}{2}d\varphi\int\limits^{\pi}_0\frac{3.sin\theta-sin3\theta}{4}d\theta=1\)(do \(\int\limits^{\infty}_0x^n.e^{-a.x}dx=\frac{n!}{a^{n+1}}\))
\(\Leftrightarrow\frac{1}{N}.24.a^5_o.\frac{4}{3}.\pi=1\)
\(\Leftrightarrow\frac{1}{N}=\frac{1}{32.a^5_o.\pi}\)
\(\Rightarrow\)Thừa số chuẩn hóa là: \(\frac{1}{\sqrt{N}}=\sqrt{\frac{1}{32.a^5_o.\pi}}\); Hàm chuẩn hóa: \(\Psi=\frac{1}{\sqrt{N}}.\Psi=\sqrt{\frac{1}{32.a^5_o.\pi}}.x.e^{-\frac{r}{2a_o}}\)
áp dụng dk chuẩn hóa hàm sóng. \(\int\psi\psi^{\cdot}d\tau=1.\)
ta có: \(\int N.x.e^{-\frac{r}{2a_0}}.N.x.e^{-\frac{r}{2a_0}}.d\tau=1=N^2.\int_0^{\infty}r^4e^{-\frac{r}{a_0}}dr.\int_0^{\pi}\sin^3\theta d\tau.\int^{2\pi}_0\cos^2\varphi d\varphi=N^2.I_1.I_2.I_3\)
Thấy tích phân I1 có dạng tích phân hàm gamma. \(\int^{+\infty}_0x^ne^{-ax}dx=\int^{+\infty}_0\frac{\left(\left(ax\right)^{n+1-1}e^{-ax}\right)d\left(ax\right)}{a^{n+1}}=\frac{\Gamma\left(n+1\right)!}{a^{n+1}}=\frac{n!}{a^{n+1}}.\)
.áp dụng cho I1 ta được I\(I1=4!.a_0^5=24a^5_0\). tính \(I2=\int_0^{\pi}\sin^3\theta d\theta=\int_0^{\pi}\left(\cos^2-1\right)d\left(\cos\theta\right)=\frac{4}{3}\). tính tp \(I3=\int_0^{2\pi}\cos^2\varphi d\varphi=\int_0^{2\pi}\frac{\left(1-\cos\left(2\varphi\right)\right)}{2}d\varphi=\pi\)
suy ra \(\frac{N^2.24a_0^5.\pi.4}{3}=1\). vậy N=\(N=\frac{1}{\sqrt{32\pi a_0^5}}\). hàm \(\psi\) sau khi chiuẩn hóa có dạng \(\psi=\frac{1}{\sqrt{\pi32.a_0^5}}x.e^{-\frac{r}{2a_0}}\)
Gọi số mol của Mg, Al ,Cu có trong hỗn hợp lần lượt là a, b, c (mol) (a,b,c>0)
2Mg + O2 --t*--> 2MgO (1)
...a............................a (mol)
4Al + 3O2 --t*--> 2Al2O3 (2)
...b............................b/2 (mol)
2Cu + O2 --t*--> 2CuO (3)
...c.............................c (mol)
Khi m (g) hỗn hợp 3 kim loại trên tác dụng với HCl dư => Cu không phản ứng với HCl
Mg + 2HCl ---> MgCl2 + H2 (4)
..a...................................a (mol)
2Al + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2 (5)
..b....................................3b/2 (mol)
Theo đầu ta có 24a + 27b + 64c = m (I)
..........................40a + 51b + 80c = 1,72m (II)
.......................... a + 3b/2 + 0c = 0,952m/22,4 (III)
Vì m(g) là 1 đại lượng chưa biết và cả 3 pt trên đều chứa m ở vế phải nên ta có thể giả sử m=1 (g) (Khi thay
m=1 không ảnh hưởng đến % khối lượng các chất có tronh hỗn hợp)
Khi đó thay m=1 vào (I), (II) (III) ta được:
(I) <=> 24a + 27b + 64c = 1
(II) <=> 40a + 51b + 80c = 1,72
(III) <=> a + 3b/2 +0c=0,0425
Giải hệ phương trình 3 ẩn (cái này nên dùng bằng máy tính là nhanh nhất) trên ta được
a = 0,0125 (mol) => mMg = 0,3g => %Mg=0,3/1.100%=30%
b = 0,02 (mol) => mAl = 0,54g => %Al= 0,54/1.100%=54%
c = 0,0025 (mol) => mCu = 0,16g => %Cu=0,16/1.100%=16%
Đáp án B
Để đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4 ta cần 1 kim loại có tính khử mạnh hơn Cu nhưng không phản ứng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường.
⇒ Mg, Fe, Zn có thể đẩy được Cu ra khỏi muối CuSO4