Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có thể nói cái đáng sợ nhất của chúng ta là mất đi niềm tin trong cuộc sống. Từ khi có con người xuất hiện trên trái đất này là có hợp, có tan; hạnh phúc và khổ đau; có hoà bình và chiến tranh nhưng xã hội loài người vẫn không bao giờ ngừng phát triển, bởi tất cả trong chúng ta đều nuôi dưỡng trong tâm hồn, ý chí mình về một niềm tin bền bỉ với cuộc đời vì sợ sự lụi tàn. Vì vậy, có ý kiến rằng: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.
Cuộc sống vốn không bằng phẳng mà luôn chứa đựng những biến cố, bất hạnh bất ngờ. Cuộc sống vốn là như thế, gồm những chuỗi buồn - vui, hạnh phúc - khổ đau, may mắn - rủi ro nối tiếp nhau. Và có lẽ, mỗi chúng ta đều đã từng một lần gặp thất bại, đổ vỡ. Đó chính là một trải nghiệm quý báu, giúp ta trưởng thành hơn. Nói về niềm tin, lại nhớ đến câu thơ của Aragon. "Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có chủ quyền; Dù mặt trời cứ xa khi người ta bước tới; Dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có. Và tôi tin”. Một niềm tin bền chặt với cuộc đời như thế, nếu không phải là có một tình yêu đời đến đắm say, một dũng khí tuyệt vời sẽ không bao giờ làm được. Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta ở thế kỉ XX, nếu không có một niềm tin mãnh liệt vào cách mạng, vào khát vọng tự do của nhân dân thì làm sao ta có thể đối chọi với hai cường quốc hàng đầu của thế giới lần lượt là Pháp và Mĩ. Để rồi chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới và mở ra một kỉ nguyên lừng lẫy chưa từng thấy trong lịch sử đấu tranh của dân tộc; Đại thắng mùa xuân năm 1975 một lần nữa khẳng định niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của cách mạng Việt Nam và sức mạnh quật khởi của khối đại đoàn kết nhân dân. Dân tộc ta luôn có một bản sắc trong nếp sống, nếp nghĩ là tình yêu nước và tính tự cường, tự chủ. Suốt một ngàn năm bị Trung Hoa xâm chiếm và đô hộ, dân tộc ta phải vay mượn chữ Hán để thể hiện văn bản nhưng vẫn giữ nguyên vẹn tiếng Việt. Đó là một chứng minh hùng hồn về niềm tin vào chính mình.
Ở phương diện cá nhân, khi có niềm tin, bạn sẽ thấy cuộc sống vui hơn, ý nghĩa hơn và là động lực để ta suy nghĩ đúng đắn và ham mê lao động, niềm tin, bạn sẽ có thêm nhiều thứ. Bởi niềm tin của bạn không phải thượng đế ban cho mà do chính những tháng ngày lao động, học tập tạo cho bạn những năng lực tri thức, kĩ năng sống và bạn sẽ làm được nhiều điều, trong đó có việc nhân cách bạn càng lúc càng hoàn thiện hơn. Và lúc ấy, bạn sẽ biến gia đình mình thành một tổ ấm bền vững; bạn sẽ đóng góp được nhiều cho xã hội và trở thành công dân có trách nhiệm với đất nước. Có niềm tin, bạn sẽ thấy cuộc sống này đáng yêu biết bao! Và có niềm tin, khi không may bị vấp ngã, bạn cũng có thể từng bước khôi phục những gì đẹp đẽ không may đã mất.
