K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

cho bài thơ :Bố vào lò gạch Mẹ ra đồng cày Anh đi công tác Chị săn máy bay Cả nhà vắng hết Chỉ còn bé Giang Bé đánh tam cúc Với con mèo khoang Nắng hồng chín rực Bỗng nhiên bay vào Rung râu, chớp mắt Mèo ta "Ngoao! Ngoao!" Đây là tướng ông Chân đi hài đỏ Đây là tướng bà Tóc hiu hiu gió Đây là con ngựa Chân có bụi đường Và đây quân sĩ Thuộc làu văn chương... - Quân này mày được Quân này...
Đọc tiếp

cho bài thơ :

Bố vào lò gạch
Mẹ ra đồng cày
Anh đi công tác
Chị săn máy bay

Cả nhà vắng hết
Chỉ còn bé Giang
Bé đánh tam cúc
Với con mèo khoang

Nắng hồng chín rực
Bỗng nhiên bay vào
Rung râu, chớp mắt
Mèo ta "Ngoao! Ngoao!"

Đây là tướng ông
Chân đi hài đỏ
Đây là tướng bà
Tóc hiu hiu gió

Đây là con ngựa
Chân có bụi đường
Và đây quân sĩ
Thuộc làu văn chương...

- Quân này mày được
Quân này tao chui!
Mèo ta phổng mũi
"Ngoao! Ngoao!" một hồi

- Quân này mày chui
Quân này tao được!
Mèo bỗng dỏng tai
Mắt xanh như nước

- À thôi... mày được!
Bé Giang dỗ dành
Mèo thè lưỡi đỏ
Liếm vào răng nanh...

Nắng dừng trước cửa
Lúc nào không hay
Đã nghe khói bếp
Nhà ai thơm bay

-cảm nghĩ của em về nhân vật bé Giang trong bài thơ

giúp mk nha mk đang cần gấp ok

0
Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dộiTa bước chân...
Đọc tiếp

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. "

Câu 3: cảm nhận về đoạn thơ sau (Quê hương-Tế Hanh):

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió. "

Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc và nghệ thuật trong đoạn thơ (Quê hương-Tế Hanh):

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

0

Trong câu thơ trên có các từ chỉ hình tượng :

- Gầy guộc, mong manh => từ tượng hình gợi tả dáng vóc của người.

- Kham khổ, cần cù => từ tượng hình gợi tả trạng thái của con người.

hk_ tốt

Câu cầu khiến

- Chứa từ ngữ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào

- Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.

Dùng để:

+ Ra lệnh

+ Yêu cầu, đề nghị

+ Khuyên bảo…

Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 saoa) Mở bài- Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ- Trong đó, có ngày đầu tiên đi họcb) Thân bài*Trước ngày đi học- Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập- Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế...
Đọc tiếp

Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 sao
a) Mở bài
- Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ
- Trong đó, có ngày đầu tiên đi học
b) Thân bài
*Trước ngày đi học
- Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
- Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế nào?
- Mẹ chuẩn bị quần áo,trang phục: quần âu, áo trắng, mũ lưỡi trai, dép quai hậu
- Bố mẹ chuẩn bị tư tưởng cho tôi: động viên tôi đừng sợ,...
- Tôi yên tâm đi ngủ
* Trên đường đi học
- Tôi háo hức dục bố mẹ đến trường
- Trên đường đi: bầu trời trong sáng, gió mát rượi, người đi đường đông vui, tấp nập
- Cảnh 2 bên đường: cây cối xanh um, nhà cửa san sát
-> Thấy dễ chịu, khoai khoái
- Gần đến trường: cảm giác hồi hộp và hơi sợ ôm chặt lấy mẹ
* Khi đến trường
- Miêu tả cổng trường, người lớn, trẻ em,...
- Vào sân trường: bám chặt tay mẹ, ngơ ngác nhìn lớp học, sân khấu, chuẩn bị lễ khai giảng, lá cờ, nhìn cô giáo và các bạn
-> Nêu 1 kỉ niệm
- Xếp hàng theo lớp: òa khóc, cô giáo dỗ dành
- Tham gia buổi lễ khai giảng: không nhớ mọi người đã làm gì,rõi mắt tìm mẹ, cố nín khóc
*Khi vào lớp
- Cô giáo dẫn vào lớp: miêu tả khung cảnh lớp học
-> Lạ lẫm nên lo lắng e ngại
-> Nêu 1 kỉ niệm
- Cô giáo dặn dò: gọi bố mẹ đến đón
- Tâm trạng khi ra về: vừa buồn, vừa vui, vừa muốn đi học, vừa muốn về nhà
c) Kết bài
Ngày đầu tiên đi học trở thành kỉ niệm đẹp, không bao giờ quện

1
2 tháng 9 2021

Mới có 6 giờ sáng mà tôi đã chuẩn bị cho buổi đi học đầu tiên của mình đâu ra đó. Tôi vốn là một đứa trẻ có tính tự lập ngay từ lớp “Chồi” lớp “Lá”. Không giấu gì các bạn, bố tôi mất sớm khi tôi mới tròn một tuổi. Ba năm sau, ông bà nội “bắt” mẹ tôi phải đi bước nữa. Và từ đó, tôi về ở với ông bà nội và cô út. Cô út lúc đó đang học lớp 12. Ông bà nội và cô út rất thương tôi, nhưng vì hoàn cảnh, ông bà nội thì đã già, cô út lại đi học suốt sáng chiều, nên mọi sinh hoạt của bản thân, tôi thường tự làm lấy, dần dần thành thói quen.

Năm tôi vào lớp 1 thì cô út cũng ước vào Đại học năm thứ hai. Nhà chỉ còn ông bà nội và tôi. Sáng đó, ông bà nội có ý định đưa tôi đến lớp. Nhưng tôi nói với ông bà nội rằng. “Cháu đi đến trường một mình được, nội cứ ở nhà”. Từ nhà đến trường chỉ gần một cây số. Sau khi chào ông bà nội, tôi khoác chiếc cặp sách mới mà cô út đã mua cho tôi hồi hè vừa rồi. Vừa mới ra khỏi ngõ thì gặp một chiếc Honda chở tới. Tôi không ngờ là bố dượng tôi. Bố dừng xe lại, bế tôi lên xe và nói: “Bố đi từ lúc 5 giờ kia, nhưng chờ phà lâu quá nên giờ mới tới.

Con đừng buồn bố mẹ nhé! Bố dẫn tôi đến trường, rồi dẫn tôi vào lớp. Bố trao đổi với cô giáo chuyện gì đó khá lâu, rồi quay lại nói với tôi: “Con ở lại với cô giáo và các bạn, bố phải trở lại cơ quan. Trưa, con về một mình nhé! Thứ bảy này, bố sẽ đưa mẹ và em sang thăm ông bà và con!” Nói xong, bố chào tạm biệt cô giáo, rồi lên xe trở về. Tôi nhìn theo bố dượng cho đến lúc chiếc xe khuất hẳn sau dãy xà cừ ven đường mới quay về chỗ ngồi của mình ở cuối lớp học. Ngày đầu tiên vào lớp Một của tôi như thế đó, các bạn ạ!

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốcmắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000,tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe vàthấy được vài điều, vài câu:- Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ!- Ừ, gần Tết nên Tất niên vui...
Đọc tiếp

