K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2020

giúp với chiều làm rồi

12 tháng 1 2018

chào bạn, bạn tham khảo nhé ^^

Thuyết minh về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

19 tháng 2 2019
  • Mở bài:

Nhắc đến cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc Việt Nam không thể không nhắc đến địa đạo Củ Chi, một trong nhưng kì quan lịch sử vĩ đại, trở thành nỗi khủng khiếp của kẻ thù. Bằng ý chí kiên trì phi thường, lòng căm thù giặc sâu sắc, quân và dân huyện Củ chi đã tạo nên huyền thoại Củ Chi còn vang danh cho đến ngày nay.

  • Thân bài:

Nguồn gốc và lịch sử hình thành:

Địa đạo là một hệ thống đường hầm đào sâu trong lòng đất, địa đạo nằm trong bộ phận huyện Củ Chi nên gọi là địa đạo Củ Chi.

Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 thuộc hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Sau đó các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương sống”, hình thành hệ thống Địa đạo Củ Chi liên hoàn.

Hệ thống địa đạo Củ Chi liên tục được xây dựng củng cố từ lúc hình thành cho đến giai đoạn cuối thời kì kháng chiến chống Mỹ mới ngừng xây dựng đào mới. Khi cuộc kháng chiến chống mỹ thắng lợi năm 1975, Địa đạo Củ Chi mới ngừng xây dựng. Từ đó đến nay, Địa đạo luôn được bảo tồn, gìn giữ, trở thành niềm tự hào của nhân dân.

Đặc điểm, cấu tạo các đường hầm:

Toàn bộ hệ thống địa đạo dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Đây là địa đạo dài nhất trên thế giới được bảo tồn cho đến ngày nay. Từ những căn hầm trú ẩn nhỏ, đơn lẻ, do nhu cầu liên kết, chuyển thu và hỗ trợ nhau khi chiến đấu, các căn hầm đã được đào thông với nhau tạo thành một chuỗi đường hầm đồ sộ.

Địa đạo đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần. Đó là sáng tạo độc đáo của quân dân Củ Chi rút kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu. Nhiều lần quân địch phát hiện và phá hủy đường hầm nhưng chỉ làm tổn hại một phần. Các phần khác đã được cô lập nhờ các cồn đất hoặc rãnh nước mà ta đã chuẩn bị sẵn.

Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Các cửa đường hầm thường xuyên ra bờ sông nhưng được ngụy trang kín đáo nhằm tránh sự phát hiện của quân địch. Chiều cao của hầm khoảng từ 0.8-1 mét, chiều rộng khoảng 0.6 mét, vừa bằng một người đi khom. Nóc hầm hình cong mái vòm. Bốn bên được mài nhẵn để tránh va vấp khi di chuyển trong bóng tối.

Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Nhìn vào kết cấu đường hầm giống như một tổ mối khổng lồ.

duong-ham-dia-dao-cu-chi

Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép và xe cơ giới hạng nặng. Tầng này dùng để di chuyển nhanh, thực hiện ẩn nấp kẻ địch hoặc tổ chức tấn công nhanh trên mặt đất. Đó cũng là tầng hình thành đầu tiên, tạo cơ sở hình thành tầng hai.

Tầng 2 cách mặt đất 5m, nối liền tới tầng 1, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Đây là tầng chuyển tiếp, thường bố trí lối đi và các phòng: nhà bếp, phòng học, phòng nghỉ ngơi, phòng họp… Hầu hết sinh hoạt, hội họp, kho lưu trữ đều bố trí ở tầng này bởi nó an toàn lại có nhiều không khí để thở lại có thể thực hiện tấn công hoặc di chuyển nhanh khi cần.

Tầng 3 là tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Tầng 3 có thể chống lại được các loại bom hạng nặng xuyên sâu. Đây là tầng trú ẩn khi kẻ thù càn quét mạnh. Do nằm sâu trong đất, thiếu dưỡng khí và ánh sáng, các lối đi vòng vèo bất lợi cho việc ở lâu và di chuyển nhanh nên tầng này chỉ được sử dụng để trú ẩn.

Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên ngụy trang kín đáo bằng lá khô hoặc búi cỏ tươi, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Do nhu cầu lấy không khí và ánh sáng tự nhiên nên đường hầm bố trí rất nhiều lỗ thông hơi. Để tránh sự tìm kiếm của quân đich, các lỗ thông hơi được đào giống như hang chuột, hang cua trong bụi rậm. Người ta còn đặt trước cửa hang cục xà phòng đánh lừa chó nghiệp vụ lùng xục.

Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

Cuộc sống và chiến đấu của nhân dân dưới Địa đạo Củ Chi:

Vào thời kỳ đánh phá ác liệt, mọi hoạt động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt của nhân dân đều diễn ra dưới lòng Địa đạo Củ Chi. Trong điều kiện nguy khó vẫn cố gắng tạo ra cuộc sống bình thường, mặc cho trên mặt đất không ngớt bom đạn cày xới, lửa khói mịt mù…

Do cần bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt vượt quá sức chịu đựng của con người. Bởi trong lòng đất đen tối, chật hẹp đi lại rất hạn chế, phần lớn đi khom hoặc bò. Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng chỉ le lói đèn cầy hoặc đèn pin…

cuoc-song-duoi-duong-ham-dia-dao-cu-chi-tphcm

Vào mùa mưa, dưới lòng Địa đạo Củ Chi phát sinh nhiều côn trùng độc hại, nhiều nơi có cả rắn, rết… Đối với phụ nữ, sinh hoạt càng khó khăn hơn, có chị sinh con và nuôi con trong hầm địa đạo phải chịu biết bao cực khổ. Hay mỗi khi có người ngất xỉu, phải đưa ra cửa hầm để hô hấp nhân tạo mới tỉnh lại được…

Đã thế, hàng trăm người lên xuống hằng ngày qua miệng hầm mà vẫn bảo đảm giữ bí mật Địa đạo Củ Chi là chuyện vô cùng phức tạp, mỗi thành viên ra vào phải kỹ lưỡng xóa mọi dấu vết có thể gây ra nghi ngờ, làm nguy hại đến đại cục.

Thế nhưng, tất cả mọi bí mật của đường hầm này đã được giữ bí mật cho đến sau giải phóng. Đó là kì công thứ hai mà quân và dân Củ Chi đã kiên trì thực hiện trong suốt hai cuộc kháng chiến.

Ý nghĩa lịch sử:

Địa đạo Củ Chi là cơ quan bảo vệ, xây dựng, củng cố và phát triển của lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam. Với vị trí cạnh sát kẻ thù, lợi thế bí mật, các lực lượng cách mạng đa hình thành và phát triển ngay dưới đường hầm này. Các tin tức, hoạt động của kẻ thù được thu thập nhanh chóng và chính xác, cung cấp thông tin chiến lược để xây dựng kế hoạch tác chiến hiệu quả. Địa đạo Củ Chi là hậu phương vững chắc, làm bàn đạp tiện lợi khi có hiệu lệnh tấn công vào Sài Gòn.

Đây cũng là nơi diễn ra các trận chiến đấu quyết liệt chống càn, tiêu diệt địch trong các chiến lược chiến tranh. Củ chi luôn nằm trong tầm ngắm chiến lược của Mỹ ngụy, chúng quyết tiêu diệt bằng được căn cứ ngầm này trong suốt cuộc chiến tranh. Chúng đã thực hiện rất nhiều cuộc càn quét, tìm và tiêu diệt lực lượng cách mạng nhưng đều thất bại, nhận lấy những hậu quả nặng nề. Địa đạo Củ chi trở thành điều khủng khiếp đối quân Mỹ, chúng không thể hiều làm sao quân và dân Củ Chỉ có thể tồn tại và chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của chúng.

Không những trực tiếp đối diện với kẻ thù, Địa đạo Củ Chi còn là hậu phương vững chắc làm nên chiến thắng thần thánh của quân và dân ta. Hầu hết khí giới, quân dụng, quân trang chuẩn bị cho cuộc tấn công đều được tập kết và cất giấu ở đây. Quân và dân Củ Chi còn tổ chức sản xuất bí mật, tạo nên nguồn chi viện tại chỗ, kịp thời đáp ứng yêu cầu của cuộc cuộc chiến.

Giá trị văn hóa và tinh thần:

Địa đạo Củ Chi được xem là đường ngầm dài nhất trên thế giới với hơn 250km đường ngầm và thông hào. Là kì quan độc đáo có một không hai, vừa mang chiều sâu thăm thẳm của tinh thần yêu nước, lòng căm thù và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thế kỉ 20.

  • Kết bài:

Ngày nay, địa đạo Củ Chi đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt cần được bảo tồn, gìn giữ. Địa đạo Củ Chi đang trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, đem về cho thành phố khoản thu nhập có giá trị kinh tế lớn. Nơi đây cũng trở thành địa điểm tham quan, giáo dục về lịch sử đấu tranh bất khuất của dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ đất nước cho nhiều thế hệ trẻ. Hình ảnh địa đạo Củ Chi đã không ngừng được giới thiệu với bạn bè trên thế giới và nhận được rất nhiều tình yêu, sự trân trọng và ngưỡng mộ.

17 tháng 12 2018

Hướng dẫn

+ Thuyết minh từ sách vở thời cổ đại:

-Chuyện kén rể bằng bàn cờ tướng của nhà thông thái.

-Chuyện từ Kỉnh thánh.

+ Thuyết minh từ thực tế:

-Người phụ nữ có thể sinh nhiều con.

-Nêu tỉ lệ sinh con ở một số nước.

+ Suy nghĩ thêm:

-Ai cũng mong muốn có đủ cơm ăn, áo mặc, được học hành tử tế để mưu cầu hạnh phúc.

-Trái đất không thể rộng thêm, dân số tăng nhiều như một số nước ở châu Phi, châu Á thì sẽ kéo theo nghèo nàn, thất học, lạc hậu…

+ Kêu gọi giảm tốc độ gia tăng dân số.

