Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.
Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.
Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí,…khi mà….Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.
Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.
Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.
Cõu 2: (2 điểm)
Qua bài phân tích, học sinh cần nêu được các ý sau:
-Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ...(0,5 điểm)
-Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đũi hỏi của thầy cụ, trong thi cử...(0,5 điểm)
-Do học đối phó nên không thấy hứng thú, đẫn đến chán học, hiệu quả thấp...(0,5 điểm)
-Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; học đối phó thì dự cú bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng ...(0,5 điểm)
Cõu 3:(6 điểm):
a.Mở bài: Giới thiệu về Hồ Chí Minh(0,5 điểm)
b.Thõn bài:
*Hoàn cảnh sáng tác bài thơ(0,5đ)
*Giới thiệu chân dung Hồ Chí Minh(3đ)
-Đại nhân:(1đ)
+Yờu tổ quốc
+Yờu thiờn nhiờn
+Yêu thương con người
“Bác ơi ! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
(Tố Hữu)
-Đại trí:(1đ)
+Bài học đánh cờ, thể hiện chiến lược quân sự, lónh đạo:
“Lạc nước hai Xe đành bỏ phí
Gặp thời một Tốt cũng thành cụng”
(Nhật kớ trong tự)
-Đại dũng:(1,5đ) Tinh thần thép: Ung dung, lạc quan, tự tại (trong 1 số bài của Bác). Bác chỉ nhắc đến một từ thép trong bài đề từ của “Nhật kí trong tù”, nhưng bài nào, dũng nào, cõu nào cũng ỏnh lờn tinh thần thộp:
+Đi đường: Rèn luyện ý chớ nghị lực
+Ngắm trăng:Vượt lên hoàn cảnh
+Tức cảnh Pác Bó: Lạc quan, tin tưởng cuộc sống.
*Mở rộng, nâng cao vấn đề:(1,5đ) Liên hệ thú lâm tuyền của Bác với người xưa
-Nguyễn Trói, Nguyễn Khuyến: Sống ẩn mỡnh, gửi tõm sự với cảnh, quay về với thiờn nhiờn
-Hồ Chớ Minh: Tỡnh yờu thiờn nhiờn gắn liền với hoạt động yêu nước, cứu nước ->Chất cộng sản trong con người Hồ Chí Minh
-Hỡnh ảnh, tư tưởng Bác gắn với hành động của bản thân em và thế hệ trẻ hôm nay.
c.Kết bài:(0,5 điểm)
-Cảm nghĩ về chõn dung Hồ Chớ Minh
-Hỡnh ảnh về người chiến sĩ cộng sản.
TK
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy.
Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.
Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.
Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.
Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc
Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.
Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.
tk
Ngày nay, vấn đề về giáo dục vẫn luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của đất nước ta. Việc chủ trương dạy và học đối với học sinh luôn được mọi người quan tâm và chú ý đến. Tuy nhiên bên cạnh những người học sinh luôn cố gắng hết mình vì sự nghiệp học hành thì vẫn còn không ít những cá nhân đang rơi vào tình trạng học đối phó, học một cách chống đối. Đây là một vấn đề đang dần trở nên phổ biến và cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng.
Vậy học đối phó là gì? Đây là hiện tượng những bạn học sinh không học một cách nghiêm túc mà ngược lại chỉ học cho có, học để có thể vượt qua các bài kiểm tra hay kì thi của thầy cô đề ra. Tuy nhiên việc học như vậy chỉ là nhất thời và không thể nhớ lâu kiến thức được, thậm chí một số học sinh còn không thèm học bài hoặc nếu học cũng chỉ là qua loa cho có lệ. Nếu mọi người để ý thì tình trạng này diễn ra vô cùng phổ biến tại các trường học: rất nhiều những bạn học sinh không nỗ lực học tập mà lại có thái độ thờ ơ với chính môn học của mình thậm chí trong giờ học họ còn không ghi chép bài đầy đủ mà thay vào đó là lấy điện thoại ra để trốn giáo viên chơi game…
Nguyên nhân dẫn đến thái độ học tập bất cẩn này có lẽ chính là do bản thân những học sinh đó. Có lẽ họ đã không ý thức được tầm quan trọng của việc học nên không có thái độ nghiêm túc cũng như nỗ lực trong học tập, học hành chểnh mảng và hời hợt. Hoặc cũng có thể do tâm lí tuổi mới lớn, thấy bạn mình chơi không học nên cũng a dua đua đòi theo, coi đó là điều hiển nhiên mà không lường trước được hậu quả của nó. Không chỉ vậy gia đình những bạn học sinh đó cũng không nhắc nhở, quan tâm sát sao đến việc học của con khiến con có những tư tưởng lệch lạc và sai trái. Bên cạnh đó một phần nguyên nhân cũng là từ phía nhà trường thầy cô có thể đã giao quá nhiều bài tập hoặc chương trình học quá nặng khiến các bạn học sinh cảm thấy nản chí và thiếu đi sự cố gắng. Dần dần họ trở nên lười biếng và chỉ học cho có lệ để có thể vượt qua bài kiểm tra thậm chí còn không thèm học mà quay cop trong giờ kiểm tra… Tất cả những điều này sẽ đem lại hậu quả to lớn cho những người học sinh đó: họ sẽ không có kiến thức gì trong đầu, không biết áp dụng vào cuộc sống và sẽ không được mọi người chấp nhận vì không khẳng định được giá trị bản thân và dần dần rơi vào quên lãng so với xã hội.
Như vậy, để chấm dứt tình trạng học đối phó, chống đối như này thì chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục. Trước tiên điều quan trọng nhất là cần phải giáo dục lại những bạn học sinh đang trong tình trạng như vậy, giúp các bạn nhận ra được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học để các bạn nỗ lực học tập một cách thật nghiêm túc. Muốn làm được điều đó thì gia đình và nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc động viên khuyến khích những bạn học sinh để có thể thay đổi suy nghĩ đang lệch lạc của họ và giúp họ cố gắng vươn lên trong học tập.
Nói tóm lại, tình trạng học sinh học đối phó là một tình trạng rất đáng phê phán và e ngại. Vì vậy mỗi người chúng ta cần nâng cao nhận thức để có thể học tập một cách thật tốt và nghiêm túc, khẳng định được bản thân mình với gia đình, nhà trường và xã hội.
Lối học lệch lạc là một vấn đề đáng lo ngại trong giáo dục hiện nay. Nó xảy ra khi học sinh không được hỗ trợ : đầy đủ để phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong cuộc sống. Thay vì đưa ra các phương pháp học tập đa dạng và phù hợp với từng học sinh, hệ thống giáo dục thường áp đặt một cách học đơn điệu và không phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.
Lối học lệch lạc có tác hại rất lớn đến sự phát triển của học sinh. Nó có thể dẫn đến sự thiếu tự tin, sự chán nản và thậm chí là bỏ học. Học sinh cũng có thể không đạt được tiềm năng của mình và không thể đóng góp cho xã hội một cách tốt nhất.
Do đó, để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu sâu hơn về học sinh của mình và đưa ra các phương pháp học tập phù hợp. Học sinh cũng cần được khuyến khích để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tự học để phát triển các kỹ năng mềm và kiến thức bổ ích.
Vì vậy, lối học lệch lạc là một vấn đề cần được giải quyết trong giáo dục hiện nay. Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh để giúp họ phát triển tốt nhất và đóng góp cho xã hội một cách tích cực.
Cậu tham khảo:
Theo em , lối học " đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi " là ko phù hợp trong xã hội đg phát triển như nước ta . Bởi vì , đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển kinh tế và cần rất nhiều những danh tài . Và những danh tài này phải thật sự thông minh và có trí thức chứ ko phải kiểu học xuông và học theo trào lưu. Khi học theo hình thức " hòng cầu danh lợi " sẽ có rất nhiều tác hại cho bạn thân . Ví dụ như lối học này sẽ khiến chúng ta nảy sinh ra các cảm xúc tiêu cực như ghen ghét, đố kị làm cho xã hội kém văn minh . Vì vậy , khi học ta phải biết cách học đúng đắn và tránh trường hợp học theo kiểu " hòng cầu danh lợi "
Tham khảo:
Lối học hình thức hòng cầu danh lợi không phù trong xh phát triển hiện nay vì
- Lối học hình thức không thể giúp con người phát triển toàn diện
- xh đang sống , nên khoa học , công nghệ đang phát triển mạnh mẽ > Con người càng phải học tập chân chính đẻ thích nghi với các đk đó
Qua bài phân tích, học sinh cần nêu được các ý sau:
-Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ...
-Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đũi hỏi của thầy cụ, trong thi cử...
-Do học đối phó nên không thấy hứng thú, đẫn đến chán học, hiệu quả thấp...
-Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; học đối phó thì dự cú bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng ...
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy.
Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.
Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.
Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.
Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc
Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.
Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.