Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi 1:
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?
- nhỏ nhắn
- nhỏ nhẹ
- nhỏ nhoi
- nho nhỏ
Câu hỏi 2:
Trái nghĩa với từ "hiền lành" ?
- vui tính
- độc ác
- hiền hậu
- đoàn kết
Câu hỏi 3:
Từ nào cùng nghĩa với từ "nhân hậu"?
- nhân từ
- vui vẻ
- đoàn kết
- đùm bọc
Câu hỏi 4:
Từ "nhỏ nhoi" được phân loại là từ láy gì ?
- láy âm
- đầu láy
- vần láy âm
- vần láy tiếng
Câu hỏi 5:
Trong các từ sau, từ láy âm đầu là từ nào ?
- xinh xinh
- lim dim
- làng nhàng
- bồng bềnh
Câu hỏi 6:
Trong câu thơ sau có mấy từ phức: Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa ?
- 3
- 2
- 6
- 4
Câu hỏi 7:
Từ nào cùng nghĩa với từ "đoàn kết"?
- trung hậu
- vui sướng
- đùm bọc
- đôn hậu
Câu hỏi 8:
Từ "liêu xiêu" được gọi là từ láy gì ?
- láy âm đầu
- láy vần
- láy âm, vần
- láy tiếng
Câu hỏi 9:
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép tổng hợp có tiếng "nhà" ?
- nhà máy
- nhà chung cư
- nhà trẻ
- nhà cửa
Câu hỏi 10:
Trong các từ sau, từ nào là từ láy có tiếng "hiền" ?
- hiền lành
hiền hậu
hiền hòa
Chúc bn hc tốt!
Câu hỏi 1:
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?
- nhỏ nhắn
- nhỏ nhẹ
- nhỏ nhoi
- nho nhỏ
Câu hỏi 2:
Trái nghĩa với từ "hiền lành" ?
- vui tính
- độc ác
- hiền hậu
- đoàn kết
Câu hỏi 3:
Từ nào cùng nghĩa với từ "nhân hậu"?
- nhân từ
- vui vẻ
- đoàn kết
- đùm bọc
Câu hỏi 4:
Từ "nhỏ nhoi" được phân loại là từ láy gì ?
- láy âm
- đầu láy
- vần láy âm
- vần láy tiếng
Câu hỏi 5:
Trong các từ sau, từ láy âm đầu là từ nào ?
- xinh xinh
- lim dim
- làng nhàng
- bồng bềnh
Câu hỏi 6:
Trong câu thơ sau có mấy từ phức: Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa ?
- 3
- 2
- 6
- 4
Câu hỏi 7:
Từ nào cùng nghĩa với từ "đoàn kết"?
- trung hậu
- vui sướng
- đùm bọc
- đôn hậu
Câu hỏi 8:
Từ "liêu xiêu" được gọi là từ láy gì ?
- láy âm đầu
- láy vần
- láy âm, vần
- láy tiếng
Câu hỏi 9:
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép tổng hợp có tiếng "nhà" ?
- nhà máy
- nhà chung cư
- nhà trẻ
- nhà cửa
Câu hỏi 10:
Trong các từ sau, từ nào là từ láy có tiếng "hiền" ?
- hiền lành
- hiền hậu
- hiền hòa
- hiền dịu
) Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, được xây dựng dựa trên một cái tứ độc đáo. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.
Số câu : 4 câu , mỗi câu 7 chữ
Hiệp vần : gieo vần ở câu 1,2,4 ; ngắt ở nhịp : 4/3,3/4
b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.
c)
Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ;lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà. Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương). d) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ. Giọng điệu hóm hỉnh , bi hài : _ Sự ngây ngô , hồn nhiên của trẻ thơ _ Hoàn cảnh trớ trêu , bị gọi là khách ngay khi về quê nhà. _ Cảm giác bơ vơ , lạc lõng khi trở về ko còn ng thân thích , quen biết , nỗi ngậm ngùi đau xót. _ Câu hỏi hồn nhiên của trẻ nhỏ khiến tg vừa vui vừa bùn. e) Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình. g) Nghệ thuật:- Từ ngữ mộc mạc giản dị.