Cũng có một số người rơi vào ảo tưởng mà nhầm lẫn rằng đó là niềm tin. Cha ông chúng ta thường nói “Gieo gió thì gặt bão" là đã trải nghiệm từ đời này sang đời khác mới đúc kết được như vậy. Người nông dân gieo lúa, mà có khi không có gạo để ăn nếu gặp phải giống tô', bão lũ. Vậy thử hỏi gieo ảo tưởng thì gặt được gì? Vâng, ảo tưởng là hoang đường, là không dựa trên một cơ sở biện chứng nào cả. Mới đây, báo chí vào tháng 12/20019 đưa tin những chị em “bất hạnh” hay nói là quá khao khát sinh con vì hiếm muộn. Rất nhiều người đặt niềm tin vào đâu đấy ở sức mạnh “nhiệm mầu" của thần thánh. Thế rồi, bụng họ to lên, họ mang áo bầu, họ mang thai trái quy luật: bụng to nhưng không có thai nhi. Câu chuyện vừa thương tâm vừa hài hước và đáng trách vì họ đã ảo tưởng và niềm tin của họ không có cơ sở khoa học nào! Có người rơi vào bi kịch gia đình, bởi chồng đi công tác xa tại sao vợ vẫn có thai? May mà đó là cái thai kì lạ chứ không có thật! Họ sẽ mất rất nhiều thứ vì họ không có niềm tin đích thực vào cuộc đời. Thế rồi, họ trở thành trò cười, thậm chí làm xáo trộn trật tự xã hội, tiếp tay cho trò dị đoan, mê tín làm phương hại đến thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Điều quan trọng là mỗi con người đều thắp lên một ngọn lửa niềm tin bằng cách học tập cho có hiểu biết; hãy biết cảm ơn cha mẹ đã cho ta một hình hài trọn vẹn; cuộc đời và xã hội đã cho ta quê hương xứ sở Tổ quốc và hãy tin rằng cuộc đời này vốn không bao giờ là bằng phẳng một cách vĩnh cửu. Vì thế, ta nên chuẩn bị nghị lực, ý chí để đối diện với những khó khăn chắc chắn sẽ đến với chúng ta. Và cuối cùng ta tin vào bản thân mình sẽ vượt qua vì ta đã được rèn luyện, trau dồi một cách có phương pháp. Một ví dụ về niềm tin ở bản thân: nếu không có niềm tin cháy bỏng trong trái tim mình, thì người thanh niên mảnh khảnh Nguyễn Tất Thành sẽ không thể nào một mình bôn ba khắp nơi trên thế giới, tìm ra con đường cứu dân tộc ra khỏi bóng tối nô lệ của chủ nghĩa thực dân.
Tóm lại, không có niềm tin vào bản thân, bạn sẽ không làm được điều gì. Nhưng bạn nuôi niềm tin bằng ảo mộng, thì bạn sẽ rơi vào lạc lõng, cô độc vì tất cả việc làm của bạn sẽ trở nên lạ lạ với mọi người và cuộc đời. Sống có niềm tin vào chính mình, tức là tin vào công sức, lao động học tập, lối sống nghiêm túc của mình sẽ cho ra những thành quả đích cuộc-. “Quà tặng của cuộc sống”, là của chính bạn có niềm tin vững vàng.
Trong cuộc sống chúng ta, mất đi tiền bạc có thể tìm lại được. Mất đi sức khỏe có thể nghỉ ngơi để lấy lại, mất đi các mối quan hệ có thể xây dựng mối quan hệ khác. Nhưng có lẽ, điều đáng sợ nhất là mất đi niềm tin trong cuộc sống. Vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.
Niềm tin là tự mình tin vào năng lực của bản thân, tin vào điều tốt đẹp của cuộc sống. Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Cuộc sống này có muôn vàn màu vẻ, có vui, có buồn, có thành công, có thất bại, có hạnh phúc, có khổ đau, có thuận lợi và có cả những khó khăn,… Trong bài hát “Niềm tin chiến thắng” có câu: “Niềm tin chiến thắng, sẽ đưa ta đến bến bờ vui; Niềm tin chiến thắng nối con tim yêu thương mọi người”.Thiếu niềm tin có nghĩa là không có sức mạnh hay nghị lực để tiếp tục công việc mình đang làm. Niềm tin không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công. Để đạt được điều đó, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.
Đầu tiên, mất đi niềm tin có nghĩa là mất đi ý chí, nghị lực. Song song với ý chí giành chiến thắng mọi thử thách của con người đó chính là sự tồn tại của niềm tin vào một thành quả tốt đẹp trong tương lai. KHi niềm tin ấy mất đi thì con người chẳng còn sức mạnh ý chí để đi tiếp trên con đường ấy nữa.Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên và tất nhiên: “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại”. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình. Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Chúng ta không biết được phương pháp để thành công nhưng chắc chắn chúng ta biết rằng:”mất niềm tin là con đường nhanh nhất dẫn đến thất bại” .Vì vậy câu nói:Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa” quả là một nhận định vô cùng đúng đắn.
