CƯỠI NGỖNG MÀ VỀ

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CƯỠI NGỖNG MÀ VỀ

Nhà nọ giàu nhưng tính lại kiệt. Gà vịt đầy vườn mà khách đến chơi vẫn cứ cơm rau luộc với mấy quả cà. Đã thế lại còn chép miệng phàn nàn với khách:

- Chẳng mấy khi bác đến chơi mà trong nhà lại không đào đâu ra một thức gì để thết đãi  tử tế, tôi lấy làm áy náy quá.

Khách ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:

– Âu là tôi có con ngựa đấy, bác cứ bắt mà làm thịt, anh em ta cùng đánh chén cho vui.

Chủ hỏi:

– Thế nhưng đường xa bác về bằng cách gì cho tiện?

Khách vui vẻ chỉ vào đàn ngỗng mà đáp:

– Có khó gì việc ấy. Có đàn ngỗng của bác kia, cứ xem con nào lớn, bác cho tôi mượn một con, tôi sẽ cưỡi ngỗng mà về.

cho biết từ thết đãi trong câu  '' Chẳng mấy khi bác đến chơi mà trong nhà lại không đào đâu ra một thức gì để thết đãi  tử tế, tôi lấy làm áy náy quá.'' có nghĩa là gì

A: Mời  ăn uống thịnh soạn , hậu hĩ để tỏ lòng quý trọng 

B: Món ăn ngon , được chế biến cầu kỳ từ những sản vật ở trên rừng dưới biển 

C: Hà tiện tới mức quá chắt , chỉ biết bo bo giữ của

D: Có được tương đối đầy đủ những gì thường đòi hỏi , không bị coi là quá sơ sài , lôi thôi hoặc thiếu đứng đắn

 

1

Đáp án: D

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để...
Đọc tiếp

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.k

Những cái "buồn" của nhân vật 'tôi' thể hiện như thế nào? Qua đó em hiểu ý nghĩ của n.v tôi như thế nào?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

* Những cái "buồn" của nhân vật tôi thể hiện trong truyện:

- Ông giáo buồn khi muốn đỡ đần, giúp đỡ lão Hạc nhưng lão nhận ra sự khó chịu của thị - vợ ông giáo. Nên từ đó lão xa ông giáo dần, từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo.

- Ông giáo buồn khi biết tin lão Hạc xin Binh Tư bả chó. Ông giáo nghĩ lão Hạc đến bước đường cùng cũng trở nên tha hóa, nối gót Binh Tư, đi bắt chó nhà hàng xóm để có miếng ăn.

- Ông giáo buồn khi hóa ra cuộc đời vẫn đáng buồn khi cái sự nghèo khiến con người dễ bị tha hóa (như Binh Tư) hoặc bị dồn vào đến bước đường cùng (như lão Hạc), phải chọn cái chết để giữ lương tri và lòng tự trọng

* Những điều "buồn" cho thấy ông giáo là người giàu tình cảm, có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Biết nghĩ và biết thương người. Chỉ có điều nhận thức được những điều ấy mà không đủ sức mạnh để thay đổi, chuyển suy xã hội nên chỉ biết đau lòng, khóc và thương cho những kiếp người bất hạnh.

2 tháng 6 2020

Câu chuyện nhỏ trên gợi cho em suy nghĩ là : Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời, đồng thời phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội để đạt đến đích.

( Chúc bạn học tốt )


 

31 tháng 8 2016
1. Giải thích: Đây là câu nói nổi tiếng của M.L.King- nhà hoạt động nhận quyền Mỹ gốc Phi, từng đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964.
- Con người luôn phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống vì thế cũng phaỉ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc- xót xa là một trong những cảm xúc đó. Đó là cảm giác đau đớn, nhức nhối..
- Xót xa vì cái gì?
+ Hành động và lời nói của kẻ xấu- những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, gây tổn hại về kinh tế và đời sống tinh thần.
+ Xot xa vì sự im lặng của người tốt. Đó là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng.
  Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.
2. Bình luận
- Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị
- Tại sao chúng ta lại thấy xót xa vì sự im lặng của những người tốt? Bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Chính sự im lặng của những người tốt làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp.
- Tai sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin...
- Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiên nay. Con người ngày càng trở nên vô cảm.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xunh quanh cuộc sống của mình.Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác.
-Hãy ủng hộ việc làm của những người tốt, hảy chia sẻ với họ, bảo vệ họ để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.   Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.  Vả lại ở nhà cũng rét...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.

  Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

  Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.

  Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?”...

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Chỉ ra và cho biết tác dụng của thán từ trong đoạn trích trên.

3. Giải thích vì sao trong đoạn trích trên em bé không thể trở về nhà? Chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì về nỗi bất hạnh của em bé?

4. Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) làm sáng tỏ vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là các em nhỏ, trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ (gạch chân và chú thích).

5. Em hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về nỗi bất hạnh của những em nhỏ và ghi rõ tên tác giả.                                                                                    

0
Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.   Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.  Vả lại ở nhà cũng rét...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.

  Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

  Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.

  Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?”...

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Chỉ ra và cho biết tác dụng của thán từ trong đoạn trích trên.

3. Giải thích vì sao trong đoạn trích trên em bé không thể trở về nhà? Chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì về nỗi bất hạnh của em bé?

4. Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) làm sáng tỏ vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là các em nhỏ, trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ (gạch chân và chú thích).

5. Em hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về nỗi bất hạnh của những em nhỏ và ghi rõ tên tác giả.

0
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚTMÔN :Ngữ văn 8  Em hãy đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn,...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

MÔN :Ngữ văn 8

 

 Em hãy đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

            - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

            - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1. Trình bày vài nét về tác giả của văn bản em vừa tìm được.

Câu 3: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản đó.

Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật chính trong truyện ngắn em vừa tìm được trong câu 2.

Câu 5: Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn trên

0
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:...“ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. [...] Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. [...] Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”  

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

2. Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy, bằng lời kể của nhân vật nào?

3. Các từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc trường từ vựng nào?

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “ Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”  

5. Viết một đoạn văn khoảng 10- 12 câu với câu chủ đề “Đến với văn bản “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, ta cảm nhận được bé Hồng có tình yêu thương mẹ sâu sắc”. Trong đoạn văn, em sử dụng thán từ (gạch chân chỉ rõ).

0
Bài tập 3:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !- Cụ bán rồi ?- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa....
Đọc tiếp

Bài tập 3:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên trả lời các câu sau:

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn ngắn gọn.

Câu 2: Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn.

Câu 3:  Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện ?

Câu 4: Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập một.

Câu 5: Nhận định về Lão Hạc, Hoàng Thị Hương trong vẻ đẹp con người có viết :"Tinh thần Lão Hạc mới kiên định làm sao! Như thành trì kiên cố xây bằng tình thương và lòng tự trọng. Đói khổ, đau đớn không phục nổi. Nhà văn Kim Lân tặng lão từ " bất khuất". Bất khuất trước kẻ thù còn dễ hiểu nhưng trước mình mới thật khó".
Bằng hiểu biết về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao , em hãy viết đoạn văn diễn dịch làm sáng tỏ nhận định trên.

1
10 tháng 11 2021

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻė. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chi ái ngại cho Lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nit. Lão hu hu khó..." ( (Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất băn Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Đoạn văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?

=> Truyện ngắn Lão Hạc.

=> Của Nam Cao.

Câu 2. Tìm và chi ra tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên?

=> Tượng hình: móm mém, ầng ậng.

=> Tượng thanh: hu hu

Câu 3. Chép lại và phân tích một câu ghép trong đoạn trích. Chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép.

=> Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc .

=> Câu trên có ba chủ ngữ là "lão", "đôi mắt lão" và "tôi".

=> Dùng quan hệ từ, dấu câu để nối với nhau.

Câu 4: Tim trong đoạn trích những từ thuộc trường từu vựng bộ phận cơ thể người?

=> Trường từ vựng bộ phận cơ thể người: mặt, đầu, miệng.

Câu 5: Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước", rồi “"hu hu khóc". Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc". Hãy so sánh và chi ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước.

- Tiếng khóc mang vẻ tiếc nuối, hối hận vì đã bán đi mà chưa suy nghĩ kĩ.

- Ông giáo muốn" òa khóc" lên là để có sự đồng cảm cúng như an ủi lão Hạc.

- Chính ông giáo cũng đã bán đi những quyển sách bao năm gắn kết của mình.

→ Tiếng khóc cùng giọt nước mắt đều mang vẻ tiếc nuối cùng đồng cảm cùng với cay cực trong cuộc đời nhưng cũng mênh mang tình thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người. Họ đều là một người sở hữu phẩm chất cao cả, nhưng lại quá liều làm việc chưa nghĩ suy kĩ.

→ Với tác giả, Nam Cao, nước mắt vừa là tội nhục vừa là điều chứng minh phẩm chất cao đẹp: biểu tượng cay đăng hình thương người thương của cũng như nỗi buồn bã khó quên.