I. Đọc bài văn thuyết minh xen lẫn tự sự của Thái An, người đọc chợt ngỡ ngàng đến thú vị. Ngỡ ngàng vì tác giả nêu sự việc có liên quan đến mình, gia đình mình,… mà mình không nghĩ tới. Thú vị là ở chỗ Thái An đã 11luận cổ suy kim"để khơi gợi suy nghĩ và hành động của mỗi người, nhất là với những ai đã nên vợ nên chồng, về "bài toán dân số",bởi đặc tính sinh hoạt của con người khác với muôn loài.

II. Bài văn có 5 đoạn: đoạn đầu là phần mở hài, đoạn cuối là phần kết luận. Phần mở bài được viết bằng lôi văn tự sự nêu thẳng vấn đề: “Bài toán dân sô'đã được đặt ra từ thời cổđạVThái An đã không tin điều này. Điều ấy cũng đúng thôi vì thời cổ đại là thời cách nay dăm bảy ngàn năm về trước, lúc ấy số lượng người còn quá thưa thớt thì người cổ đại đặt ra “bài toán dân sổ"để làm gì mới được chứ! Vả lại “vân đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay” nên tác giả không tin là phải. Nhưng đó chỉ là phản ứng trước mắt có tính nhất thời. Hay nói đúng hơn là nghệ thuật nhận sự thiếu sót về mình trước khi trình bày cái đúng của vấn đề, như Thái An tâm sự: “Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”.

Cái khéo của tác giả là dùng lối văn tự sự làm phần mở bài rồi dẫn qua lối văn thuyết minh ở phần thân bài bằng cách nêu một sự việc mấu chốt. Sự việc mâu chốt ở đây là “câu chuyện này”.Thế là “câu chuyện này” trở thành dẫn chứng để thuyết minh cho sự việc “bỗng sáng mắt ra” điều mà lúc đầu Thái An đã không tin. Và Thái An đi vào mạch văn kể. “£>ớ là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất; ô thứ hai đặt 2 hạt thóc; và các ô tiếp theo số thóc cứ thê' nhân đối. Ai đủ số thóc theo yêu cầu của bài toán sẽ là chồng cô gái".Tất nhiên không có chàng trai nào có đủ số thóc đặt vào 64 ô cờ để trở thành chàng rể của nhà thông thái, bởi vì “số thóc được tính ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này".Khi đặt ra bài toán để kén rể, nhà thông thái thời cổ đại có nghĩ đến sự gia tăng dân số hay không thì không biết, nhưng với Thái An, khi kể lại, thì câu chuyện này có ẩn dụ về bài toán dân số.

Thái An lại viện dẫn Kinh thánh, sách giáo lí của đạo Ki-tô, để thuyết minh thêm vài bài toán dân số một cách cụ thể: không là số thóc mà là sô" người, con người sinh sôi nảy nở trong một khoảng thời gian cụ thể. Thái An cho người đọc biết: “khi khai thiên lập địa, Trái Đất này chỉ có hai

người: một chàng A-đam và một nàng E-va; thì đến năm 1995 dân số toàn thế giới là 5,63 tỉ người".Dù A-đam và E-va là nhân vật có thật hay không thì vẫn không ảnh hưởng gì đến thực tế nam nữ trở thành chồng vợ và sự gia tăng dân số: từ hai người vào thuở khai thiên lập địa tới 5,63 tỉ người vào năm 1995, mà theo bài toán của nhà thông thái cổ đại kia thì số người đã ở vào ô thứ 30, với điều kiện là mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép có 2 con. Thế nhưng trong thực tế thì không như thế vì “một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con”.Và tác giả đưa ra con số thông kê do hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9-1994 công bố thì “tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ân Độ là 4,5; Nê-pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1; Tan-da-ni-a: 6, 7; Ma-đa-gát-xca: 6,6… Tính chung toàn châu Phi là 5,8. Phụ nữ Việt Nam là 3,7".Và tác giả còn cho biết thêm “với tỉ lệ hàng năm tăng 1,43% như mười lăm năm trước và 1,57% năm ỉ 990 thì dân sổ của hành tinh chúng ta năm 2015 sẽ là hơn7 tỉ người. Theo bài toán cổ trên, số dân ấy đã mon men sang ồ thứ 31 của bàn cờ".Với tỉ lệ 1,73% và 1,57%, tức là dưới 2% mà chỉ 20 năm sau (1995-2015) dân số thế giới tăng tới trên 1,3 tỉ thì với con số tỉ lệ phụ nữ sinh con ở trên đều gấp đôi hoặc gấp ba tỉ lệ 2% thì tới năm 2015 dân số thế giới chắc chắn sẽ trên 7 tỉ. Còn nếu tính đổ đồng về sự tăng dân số theo ô bàn cờ của nhà thông thái thì cứ 20năm dân số lại ở vào ô kế tiếp. Nếu 2015 dân số ở ô 31 thì 660 năm sau, tức là năm 2675 dân số thế giới sẽ ở ô cuối cùng, ô 64! 660 năm cứ tưởng là dài so với đời một người, còn so với sự vĩnh cửu của nhân loại thì con sô" ấy là một đe dọa, là một cảnh báo “không tồn tại” của nhân loại quá rõ ràng, bởi vì tới lúc ấy diện tích dành cho mỗi con người trên mặt Trái Đất chỉ bằng diện tích một hạt thóc!