- Sử dụng phép đối.
- Giọng điệu vừa khách quan, hóm hỉnh, vừa ngậm ngùi.
Trong kho tàng ca dao, dân ca có nhiều câu phản ánh đạo lí sống của nhân dân Việt Nam. Ví dụ như: Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn. Hay: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Cây có cội mới nảy cành, xanh láy, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu… Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.
Ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hôm nay.
Lòng biết ơn là biểu hiện của truyền thống coi trọng nghĩa nhân. Lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, lam lũ của người nông dân: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Uống ngụm nước mát lành giữa trưa hè oi bức, lại nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nâng niu một trái chín mọng vừa hái trên cành, chớ quên công lao của kẻ trồng cây.
Tại sao lòng biết ơn lại được nhân dân ta trân trọng đặt lên hàng đầu như vậy ? Bởi vì đó chính là tình cảm thiêng liêng của con người, là cơ sở của mọi hành động tốt đẹp ở đời. Ông bà xưa nay đã dạy: ơn ai một chút chẳng quên… và lòng biết ơn phải được thể hiện qua lời nói, hành động, sự việc cụ thể hằng ngày.
Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên. Dẫu chỉ nén nhang, chén nước nhưng con cháu gửi gắm vào đó tấm lòng thành kính tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có một mối quan hệ vô hình nhưng vô cùng khăng khít giữa các thế hệ với nhau. Người đã khuất dường như luôn có mặt bên cạnh người đang sống, tiếp thêm sức mạnh cho họ trên bước đường mưu sinh vất vả. Lớp hậu sinh bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân bằng cách gìn giữ, phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ.
Trải quá hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán,Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập cho Tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc. Đền thờ các vua Hùng trên đất tổ Phong Châu, đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Tây, đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình, đền thờ các vị vua đời Trần có công ba lần đánh tan quân Nguyên Mông ở Nam Định, Quảng Ninh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, đền Bến Dược ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Bình… và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm dược nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn.
Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, đoàn thể, trường học nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương… Đó là biểu hiện sinh động của đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của nhân dân.
Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như xây dựng bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống… để nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước tạo dựng nên.
Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.
- Lan chăm ngoan, học giỏi khiến cha mẹ rất vui lòng.
+ Câu này có cụm C - V " Lan chăm ngoan, học giỏi " đứng làm CN trong câu. + Câu này còn có cụm C - V " Cha mẹ rất vui lòng " là thành phần của cụm động từ và kết hợp với động từ " khiến ".- Bức thư tôi viết cho anh ấy đã được gửi đi từ hôm qua.
Câu này có cụm C - V " Bức thư tôi viết cho anh ấy " làm CN trong câu.
- Trung đội trưởng Bính có khuôn mặt đầy đặn.
Câu này có cụm C - V " khuôn mặt đầy đặn ". Cụm này dùng làm VN trong câu.
- Cây con này quả đất sai.
Câu này có cụm C - V " Quả đất sai " làm VN trong câu.
- Sương muối xuống nhiều làm cho lúa mới cấy có nguy cơ tàn lụi.
Câu này có cụm C - V " Lúa mới cấy có nguy cơ tàn lụi " làm phụ ngữ cho động từ " làm cho ".
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
+ Nội dung : Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao.
+ Nghệ thuật : Nhân hóa , ẩn dụ.
- Đói cho sạch rách cho thơm.
+ Nội dung : Dù trong hoàn cảnh nào khó khăn và thiếu thổn đến đâu chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.
+ Nghệ thuật : Câu từ nhiều nghĩa.
- Học thầy không tày học bạn.
+ Nội dung : Học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè. Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
+ Nghệ thuật : So sánh.
Hoài Thanh là nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Ông có tác phẩm nổi tiếng thi nhân Việt Nam đã chắp cánh cho thơ ca ngày càng phát triển. Trong đó có bài " Ý nghĩa văn chương" đã khẳng định ý nghĩa và công dụng của văn chương qua nhận định. "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".