Trong cuộc sống, không phải ai cũng may mắn và không phải con đường của ai cũng rải đầy hoa hồng, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.Điều quan trọng là mỗi con người đều thắp lên một ngọn lửa niềm tin bằng cách học tập cho có hiểu biết. Hãy tin rằng, cuộc sống này không phải lúc nào bằng phẳng Vì thế, ta nên chuẩn bị nghị lực, ý chí để đối diện với những khó khăn chắc chắn sẽ đến với chúng ta. Và cuối cùng ta tin vào bản thân mình sẽ vượt qua vì ta đã được rèn luyện, trau dồi một cách có phương pháp. Một ví dụ về niềm tin ở bản thân: Steve Job, một người doanh nhân, sáng chế Mỹ, người có ảnh hưởng nhất trong nghành công nghiệp vi tính với hãng Apple, người nổi tiếng với câu nói:” Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn, đừng đánh mất niềm tin”. Chính thành công của Steve Job đã cho chúng ta thấy sự quan trọng vô cùng của niềm tin và nhắc nhở chúng ta không bao giờ được đánh mất niềm tin vào cuộc sống.
Tóm lại, không có niềm tin vào bản thân, bạn sẽ không làm được điều gì. Niềm tin là thứ quý giá nhất, niềm tin sẽ đưa bạn lên đỉnh cao của chiến thắng. Dù bất hạnh, dù không có gì trong tay thì ít nhất bạn phải có niềm tin. Niềm tin là thứ rất khó để xây dựng nhưng dễ dàng mất đi chỉ trong vài giây.Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào đừng bao giờ đánh mất niềm tin. Bởi vì” Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.”
“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường. Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét, bởi chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo ). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm …bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muốn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp . Cái – đình – làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mỹ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỷ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”. Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học: “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp […]Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần này. Trường làng Mỹ Lí cũng giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hoà vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”. Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn ,gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế
Nhân vật "tôi" trong tác phẩm Lão Hạc nghĩ, muốn hiểu được một người ta không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ". Đôi khi ta cần đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ nếu không ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác. => Rút ra bài học: Khi muốn nhìn nhận, đánh giá một ai đó, ta cần tìm hiểu và nhìn nhận họ theo mọi khía cạch của cuộc sống, không nên nhìn từ vẻ bề ngoài mà cho rằng họ tốt hay xấu
Ngay từ đầu khi mới xuất hiện trên thi đàn văn học, phong trào Thơ Mơi đã đánh dấu cho sự đổi thay lớn lao của nền thi ca dân tộc. Để có được những sự thay đổi lớn lao ấy , đó là sự đóng góp miệt mài và say mê của hàng loạt cây bút với hồn thơ lãng mạn và giàu cảm xúc. Một trong những cây bút xuất sắc có mặt ngay từ lúc ban đầu là Thế Lữ. Rất nhiều tác phẩm của ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển của Thơ Mới mà tiêu biểu nhất là tác phẩm Nhớ Rừng. Ở trong Nhớ Rừng , Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.
Trong những ngày đầu mới ra đời, phong trào Thơ Mới đã có những sự phát triển trong cả phong cách và nội dung. Trên các chặng đường phát triển, Thơ Mới đã dần giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ có tính “phi ngã” của thi ca cổ điển. Các nhà thơ đã khám phá thế giới bằng chính những giác quan, những cảm xúc rất thực của mình. Đó cũng là lúc xuất hiện cái tôi rõ nét trong thơ. Ở đó là sự vươn lên của những cảm xúc mãnh liệt của con người vượt thoát khỏi thực tế khách quan. Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.
Cùng chung thái độ phản kháng ấy, Thế Lữ đã viết nên những dòng thơ đầy tâm trạng trong bài Nhớ Rừng. Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình. Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Tất cả hình ảnh đuợc nhắc đến trong bài đều là không gian xoay quanh cuộc sống của con hổ. Thực tế là con hổ đang bị giam hãm trong một cũi sắt và nó cảm nhận cuộc sống của mình chứa đựng những u uất ngao ngán trong cảnh giam hãm tù túng, những cảnh “tầm thường giả dối” ở vườn bách thú. Chính vì thế, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ. Đó là hai cảnh tượng hoàn toàn trái ngược nhau giữa thực tại và dĩ vãng.