Phần kết luận của Bài toán dân sốchỉ có 3 câu văn ngắn: Một câu mang ý kêu gọi, một câu mang ý thúc đẩy hành động, còn câu cuối nêu hậu quả của việc con người có hành động hay không. Nếu không hành động, diện tích mỗi người dành cho mặt đất trong tương lai chỉ bằng diện tích một hạt thóc. Chỗ không có để ở thì lấy đất đâu để sản xuất lương thực? Nếu loài người không chung tay hành động ngay từ bây giờ thì viễn cảnh hủy diệt lẫn nhau chắc chắn sẽ xảy ra. Mọi dân tộc trên mặt đất phải quyết tâm tránh viễn cảnh khủng khiếp ấy. “Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn càng tốt".Thái An không nói rõ mỗi người phải làm những gì để “gổp phần” vào con đường “tồn tại […] cửa chính loài người”, nhưng bạn đọc có thể suy đoán ra từ những con sô" thuyết minh ở trong bài văn. Trước hết loài người nói chung, môi dân tộc nói riêng, phải thay đổi ngay quan niệm sống lạc hậu của mình. Đã là người thì ai cũng muốn ăn no, mặc ấm, được học hành tử tế để mưu cau hạnh phúc. Ma hạnh phúc thì không thê có từ quân niệm ‘Trời sinh voi thì sinh cỏ”. Một gia đình hai con có cuộc sống tốt hơn gia đình bôn con, gia đình sáu con,… Đó là điều dễ nhận ra trong xã hội hiện nay ở Việt Nam. Khi đã ý thức được hạnh phúc là do chính mình tạo dựng nên thì sẽ thay đổi, và kiên quyết thay đổi quan niệm sống thì sẽ hành động tích cực để mỗi gia đình “dù gái hay trai chỉ hai là đủ”. Và như thế “chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn”.

Bài văn tự sự lân thuyết minh của Thái An dài một trang sách in khoảng 700 từ nhưng nội dung của nó liên quan đến mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, và toàn nhân loại. “Tồn tại hay không tồn tại” là vấn đề của con người. Tạo hóa, Trời, Thần không trả lời được câu hỏi ấy, mà chính là con người. Tất nhiên, muốn tồn tại, con người phải thay đổi quan niệm sống, cần phải kê hoạch hóa gia đình để hạn chế gia tăng dân số, để chiến thắng nghèo đoi, bệnh tâht và lạc hậu. Bài văn là một thông điệp đầy ý nghĩa nhân bản

17 tháng 12 2018

+ Thuyết minh từ sách vở thời cổ đại:

-Chuyện kén rể bằng bàn cờ tướng của nhà thông thái.

-Chuyện từ Kỉnh thánh.

+ Thuyết minh từ thực tế:

-Người phụ nữ có thể sinh nhiều con.

-Nêu tỉ lệ sinh con ở một số nước.

+ Suy nghĩ thêm:

-Ai cũng mong muốn có đủ cơm ăn, áo mặc, được học hành tử tế để mưu cầu hạnh phúc.

-Trái đất không thể rộng thêm, dân số tăng nhiều như một số nước ở châu Phi, châu Á thì sẽ kéo theo nghèo nàn, thất học, lạc hậu…

+ Kêu gọi giảm tốc độ gia tăng dân số.

I. Đọc bài văn thuyết minh xen lẫn tự sự của Thái An, người đọc chợt ngỡ ngàng đến thú vị. Ngỡ ngàng vì tác giả nêu sự việc có liên quan đến mình, gia đình mình,… mà mình không nghĩ tới. Thú vị là ở chỗ Thái An đã 11 luận cổ suy kim"để khơi gợi suy nghĩ và hành động của mỗi người, nhất là với những ai đã nên vợ nên chồng, về "bài toán dân số",bởi đặc tính sinh hoạt của con người khác với muôn loài.

II. Bài văn có 5 đoạn: đoạn đầu là phần mở hài, đoạn cuối là phần kết luận. Phần mở bài được viết bằng lôi văn tự sự nêu thẳng vấn đề: “Bài toán dân sô'đã được đặt ra từ thời cổđạVThái An đã không tin điều này. Điều ấy cũng đúng thôi vì thời cổ đại là thời cách nay dăm bảy ngàn năm về trước, lúc ấy số lượng người còn quá thưa thớt thì người cổ đại đặt ra “bài toán dân sổ"để làm gì mới được chứ! Vả lại “vân đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay” nên tác giả không tin là phải. Nhưng đó chỉ là phản ứng trước mắt có tính nhất thời. Hay nói đúng hơn là nghệ thuật nhận sự thiếu sót về mình trước khi trình bày cái đúng của vấn đề, như Thái An tâm sự: “Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”.

