">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2020

Tồn tại hay không tồn tại

Quá khứ với hiện tại, hôm qua và hôm nay nằm trong sự phát triển liên tục của thời gian, có sự kế thừa và nâng cấp. Đó là quy luật khách quan để tồn tại của con người. Bởi thế, nếu phủ nhận quá khứ, thì đó là một sai lầm tai hại. Tuy nhiên, chiếc cầu nối giữa hôm nay với hôm qua có hai hình thức : hoặc là những hồn ma (Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du…) hoặc là lời tiên tri của các nhà thông thái. Nếu hình thức thứ nhất nặng về nhận thức cảm tính như một ám ảnh mơ hồ thì hình thức thứ hai lí tính hơn, khách quan hơn, nó gần như một quy luật. Bởi thế, cách tiếp nhận nó cũng không giống nhau, ở hình thức thứ nhất, đó là giao tiếp tức thời dưới dạng giấc mơ, còn hình thức thứ hai lại tự con người phát hiện dưới dạng những văn bản ngầm có khi từ những vật vô tri, có khi từ ý nghĩa ngụ ngôn của những câu chuyện kể. Sự trùng hợp ngẫu nhiên từ những vật vô tri hay những câu chuyên kể ấy, phải thông qua những trải nghiệm, hoặc những thao tác tư duy rất hiện đại của con người mới phát hiện ra đó là chân lí vĩnh hằng. Cảm nhận của tác giả bài văn chính là từ góc nhìn không ngờ, bất chợt ấy. Tâm trạng nửa tin nửa ngờ ở đây là có thật. Bởi làm sao câu chuyện dân số của hôm nay (vài chục năm nay) lại có liên quan đến một câu chuyện kén rể của hàng “dăm bảy ngàn năm về trước” ? “Tôi không tin…”, “ai mà tin”…, một cách nói ngập ngừng khi con người ta đến gần một vầng hào quang trí tuệ. Câu chuyện làm cho tác giả bài văn “sáng mắt ra” không khác câu chuyện ngày xưa Cri-xtốp Cô-lông tìm ra châu Mỹ không phải là không có căn cứ. Chỉ có điều căn cứ ấy không từ những mệnh đề lí thuyết trừu tượng của tư duy. Sự liên tưởng, do vậy thât là lí thú. Lập luận thật bất ngờ và giàu sức thuyết phục, về cơ bản là hai câu chuyện có một cấu trúc vận động giống nhau và kèm theo sau đó là những tư liệu tham khảo để người đọc tự hoàn thành công đoạn cuối cùng : Biến khả năng thành hiện thực. Hiện thực ấy lại là một hậu quả khôn lường.

4 tháng 12 2021

 Do không có biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

4 tháng 12 2021

cày kinh quá!

19 tháng 4 2019

- Câu chuyện kén rể của nhà thông thái mà tác giả trình bày là câu chuyện về cấp số nhân của số thóc trên bàn cờ.

- Việc sử dụng câu chuyện này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Câu chuyện đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân số là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục.

19 tháng 3 2021

Đáp án:

bí mật của người khác

(m nghĩ vậy)

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Bài tham khảo:

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.

10 tháng 10 2023

so sánh 11 mũ 1979 và 37 mũ 1320

 

10 tháng 10 2023

Để làm sáng tỏ ý kiến trên, chúng ta có thể lấy ví dụ về tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam thời Trung đại.

 

"Truyện Kiều" không chỉ là câu chuyện về số phận bi thảm của Thúy Kiều mà còn là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng trắc ẩn của Nguyễn Du. Trong bối cảnh nước nhà đang bị giặc ngoại xâm đe dọa, Nguyễn Du đã dùng hình ảnh Thúy Kiều, một người con gái xinh đẹp, tài năng nhưng phải chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời để ẩn dụ về nước Việt Nam. Thúy Kiều tượng trưng cho đất nước đang phải chịu sự áp bức, đàn áp của kẻ thù. 

 

Qua "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã thể hiện tình yêu sâu sắc đối với tổ quốc, đồng thời phê phán những bất công trong xã hội, những thói hư tật xấu của con người, từ đó góp phần thức tỉnh lòng yêu nước trong mỗi người dân.

 

Vì vậy, có thể thấy rằng, dù văn học Trung đại đã tồn tại và phát triển qua 10 thế kỷ nhưng không bao giờ tách rời khỏi lòng yêu nước. Mỗi tác phẩm đều mang trong mình một thông điệp, một giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần thúc đẩy tinh thần yêu nước trong lòng mỗi người dân.

Mong dc đánh giá đúnggg aaa

10 tháng 10 2023

bn viết đc bài nam quốc sơn hà k ạ

 

15 tháng 2 2017

Sống & Tồn Tại đều là hai trạng thái ưa chuộng sự "vững vàng" nhưng Sống có nghĩa là hằng ngày vẫn luôn vận động & phát triển để vươn tới những tầm cao mới, còn Tồn Tại có nghĩa là trơ ra với thời gian mặc cho những tia nắng sớm của buổi bình minh có đẹp như thế nào hay những suối nguồn của cơ hội sẽ tắm mát ta ra làm sao. Một sự Sống sẽ vẫn còn tiếp diễn mãi dù cho cá thể đó có chết đi đi chăng nữa. Còn một sự Tồn Tại thì sẽ dần bị lãng quên mặc cho cá thể đó vẫn còn đang hiện diện sờ sờ trong thế giới này.

15 tháng 2 2017

sống: có nghĩa là vật đó đang có sự vận động, trao đổi chất. Nếu như nó đứng im, bạn cũng không thể nói là nó không vận động hay không "sống". Vì theo thuyết tương đối, nó đang chuyển động so với hệ qui chiếu khác, ví dụ như nó chuyển động so với hệ qui chiếu mặt trời, nhưng lại đứng yên so với trái đất.

tồn tại: khái niệm này mang ý nghĩa trừu tượng hơn khái niệm sống vì có thêm sự tham gia thời gian ở đây. Ở một thời điểm tức thời hay một giai đoạn nào đó mà nói, bạn sống, có nghĩa là bạn tồn tại, bạn tồn tại để "sống". Do đó tồn tại hay dùng để chỉ một vật thể, quần thể, nhóm, hay loài đã hiện diện vật chất (hữu hình) trong một hệ qui chiếu này bao nhiêu lâu rồi... Bạn không thể nói tảng đá này sống hàng nghìn năm, mà phải nói tảng đá này tồn tại hàng nghìn năm. Hay cũng như bạn nói "anh ấy sống mãi trong lòng mọi người" chứ không nói "anh ấy tồn tại mãi trong lòng mọi người"