Hổ vốn là loài vật được xem là chúa tể của muôn loài, nhưng nay vì sa cơ mà phải chịu sống cảnh “nhục nhằn” trong cũi sắt. Không gian cuộc sống của vị chúa tể rừng xanh đã bị thu hẹp và từ nay bị biến thành một “trò lạ mắt”, một “thứ đồ chơi” trong con mắt mọi người. Đối với nó, cuộc sống bây giờ đã trở nên vô vị nhạt nhẽo bởi đang phải sống nơi không tương xứng với tư cách của một vị chúa sơn lâm.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Hổ đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích. Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc “giống hùm thiêng” cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Ông ba – mươi đã tỏ thái độ khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người “ngạo mạn ngẩn ngơ” chỉ biết “giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với “bọn gấu dở hơi”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”! Làm sao chịu được cảnh sống cam chịu chấp nhận số phận của những “người bạn” đồng cảnh ngộ. Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…
Con hổ đã tiếc nhớ về thuở “hống hách” nơi “bóng cả cây già”. Đó là nỗi nhớ đau đáu về nơi rừng thẳm. Nhớ rừng là tiếc nhớ tự do, nhớ về “thời oanh liệt”, là nhớ về cái cao cả, chân thực, tự nhiên . Ở chốn nước non hùng vĩ ấy, con hổ đang ngự trị một sức mạnh giữa cuộc đời. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Những gì nó cần phải làm là khiến mọi vật đều phải nể sợ thuần phục. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấmthân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
Vẻ đẹp thật sự của hổ là đây! Từng bước chân, từng tấm thân ,từng ánh mắt đã khơi gợi lên một vẻ vừa dũng mãnh uy nghi vừa nhẹ nhàng uyển chuyển. Trong từng hành động, loài mãnh thú kia đã cho mọi vật thấy được sức mạnh tuyệt đỉnh khiến cho tất cả phải “im hơi”. Cuộc sống tự do giữa chốn rừng thẳm mãi mãi là một điều rất cao quý. Ở đó hổ thực sự được hưởng một cuộc sống tươi đẹp mà thiên nhiên đã dành cho. Đó là những thời khắc mãnh hổ đang “say mồi”, đang ngắm sự đổi thay của “giang sơn”, đang say giấc và đang muốn chiếm lấy riêng “phần bí mật” . Nó đã được thoải mái trong chính giang sơn của mình và khẳng định giá trị thật sự của cuộc sống với những khung cảnh lộng lẫy tươi đẹp nên thơ và cũng đầy sức quyến rũ. Nhưng bây giờ , tất cả cũng chỉ còn là những hoài niệm thuộc về quá khứ. Hổù chẳng bao giờ còn được chứng kiến những cảnh “đêm vàng bên bờ suối”, được nhìn thấy cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, được nghe thấy tiếng chim ca, được đắm mình trong cảnh “bình minh cây xanh nắng gội”, được đợi chờ “chết mảnh mặt trời” của những buồi chiều “lênh láng máu sau rừng”. Những cảnh ấy chỉ để lại trong con hổ những cảm giác tiếc nuối, ngậm ngùi trong sự xúc động mạnh mẽ, dồn dập của những câu hỏi đau đớn xót xa. Nỗi nhớ miên man tuôn trào với cảm xúc về quá khứ tươi đẹp đã khép lại giấc mơ huy hoàng rong một tiếng than thảm thiết:
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu
Được sống lại với những ký ức tươi đẹp ở chốn núi rừng hùng vĩ, hổ chợt nhận ra sự tầm thừơng giả dối của những khung cảnh nơi nó đang sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh “không đời nào thay đổi”, những cảnh đơn điệu nhàm chán do con ngưới sửa sang và cố đòi “bắt chước”. Chúa tể rừng xanh đã tỏ thái độ khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Đó không phải là nơi xứng đáng để sống của một đấng thống lĩnh. Dẫu có cố gắng sửa sang thì đó cũng chỉ là những “dải nước đen giả suối chẳng thông dòng” len dưới những “mô gò thấp kém” , là những “hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” không có gì là “bí hiểm” “hoang vu”. Những cảnh sống ngụy tạo ấy khiến cho hổ càng tiếc nhớ chốn “ngàn năm cao cả âm u”.
Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn “nước non hùng vĩ”. Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về “giấc mộng ngàn to lớn”. Vị chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ký ức, những hoài niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi
Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ. : mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình.
Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng .
Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.
Bạn kham khảo câu trả lời này nhé !
Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác.
Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết:
‘Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời‘
Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết:
‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’.
Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:
‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’
Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh.
Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người.
Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’:
‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’
Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta:
‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘
… ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’
Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn:
‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’…
… ‘Nhãn tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm ‘
Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả
cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.
Tham khảo !
Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác.
Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết:
‘Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời‘
Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết:
‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’.
Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:
‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’
Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh.
Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người.
Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’:
‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’
Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta:
‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘
… ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’
Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn:
‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’…
… ‘Nhãn tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm ‘
Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả
cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.
Chứng minh:
KO tự tin thì ko làm được gì
VD: Mik làm bài đúng nhưng cô chấm sai ,ko tự tin lên nói với cô là cô chấm sai từ đó đánh mất hạnh kiểm!