Cái khéo của tác giả là dùng lối văn tự sự làm phần mở bài rồi dẫn qua lối văn thuyết minh ở phần thân bài bằng cách nêu một sự việc mấu chốt. Sự việc mâu chốt ở đây là “câu chuyện này”.Thế là “câu chuyện này” trở thành dẫn chứng để thuyết minh cho sự việc “bỗng sáng mắt ra” điều mà lúc đầu Thái An đã không tin. Và Thái An đi vào mạch văn kể. “£>ớ là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất; ô thứ hai đặt 2 hạt thóc; và các ô tiếp theo số thóc cứ thê' nhân đối. Ai đủ số thóc theo yêu cầu của bài toán sẽ là chồng cô gái".Tất nhiên không có chàng trai nào có đủ số thóc đặt vào 64 ô cờ để trở thành chàng rể của nhà thông thái, bởi vì “số thóc được tính ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này".Khi đặt ra bài toán để kén rể, nhà thông thái thời cổ đại có nghĩ đến sự gia tăng dân số hay không thì không biết, nhưng với Thái An, khi kể lại, thì câu chuyện này có ẩn dụ về bài toán dân số.

Thái An lại viện dẫn Kinh thánh, sách giáo lí của đạo Ki-tô, để thuyết minh thêm vài bài toán dân số một cách cụ thể: không là số thóc mà là sô" người, con người sinh sôi nảy nở trong một khoảng thời gian cụ thể. Thái An cho người đọc biết: “khi khai thiên lập địa, Trái Đất này chỉ có hai

người: một chàng A-đam và một nàng E-va; thì đến năm 1995 dân số toàn thế giới là 5,63 tỉ người".Dù A-đam và E-va là nhân vật có thật hay không thì vẫn không ảnh hưởng gì đến thực tế nam nữ trở thành chồng vợ và sự gia tăng dân số: từ hai người vào thuở khai thiên lập địa tới 5,63 tỉ người vào năm 1995, mà theo bài toán của nhà thông thái cổ đại kia thì số người đã ở vào ô thứ 30, với điều kiện là mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép có 2 con. Thế nhưng trong thực tế thì không như thế vì “một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con”.Và tác giả đưa ra con số thông kê do hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9-1994 công bố thì “tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ân Độ là 4,5; Nê-pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1; Tan-da-ni-a: 6, 7; Ma-đa-gát-xca: 6,6… Tính chung toàn châu Phi là 5,8. Phụ nữ Việt Nam là 3,7".Và tác giả còn cho biết thêm “với tỉ lệ hàng năm tăng 1,43% như mười lăm năm trước và 1,57% năm ỉ 990 thì dân sổ của hành tinh chúng ta năm 2015 sẽ là hơn7 tỉ người. Theo bài toán cổ trên, số dân ấy đã mon men sang ồ thứ 31 của bàn cờ".Với tỉ lệ 1,73% và 1,57%, tức là dưới 2% mà chỉ 20 năm sau (1995-2015) dân số thế giới tăng tới trên 1,3 tỉ thì với con số tỉ lệ phụ nữ sinh con ở trên đều gấp đôi hoặc gấp ba tỉ lệ 2% thì tới năm 2015 dân số thế giới chắc chắn sẽ trên 7 tỉ. Còn nếu tính đổ đồng về sự tăng dân số theo ô bàn cờ của nhà thông thái thì cứ 20năm dân số lại ở vào ô kế tiếp. Nếu 2015 dân số ở ô 31 thì 660 năm sau, tức là năm 2675 dân số thế giới sẽ ở ô cuối cùng, ô 64! 660 năm cứ tưởng là dài so với đời một người, còn so với sự vĩnh cửu của nhân loại thì con sô" ấy là một đe dọa, là một cảnh báo “không tồn tại” của nhân loại quá rõ ràng, bởi vì tới lúc ấy diện tích dành cho mỗi con người trên mặt Trái Đất chỉ bằng diện tích một hạt thóc!

Phần kết luận của Bài toán dân sốchỉ có 3 câu văn ngắn: Một câu mang ý kêu gọi, một câu mang ý thúc đẩy hành động, còn câu cuối nêu hậu quả của việc con người có hành động hay không. Nếu không hành động, diện tích mỗi người dành cho mặt đất trong tương lai chỉ bằng diện tích một hạt thóc. Chỗ không có để ở thì lấy đất đâu để sản xuất lương thực? Nếu loài người không chung tay hành động ngay từ bây giờ thì viễn cảnh hủy diệt lẫn nhau chắc chắn sẽ xảy ra. Mọi dân tộc trên mặt đất phải quyết tâm tránh viễn cảnh khủng khiếp ấy. “Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn càng tốt".Thái An không nói rõ mỗi người phải làm những gì để “gổp phần” vào con đường “tồn tại […] cửa chính loài người”, nhưng bạn đọc có thể suy đoán ra từ những con sô" thuyết minh ở trong bài văn. Trước hết loài người nói chung, môi dân tộc nói riêng, phải thay đổi ngay quan niệm sống lạc hậu của mình. Đã là người thì ai cũng muốn ăn no, mặc ấm, được học hành tử tế để mưu cau hạnh phúc. Ma hạnh phúc thì không thê có từ quân niệm ‘Trời sinh voi thì sinh cỏ”. Một gia đình hai con có cuộc sống tốt hơn gia đình bôn con, gia đình sáu con,… Đó là điều dễ nhận ra trong xã hội hiện nay ở Việt Nam. Khi đã ý thức được hạnh phúc là do chính mình tạo dựng nên thì sẽ thay đổi, và kiên quyết thay đổi quan niệm sống thì sẽ hành động tích cực để mỗi gia đình “dù gái hay trai chỉ hai là đủ”. Và như thế “chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn”.