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốc
mắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000,
tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe và
thấy được vài điều, vài câu:
- Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ!
- Ừ, gần Tết nên Tất niên vui vẻ.
- Vui nên có mấy khách cũng cho sộp lắm.
- Ừ, tôi cũng mong có kha khá mua mấy món Tết cho mấy đứa nhỏ.
Tò mò nên tôi ghé hỏi:
- Hai chú là anh em ạ?
- Không, hai chú là bạn, ông bạn chú tật nguyền từ nhỏ.
- Rồi chú chở chú này đi hát bao lâu rồi?
- Chú làm việc ban ngày, ban đêm chở bạn mình đi hát, ai thương thì cho ít cho nhiều, ông không
chịu ngồi đường chờ bố thí, cũng không chịu để người nhà nuôi.
- Hai chú chở nhau đi như vậy bao lâu rồi?
Lúc này chú mù mới nói:
- Cũng hai mươi mấy năm rồi con, ông là đôi mắt, đôi chân đưa chú đến nơi chú có thể hát cho
người nghe. Ngày xưa ông chở chú bằng xe đạp, sau này ông mua được xe máy thì chở chú bằng
xe máy.
- Mỗi ngày hai chú làm xong rồi chia nhau thế nào? Tôi cũng hơi tò mò.
- Được nhiêu chia đôi, chú chịu tiền xăng - chú sáng mắt trả lời.
- Chúc hai chú nhiều sức khoẻ nhé, Tết thật ấm áp bên gia đình.
- Cám ơn cháu, cháu cũng vậy nhé!
Tôi lại đi, một vòng, hai vòng sau, theo thói quen lại nhìn 2 chú. Chợt thấy điều lạ lạ. Chú sáng
mắt dúi vào tay bạn mình một xấp tiền, đa số là tiền 100.000, 50.000 và 20.000, còn trên tay chú
là tiền 10.000 và một số 5.000, 2.000.
- Đây phần của ông đây, tôi đã chia đôi rồi đó.
- Cám ơn ông, bao nhiêu năm ông đều giúp tôi đi và chia đều cho tôi!

Mắt tôi chợt cay cay, “chia đôi” đâu đồng nghĩa là hai phần bằng nhau. Người bạn mù thì tin bạn
mình hoàn toàn. Người bạn sáng thì muốn cho bạn mình phần hơn.

(Nguồn: Sưu tầm)
Câu chuyện trên đã đem đến cho em thông điệp gì? Từ câu chuyện trên và bằng những
hiểu biết xã hội của mình, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về thông
điệp đó.

1
13 tháng 3 2022

"Người mù nào có biết chia tiền đâu"- Câu chuyện xúc động về một tình bạn cao đẹp

4 tháng 3 2020

Biện pháp nhân hóa ở câu :

Tôi dang tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ .

Dựa vào dàn ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh (không chép mạng) Thuyết minh về áo dài Việt Nama) Mở bàiÁo dài đã đi vào truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện niềm tự hào của người Việt Namb) Thân bài- Áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới- Áo dài có từ đâu và do ai thiết kế hiện nay chưa biết chính xác- Áo dài được thiết kế luôn...
Đọc tiếp

Dựa vào dàn ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh (không chép mạng) Thuyết minh về áo dài Việt Nam
a) Mở bài
Áo dài đã đi vào truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện niềm tự hào của người Việt Nam
b) Thân bài
- Áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
- Áo dài có từ đâu và do ai thiết kế hiện nay chưa biết chính xác
- Áo dài được thiết kế luôn giữ được vẻ thanh tao, trang nhã, kín đáo của người con gái
- Vào năm 1744: chúa Nguyễn Phúc Khoát sau khi xưng vương đã bắt quan và dân Đàng Trong mặc lễ phục theo kiểu áo nhà Minh
- 1776: Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong bắt dân cắt áo ngắn, cổ giống như áo dài ngày nay
- Đầu thế kỉ 17 ở Bắc Ninh xuất hiện áo dài mớ ba, mớ bảy tôn vinh cái đẹp của người Việt Nam
- Từ 1930 đến 1940 người miền Bắc mặc với quần đen còn con gái xứ Huế mặc với quần trắng
- Năm 1939: nhà may Cát Tường cho ra đời 1 chiếc áo dài kiểu mới thay thế cho áo năm thân vay mượn kiểu áo phương Tây cổ bẻ hình trái tim, vai áo bồng, tay nối vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn phải
- 1960: Trần Lệ Xuân đã cho ra đời kiểu áo có cổ tròn hay cổ thuyền
- Vào những năm 1970 trở lại đây, áo dài quay lại hình thức từ xa xưa, thường may đồng màu quần với áo với nhiều chất liệu vải tốt, hoa văn trang nhã, vạt áo dài đến mắt cá chân
* Ý nghĩa, công dụng của áo dài
- Thường mặc trong các lễ hội trang trọng, truyền thống, trang phục công sở của nữ sinh THPT, đại học......
* Cách sử dụng..................................................................................................................
* Cách bảo quản.................................................................................................................

1
27 tháng 11 2019

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Đến với nước Nhật Bản có chiếc áo Ki-mô-nô, Hàn quốc có chiếc Han-bok, người Hoa có chiếc xườn xám…Còn với Việt nam chúng ta từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước, đố cũng chính là khoảng thời gian tàn phá đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính bởi vậy mà không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy có từ bao giờ và hình dáng của nó ra sao. Khi đọc đến cuốn “ Kể chuyện chín Chúa mười ba vua thời Nguyễn” của Tôn Thất Bình, người ta đã tìm thấy lịch sử ra đời của chiếc áo dài là vào khoảng thế kỉ thứ 18. Ban đầu chiếc áo dài còn thô sơ nhưng nó rất kín đáo, là sản phẩm có tính chất dung hòa của hai miền Bắc- Nam. Từ đó đến nay chiếc áo dài không ngừng được hoàn thiện và trở thành thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.

Bộ áo dài gồm hai bộ phận quần và áo. Áo dài lại gồm ba bộ phận là cổ áo, tay áo, thân áo. Cổ áo trước kia người ta thường may cổ cao từ 4- 5 phân , lót một miếng vải ở trong cho cứng tạo nên sự kín đáo trang trọng của chiếc áo dài.Ngày nay trong chiếc cổ áo đã có nhiều thay đổi tạo nên sự phong phú đa dạng mà thuận lợi cho người đọc. Các nhà thiết kế đã sáng tạo ra nhiều kiểu cổ áo dài khác nhau như cổ ba phân, cổ tròn, cổ thuyền góp phầ tô thêm vẻ đẹp, làn da trắng cho người mặc. Tay áo thường được may tay dài đến mắt cá tay, phần dưới hơi loe ra để tạo cảm giác mềm mại, hiện nay có nhiều chiếc áo dài được thiết kế với nhiều kiểu tay lỡ, tay được may bằng chất liệu vải von rất điệu đà. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Ngày nay các nhà thiết kế còn sáng tạo ra khóa áo ở thân sau vừ thuận tiện vừa kín đáo mà tạo sự mềm mại cho dáng áo. Quần dài được may ống rộng, trùng sát đất. Quần thường được may đồng màu với áo hoặc màu quần được lựa chọn sao cho phối hợp hài hòa và làm nổi bật dáng áo. Chất liệu may áo dài thường là loại vải lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, nhung, the, gấm, vải càng nhẹ và mỏng thì khi lên áo càng thanh thoát. Ngày nay áo dài thường được trang trí thêm nhiều phụ kiện như ren, voan, kim tuyến, cườm,…

Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục, mang trong mình quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Các cô gái Việt trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, tế nhị hơn khi mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Chính vì thế mà trong những ngày Tết khi đón tiếp khách đặc biệt là khác quốc té, phụ nữ Việt lại tự hào chọn cho mình bộ áo dài đẹp nhất để mặc. Trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam hay hoa hậu thế giới người Việt, khán giả đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người phụ nữ khi mặc trên mình bộ áo dài truyền thống. Nhiều trường trung học phổ thông ở miền Nam còn quy định học sinh nữ phải mặc áo dài trắng đến trường, áo dài vì thế trở thành trang phục học đường hết sức hồn nhiên, trong sáng.

Cùng với chiếc nón lá, áo đã trở thành một biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp Việt. Nó cũng đi vào thơ ca, nhạc họa như một đề tài khơi gợi cảm xúc cho các nghệ sĩ. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.