Ý kiến của Hoài Thanh đã khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong cuộc sống con người. Văn chương bồi đắp tư tưởng tình cảm tâm hồn cho ta khiến đời sống tinh thần của ta mỗi ngày một phong phú để ta sống chân thành nhân ái vị tha hơn cuộc sống mỗi người một thêm tốt đẹp.
Xứ mệnh cao cả trước hết của văn chương là gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là những tình cảm trước khi đọc văn chương dựa nảy sinh trong lòng ta. Đến với văn chương ta tiếp nhận thêm những tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Từ khi ta mới sinh ra, còn nhỏ ta chưa biết Bác Hồ, chưa một lần gặp bác. Nhưng khi biết đọc tác phẩm văn chương ta thấy bác muôn vàn kính yêu. Người đã hi sinh cả đời cho dân cho nước. Minh Huệ đã viết về một đêm trong vô vàn đêm không ngủ của người:
" Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh".
Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa bài thơ lên tầm khái quát lớn đúc rút một chân lí giản đơn đời thường: Bác không ngủ vì lo cho dân cho nước như một lẽ thường tình. Bởi người " Nâng niu tất cả chỉ quên mình" (Tố Hữu). Không chỉ vậy văn chương còn gợi trong ta lòng vị tha trắc ẩn thương cho những kiếp người cực khổ đọc ca dao than thân ngược dòng thời gian ta trở về với xã hội phong kiến nhiều bất công áp bức. Kiếp người nông dân thật nhỏ nhoi. Họ chỉ là phận con ong cái kiến bị bòn rút, bị can khuất khổ đau".
"Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay học lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu biết ngày nào nghe.
Hay đọc chuyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" mấy ai cầm nổi nước mắt trước cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy họ thương yêu nhau mà phải chia cắt bởi gia đình tan vỡ. Văn Chương đã giúp ta nhận thức được trách nhiệm phải xây dựng gia đình hạnh phúc, tốt đẹp. Và Văn Chương gợi trong ta khao khát khám phá những miền đất lạ ta thấy cảnh đẹp ở những phương trời xa thật hấp dẫn:
“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…”
Cảnh đẹp như một bức tranh hữu tình nên thơ mới gọi xa hơn nữa ta còn đến thác Núi Lư của Trung Quốc qua thơ Lí Bạch, mảnh đất vùng An-dát của A. Đô-đê trong buổi học cuối cùng trên đất Pháp,… Bên cạnh việc gây cho ta những tình cảm ta chưa có thì Văn Chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
Đó là những tình cảm mang tính nhân bản luôn tiềm thức trong ta. Văn Chương đã khơi dậy làm cho tình cảm ấy càng thêm giàu có hơn, Ai cũng yêu kính ông bà, cha mẹ anh chị em. Đọc Văn Chương ta càng xúc động " Mẹ có thể đánh đổi một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn" (A-ni-xi). Công cha nghĩa mẹ sánh ngang tầm vóc vũ trụ đạo làm con phải hiểu nghĩa mới tròn bổn phận:
"Công cha như núi Thái Sơn…
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi".
Từ khi ta sinh ra ai cũng gắn bó thân thiết với mảnh đất quê hương. Mỗi ngõ xóm hàng cây ven đường đều trở nên quen thuộc, Văn Chương đã bồi đắp tình cảm yêu quê hương ngày càng tha thiết:
"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày".
(Đỗ Trung Quân)
Tình bạn cũng vậy. Mỗi người từ tấm bé đều có bạn để chia sẻ vui buồn. Thế mà khi đọc bài " Bạn đến chơi nhà" (Nguyễn Khuyến) ta càng nhận thấy tình bạn chân thành quí giá biết bao:
" Đầu trà tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta".
Kể sao cho hết công dụng của Văn Chương bằng cách tự nhiên nhất. Văn Chương đã bồi đắp nhiều tình cảm đẹp trong ta.
Tóm lại ý kiến của Hoài Thanh thật chính xác " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Song không phải tác phẩm văn chương nào cũng tốt, có loại sách độc hại ta phải biết lựa chọn tác phẩm hay để đọc bồi dưỡng tình cảm cho ta.