Bài văn tự sự lân thuyết minh của Thái An dài một trang sách in khoảng 700 từ nhưng nội dung của nó liên quan đến mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, và toàn nhân loại. “Tồn tại hay không tồn tại” là vấn đề của con người. Tạo hóa, Trời, Thần không trả lời được câu hỏi ấy, mà chính là con người. Tất nhiên, muốn tồn tại, con người phải thay đổi quan niệm sống, cần phải kê hoạch hóa gia đình để hạn chế gia tăng dân số, để chiến thắng nghèo đoi, bệnh tâht và lạc hậu. Bài văn là một thông điệp đầy ý nghĩa nhân bản.

24 tháng 2 2017
Nhắc đến Kiên Giang là du khách nghĩ ngay đến những thắng cảnh hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này: Đảo Phú Quốc, cảnh đẹp Hà Tiên, bãi Dương, chùa Hang, hòn Tre, Châu Nham Sơn…

Cảnh đẹp Hòn Tre
Hòn Tre hay còn gọi là Hòn Rùa, mang cái tên đậm chất dân gian, nằm trên một thảm xanh ngắt là biển cả, tạo lên bức tranh thiên nhiên thật đẹp…

Cách thành phố Rạch Giá về phía Tây 30km. Hòn Tre có diện tích khoảng 400 ha, có nhiều cảnh đẹp như: Bãi Chén, Động Dừa, Đuôi Hà Bá.

Từ Trung tâm thị trấn Hòn Tre đi theo đường mòn băng qua núi mất 30 phút là tới Bãi Chén. Bãi này nằm ở phía Tây Bắc của đảo. Là bãi có chiều dài 2km, có rất nhiều tảng đá to nhìn như những chiếc chén úp nên có tên là Bãi Chén. Đây là bãi đẹp nhất của Hòn Tre vì cảnh vật còn giữ được những nét hoang sơ, có nhiều cây xanh nghiêng mình tỏa bóng mát. Tại đây du khách có thể thưởng thức các đặc sản biển và ngắm cảnh thiên nhiên.

Động Dừa của Hòn Tre cũng khá thơ mộng, là vịnh nhỏ, có làng chài nên ghe thường ghé về để lấy lương thực, nước ngọt và nghỉ ngơi sau những chuyến đi biển xa. Ở đây có rất nhiều dừa mọc ven biển, là một bãi biển đẹp, thích hợp cho việc câu cá thư giãn.

Đuôi Hà Bá (Bãi Dứa – nơi có nhiều cây dứa gai) có nhiều cây cổ thụ lớn, du khách ngắm cảnh thiên nhiên sau đó lặn xuống biển cạy hào bám ở ghềnh đá thưởng thức thì thật tuyệt vời.

Hòn Tre là thắng cảnh đẹp của tỉnh Kiên Giang, việc đi du lịch cũng rất thuận lợi, chỉ mất hơn tiếng đồng hồ bằng tàu là tới, có thể đi về trong ngày.

Châu Nham Sơn
Nhắc đến Hà Tiên thập cảnh, không thể không kễ đến Châu Nham Sơn. Đây là một danh thắng còn đượm vẽ hoang sơ của thị xã vùng biên giới này…

Châu Nham Sơn thật ra là tên cổ của núi Đá Dựng. Trong “Hà Tiên thập vịnh” của Tao Đàn Chiêu Anh Các miêu tả núi Đá Dựng qua bài vịnh với cái tên là “Châu Nham Lạc Lộ” (Cò về núi Ngọc). Cái tên Đá Dựng là cách gọi địa danh thông qua đặc điểm của nơi đó ở vùng đất Nam Bộ. Đây là ngọn núi đá vôi hình thang cân (đỉnh núi bằng song song với chân núi), có dốc đá dựng đứng. Vì vậy gọi là Đá dựng để phân biệt với những ngọn núi xung quanh. Gọi dần thành quen và trở thành tên chính thức sau này.

Từ thị xã Hà Tiên, du khách có thể đi một đoạn đường khoảng 7km bằng ô tô hoặc xe gắn máy theo quốc lộ 80 về hướng cửa khẩu Xà Xía, đến ngọn Thạch Động có một con đường rẽ phải. Theo con đường này đi mất hơn 1km nữa là đến Đá Dựng. Danh thắng này nằm cách biên giới Việt Nam-Campuchia 4 km.

Đá Dựng thật sự là một tuyệt tác mà thiên nhiên đã tạo nên để trang điểm cho Hà Tiên thêm đẹp, một vẽ đẹp vừa lộng lẫy nhưng cũng không kém vẽ huyền bí như những huyền thoại vốn có của vùng đất này. Chúng ta sẽ phải ngỡ ngàng trước phong cảnh thiên nhiên của Đá Dựng. Do bị tác động của thiên nhiên, nhất là bị xâm thực nên trong lòng núi có vô số hang động. Có hang sâu, hang cạn, hang rộng, hang hẹp. Cũng có hang ở dưới chân núi và hang ở lưng chừng núi. Nhưng hầu như hang nào cũng đẹp, một nét đẹp đặc trưng chỉ có ở núi đá vôi với rất nhiều thạch nhũ thiên hình, vạn trạng. Có người ví “Đá Dựng như một toà lâu đài với lối kiến trúc có hàng trăm vọng gác đài, hàng ngàn gác chuông”. Nổi tiếng nhất ở đây là các hang Bà Chuá Xứ với tập hợp nhiều hang thông thương với nhau, hang Trống (hay Trống Ngực) với nét đặc biệt là khi bạn vỗ nhẹ tay vào ngực mình thì vách hang sẽ cộng hưởng và dội lại với âm thanh giống như tiếng trống. Còn hang Lầu Chuông thì có nhiều thạch nhũ mà khi gõ nhẹ vào sẽ tạo nên tiếng ngân trong như tiếng chuông. Ở hang khác thì có thứ thạch nhũ gõ vào lại nghe như tiếng đàn đá trầm bổng vọng về từ ngàn xưa,…

Cùng với thiên nhiên hùng vĩ, Châu Nham Sơn – Đá Dựng còn mang trong lòng nó một pho truyền thuyết ly kỳ về câu chuyện Thạch Sanh – Lý Thông và những trang sử hào hùng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của con người Hà Tiên. Tương truyền rằng ngày xưa, Thạch Sanh bị mắc mưu Lý Thông nên bị nhất vào hang sâu ở đây. Chàng lấy thạch nhũ làm đàn để tiêu sầu. Tiếng đàn ấy vang đến tận cung điện nhà vua với lời than thở thống thiết, ai oán: “Đàn kêu tích tịch tình tang, ai đem công chúa lên thang mà về. Đàn kêu anh hởi Lý Thông, anh ở hai lòng trời đất chứng cho”. Tiếng đàn khiến cho công chuá Huỳnh Nga nghe được mới xin vua cha mang quân đến giải nguy cho chàng Thạch Sanh. Đá Dựng có một hang động tên là “Cội Hàng Gia”. Trước cửa động có nhiều mảng đá ghép lại với nhau tạo thành một mái che tự nhiên. Người đời bảo nhau rằng, đây chính là nơi sinh sống thuở thiếu thời của Thạch Sanh và cũng là nơi chàng ngồi suy ngẫm sự đời về sau. Chính từ đây, chàng phát hiện ra chim đại bàng cắp nàng công chúa bay ngang rồi đem lòng nghĩa hiệp giương cung bắn đại bàng và lần theo vết máu đến núi Thạch Động cứu nàng công chúa.

Châu Nham có nghĩa là “Núi Ngọc”. Sở dĩ Đá dựng có tên như vậy là vì đây là nơi lánh nạn của người trấn Hà Tiên xưa khi có biến. Thuở xưa, Chân Lạp và Xiêm La là hai nước thường cho quân sang đánh phá, cướp bóc, nhiều người đem ngọc ngà, châu báu vào chôn giấu trong các hang động rồi bị thất lạc dần theo thời gian. Cuối thế kỷ XVII, khi Mạc Cửu đến khai mở trấn Hà Tiên thì thỉnh thoảng thấy có nông dân nhặt được ngọc quí tại Đá Dựng nên ông gọi là núi Châu Nham. Sau này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chiến tranh biên giới chống lại bọn diệt chủng Pôn-Pốt, Đá Dựng luôn là một trong những căn cứ địa, một chỗ dực vững chắc cho quân, dân Hà Tiên.

Do địa thế hiểm trở nên chim, cò về sống tại Đá Dựng rất đông vì không bị ai quấy phá. Chính vì vậy mà thời Mạc Thiên Tích mới có bài vịnh “Châu Nham Lạc Lộ”.

Những thứ mà du khách có thể cảm nhận được bằng tất cả giác quan ở đây đã tạo cho Đá Dựng nét đặc trưng riêng và đó cũng chính là sức hấp dẫn của nó. Ngày nay, Đá Dựng đã được nối liền với quốc lộ 80 bằng một con đường thẳng tắp. Du khách có thể đến với kỳ quan này một cách dễ dàng.

Đảo Phú Quốc
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên giang. Vị trí địa lý của đảo được tóm tắt để dễ hình dung như sau: mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia láng giềng Cam-Pu-Chia 4 hải lý. Đảo cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý.

Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam. Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc-Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km . Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km. Tổng diện tích của Phú Quốc là 56.500 ha. Có tác giả ví hình dáng đảo giống như một con cá đang bơi, đầu hướng về phương Bắc.

Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều,…), tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai. Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu. Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Bên cạnh rừng, vì bản thân Phú Quốc là một hòn đảo và là đảo lớn, cho nên những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên nước,… ở đây có tiềm năng lớn để khai thác phát triển kinh tế.

Nhắc đến Phú Quốc thì không thể không nhắc đến những nghề nghiệp truyền thống của cư dân ở đây. Đó là nghề sản xuất nước mắm và nghề trồng hồ tiêu. Nước mắm Phú Quốc và hồ tiêu Phú Quốc là hai mặt hàng nổi tiếng thế giới lâu nay. Ngoài hai nghề này, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phú Quốc là khai thác hải sản. Gần đây, nhờ hoạt động du lịch trên đảo phát triển nhanh chóng, một bộ phận cư dân chuyển sang tham gia cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn,…

Về mặt hành chính, đảo Phú Quốc các đảo nhỏ lân cận khác và 2 quần đảo An Thới, Thổ Chu hợp thành một huyện của Kiên Giang: huyện đảo Phú Quốc với tổng diện tích là 58.283 ha. Trong đó, quần đảo Thổ Chu nằm xa đảo Phú Quốc nhất (tương tương khoảng cách từ Rạch Giá ra Phú Quốc).

Ngày nay, hệ thống đường giao thông trên đảo đang phát triển nhanh chóng, cạnh đó là các tuyến vận chuyển hành khách từ đất liền ra đảo bằng cả đường hàng không lẫn hàng hải rất thuận tiện nên du khách có thể yên tâm đến cũng như đi lại trên đảo mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.
3 tháng 1 2019

Mở bài:

Giới thiệu thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Thân bài:

Nêu đặc điểm của thể thơ.

-Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng.

-Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt

-Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến

-Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối.

-Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2,4. Chữ cuối câu hai bắng vần với chữ cuối câu cuối.

-Bố cục:

+4 phần :khai, thừa, chuyển, hợp

+2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình

-Những nhận xét, đánh giá chung

-Ưu điểm: là thể thơ Đường có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú.

Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.

Kết bài:

Nêu vị trí của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Có vị trí quan trọng là một trong những thể thơ hay góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học.

3 tháng 1 2019

TM về truyện ngắn

Mở bài:

- Nêu định nghĩa về truyện ngắn

Thân bài:

- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn

+ Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.

- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.

- Đặc điểm về cốt truyện:

+ Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp

+ Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian

- Ý nghĩa: Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.

Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:

+ Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn

+ Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.


18 tháng 3 2021

Tham khảo :

Địa đạo Hiệp Phổ Nam được xây dựng từ tháng 5.1965, có chiều dài 165m, ngang 02m, cao 03m; có 02 cửa hầm chính, với sức chứa khoảng 200 người, vừa là nơi để nhân dân trong thôn trú ẩn bom đạn, pháo bầy và các trận càn quét của giặc; vừa là “căn cứ địa” của lực lượng dân quân, du kích. Sáng 3.8.1965, Mỹ - ngụy tổ chức càn quét qua đây và phát hiện ra địa đạo. Chúng đã dùng lựu đạn, mìn, đánh thẳng vào cửa hầm và còn sử dụng cả hơi độc bơm vào địa đạo trước khi tháo chạy, khiến 91 người trong hầm không thể thoát ra ngoài và chết tại chỗ. Sau khi địch rút lui, xã Hành Trung tổ chức khai quật và xác định được danh tính của 70 hài cốt (trong đó có 58 trường hợp là cán bộ, dân quân, du kích và 12 trường hợp là dân thường). Trong số này, người nhiều tuổi nhất là 54 tuổi và nhỏ nhất là 12 tuổi. Hiện vẫn còn khoảng 21 người nằm trong lòng địa đạo. Đến nay đã có 58 người được công nhận là liệt sĩ.

Phát biểu tại Lễ tưởng niệm, ông Đàm Bàng- Phó chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, nỗi đau dần nguôi ngoai nhưng di chứng về tinh thần thì vẫn còn ăn sâu trong những nhân chứng còn sống và người thân của những người bị sát hại trong vụ sát hại. Sau ngày đất nước hòa bình, người dân nơi đây đã vượt qua nỗi đau, xây dựng lại nhà cửa, làng mạc, tạo dựng cuộc sống, vùng đất đau thương đã được hồi sinh, nhiều công trình dân sinh trên quê hương đã được Nhà nước đầu tư xây dựng như Nhà văn hóa thôn, đường liên thôn, liên xóm được bê tông hóa, nhiều công trình được xây dựng theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đáp ứng phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân và tạo cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp, Trường được xây dựng khang trang, trẻ em đến trường đúng độ tuổi, 100% hộ dân được sử dụng điện. Những mô hình chăn nuôi gia trại được phát triển và tạo thu nhập cao cho người dân, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Hiệp Phổ Nam ngày một cải thiện, nâng cao. Tại nơi tổ chức Lễ tưởng niệm, nơi diễn ra 91 nạn nhân bị sát hại năm xưa, Nhà nước và nhân dân địa phương đã xây dựng Khu di tích tưởng niệm có bia bảng, Nhà trưng bày, đáp ứng nguyện vọng của bà con Hiệp Phổ Nam và mọi người đến thăm viếng, tưởng niệm.

Có thể nói, tưởng niệm 55 năm ngày xảy ra 91 nạn nhân bị sát hại, không phải để nuôi lòng hận thù, mà để hiểu rõ hơn sự thảm khốc của chiến tranh, kêu gọi đoàn kết bảo vệ hòa bình, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân và cũng là dịp để chúng ta bày tỏ sự tri ân, lòng biết ơn ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí bằng những tình cảm yêu thương, cùng thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã bị sát hại, đồng thời cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình, quyết tâm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Tại lễ tưởng niệm, ông Đặng Ngọc Dũng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Di tích lịch sử Địa đạo Hiệp Phổ Nam, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành cho nhân dân và cán bộ xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành./.