K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2018

Lời giải:

Như vậy, "rạp hát" là cảnh vật thường thấy ở thành phố

15 tháng 12 2018

a, Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang.

b, Những ngày lễ hội , đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.

c, Để tránh thú dữ , nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở.

d, Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.

( nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang)

11 tháng 5 2019

Lời giải:

Như vậy, cánh đồng là cảnh ở nông thôn.

Tham khảo :

Chủ nhật vừa rồi, em được bố mẹ cho về quê chơi. Quê em là một vùng nông thôn yên bình và xinh đẹp. Trước cổng làng là lũy tre xanh rì rào như đang vẫy gọi em nhanh vào trong. Những ngôi nhà trong làng chủ yếu là nhà nhỏ, nhà cấp 4. Tuy không cao lớn nhưng rất sạch sẽ và xinh đẹp. Đặc biệt, nhà nào cũng có vườn, trồng nhiều loại rau xanh, cây cối xum xuê. Trông đến là thích mắt. Những con đường trong làng là đường trải nhựa, hai bên trồng đầy cỏ xanh và hoa mười giờ. Điều em thích nhất, là cánh đồng lúa rộng mênh mông, xanh mướt và nồng đượm hương thơm ở cuối làng. Nhìn khung cảnh ấy, em thấy lòng mình nhẹ tênh như cánh gió. Em yêu tha thiết vẻ đẹp bình dị của quê hương em.

~^Hok tốt^~

23 tháng 12 2021

Chủ nhật vừa rồi, em được bố mẹ cho về quê chơi. Quê em là một vùng nông thôn yên bình và xinh đẹp. Trước cổng làng là lũy tre xanh rì rào như đang vẫy gọi em nhanh vào trong. Những ngôi nhà trong làng chủ yếu là nhà nhỏ, nhà cấp 4. Tuy không cao lớn nhưng rất sạch sẽ và xinh đẹp. Đặc biệt, nhà nào cũng có vườn, trồng nhiều loại rau xanh, cây cối xum xuê. Trông đến là thích mắt. Những con đường trong làng là đường trải nhựa, hai bên trồng đầy cỏ xanh và hoa mười giờ. Điều em thích nhất, là cánh đồng lúa rộng mênh mông, xanh mướt và nồng đượm hương thơm ở cuối làng. Nhìn khung cảnh ấy, em thấy lòng mình nhẹ tênh như cánh gió. Em yêu tha thiết vẻ đẹp bình dị của quê hương em.

24 tháng 3 2018

[X] Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành.

I - Đọc thành tiếng (4 điểm) II – Bài tập về đọc hiểu (6 điểm) Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU      Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những...
Đọc tiếp

I - Đọc thành tiếng (4 điểm)

II – Bài tập về đọc hiểu (6 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU

     Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.

(Theo Văn Thảo)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào? (1 điểm)

A. Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi

B. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa

C. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi

Câu 2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu) (2 điểm)

A. 3 câu

B. 4 câu

C. 5 câu

Câu 3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì? (2 điểm)

A. Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động

B. Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên

C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già

Câu 4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả? (1 điểm)

A. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi

B. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung

C. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật bỗng sáng lên, trẻ ra

171
14 tháng 5 2021

1. B, C

2. B

3. B

4. A, B, C

15 tháng 5 2021

Câu 1. C                                                                                                                                           Câu 2. A

3 tháng 12 2021

Em sinh ra ở một vùng quê thanh bình. Nơi đây có không khí trong lành. Những cánh đồng thẳng cánh có bay. Con đê đầu làng luôn xanh mướt cỏ non. Cứ chiều về, chúng em lại rủ nhau ra đê chơi thả diều, bắn bi. Ngày hôm nay, quê hương ngày càng phát triển hơn. Những con đường đất đã được đổ bê tông phẳng lì. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Nhưng những cánh đồng vẫn còn đó. Em yêu quê hương của mình biết bao nhiêu.

TL:

Tham khảo ạ:

Quê hương nằm ở ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Mỗi lần về thăm quê, em đều cảm thấy vô cùng thích thú. Bởi hình ảnh cánh đồng lúa rộng mênh mông. Trên con đê đầu làng, từng đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Phía xa xa, ông mặt trời mọc rồi lặn sau lũy tre xanh. Nhưng quê hương của em cũng ngày càng hiện đại hơn. Nhiều căn nhà to lớn, rộng rãi mọc lên. Những con đường cũng được xây dựng khang trang hơn. Những phương tiện giao thông cũng đi lại tấp nập hơn. Em cảm thấy rất tự hào về quê hương của mình.

_HT_

HÃY CAN ĐẢM LÊNHôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chằng khác nào “ chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả ăn.Tôi say sưa với cảnh...
Đọc tiếp

HÃY CAN ĐẢM LÊN

Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chằng khác nào “ chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả ăn.

Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về. Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng. Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên. Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh. Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất. Lúc này tôi chỉ biết là mình đang gặp nguy hiểm và có thể phải chết. Tôi định nhắm mắt buông xuôi để chiếc xe lao vào đâu cũng được thì trong đầu bỗng lóe lên một suy nghĩ: phải cầm chắc tay lái và nghĩ tới một điều may mắn đang chờ ở phía trước. Cố gắng cầm ghi đông thật chặt, tôi tập trung chú ý vào đoạn đường mình sẽ qua. Thế rồi chiếc xe vẫn lao xuống vùn vụt nhưng tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều vì rất bình tĩnh. Cuối cùng xe cũng vượt qua được đoạn dốc một cách an toàn. Tôi thở phào nhẹ nhõm !

Bạn ạ, dù ở trong hoàn cảnh nào, nếu có lòng cna đảm vượt lên chính mình để chiến thăng nỗi sợ hãi thì bạn sẽ vượt qua được hết mọi nguy hiểm , khó khăn.

( Theo Hồ Huy Sơn)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, bạn nhỏ trong bài văn đã làm gì ?

a, Đi chơi công viên.

b, Đi cắm trại.

c, Lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.

2. Điều gì xảy ra với bạn nhỏ trên đường về nhà ?

a, Bạn bị ngã.

b, Phanh của bạn bị hỏng.

c, Có một cây gỗ chặn ngang đường.

3. Những câu văn nào nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ?

a, Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng.

b, Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên.

c, Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh.

d, Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất.

4. Trước sự nguy hiểm, bạn nhỏ đã làm gì ?

a, Buông xuôi , không lái để xe tự lao đi.

b, Nghĩ tới một điều may mắn đang chờ phía trước, bình tĩnh, can đảm cầm chắc ghi đông để điều khiển xe xuống dốc.

c, Tìm cách nhảy ra khỏi xe.

1
14 tháng 10 2020

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, bạn nhỏ trong bài văn đã làm gì ?

Khoanh vào c: Lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.

2. Điều gì xảy ra với bạn nhỏ trên đường về nhà ?

Khoanh vào b: Phanh của bạn bị hỏng.

3. Những câu văn nào nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ?

Khoanh vào a: Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng.

4. Trước sự nguy hiểm, bạn nhỏ đã làm gì ?

Khoanh vào b: Nghĩ tới một điều may mắn đang chờ phía trước, bình tĩnh, can đảm cầm chắc ghi đông để điều khiển xe xuống dốc.

4 tháng 3 2018

 Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bứng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, ngời thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. ĐƯờng đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của n]ời xem laàmnáo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần troa giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.


        Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

4 tháng 3 2018

Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đàn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về.

Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên