Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan: đây là quan niệm mà ông đã nói nhiều bài thơ, cho rằng con người sinh ra do "ý của trời đất", nên phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời.
- Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu: tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian.
→ Quan niệm sống kì lạ khác thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả.
* Nhân vật Tràng:
- Trước khi nhặt vợ:
+ Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, sống với một người mẹ già nua.
+ Cuộc sống của Tràng: thui thỉu, hắt hiu và buồn chán. Không ai nghĩ rằng Tràng có thể có được vợ.
- Sau khi nhặt vợ:
+ Tràng như đổi khác. Hắn cười rất nhiều, có những cảm giác mới mẻ, trỗi dậy tình nghĩa khi đi bên vợ.
+ Tràng nhận thấy những nét u buồn và sự thay đổi ở vợ mình, muốn sống cho nên người để lo cho gia đình.
+ Tràng hình dung lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người đi trên đê như một biểu tượng của sự đổi đời…
* Nhân vật người “vợ nhặt”:
– Trước khi liều lĩnh đi theo Tràng:
+ tình cảnh thê thảm, đói khát ê chề, không có việc gì làm cũng như không biết bám vào đâu để sống; ăn nói thì chao chát, chỏng lỏn, thái độ thì sừng sộ, chẳng kể gì đến thể diện, phẩm giá; gạ ăn một cách trơ trẽn, được mời ăn thì ăn uống rất tham, rất thô.
+ Trước lời bông lơn của một người đàn ông chưa hề quen biết, chị ta lập tức bám theo, liều lĩnh đến mức đáng sợ.
– Từ khi cất bước theo Tràng:
+ Thị như trở thành một con người khác. Đi với Tràng mà bước chân có vẻ rón rén, ngượng nghịu, e thẹn, ít lời, ngại ngùng trước ánh mắt tò mò của những người xa lạ. + Khi đã ở nhà Tràng, chị càng bối rối, bần thần nghĩ ngợi. Dẫu vẫn còn cảm giác xa lạ, nhưng chị có những lời nói, cử chỉ biểu hiện thiên chức làm vợ; cùng mẹ chồng quét tước, dọn dẹp cửa nhà, vườn tược, vun đắp cho tổ ấm của mình.
* Nhân vật bà cụ Tứ:
- Trước khi Tràng có vợ: “lọng khọng đi vào ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”, khuôn mặt thì bủng beo u ám như vỏ quả chanh. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà nghĩ đến cuộc đời khổ cực dằng dặc của mình.
- Khi biết Tràng có vợ: ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ, càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà đó chào bằng u. Tâm trạng vừa đau đớn, tủi cực, xót xa xen lẫn vui mừng
- Sau khi Tràng có vợ: Khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên, cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa, dặn dò các con và có niềm tin vào tương lai, dự cảm đổi đời.
Hai câu trên đều đề cập với việc Chí Phèo mong có một gia đình nhỏ
- Khác: kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc
+ Câu a1: kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc
+ Câu a2: đề cập tới sự việc như nó đã xảy ra
Câu b1 và b2:
- Giống: cùng đề cập tới việc “người ta cũng bằng lòng”
- Khác:
+ Câu b1: thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả, sự việc
+ Câu b2: đơn thuần là đề cập tới sự việc
- Tình huống kịch: mâu thuẫn giữa dân, những người thợ xây đài và tầng lớp vua chúa phong kiến ngày càng gay gắt. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch, đứng đầu là Quận công Trịnh Duy Sản đã nổi loạn giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm…Còn lôi kéo cả binh lính, dân chứng và chính người thợ xây đài nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng đang xây dở.
- Phản ứng, hành động của các nhân vật:
+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.
+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.
⇒ Qua đó có thể thấy Đan Thiềm là người có bản chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình để bảo vệ người tài. Còn Vũ Như Tô là một người chính trực, không chịu khuất phục, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nghệ thuật.
Chi tiết miêu tả cách “ứng phó” của bá Kiến đối với Chí Phèo và người nhà của mình:
- Với Chí Phèo:
+ Hỏi thăm: Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế? Về bao giờ thế?
+ Mời vào nhà uống nước: Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.
- Với người nhà:
+ Quát mấy bà vợ: Các bà đi vào trong nhà; đàn bà chỉ biết lôi thôi, biết gì?
+ Nháy mắt con một cái, quát: Lí Cường đâu! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước mau lên.
- Một số chi tiết thể hiện tính cách của Cai Tuất:
+ Cả vùng Sầm Giang mấy ai không bái phục tài lựa chọn chó tốt của Cai Tuất. Vả lại ông ta chẳng những không giấu nghề mà con phổ biến cho xóm giếng cùng biết”
→ Ông là người tài giỏi, có biệt tài chọn chó tốt, nổi tiếng nhưng hòa đồng và không kênh kiệu.
+ “chẳng can đởm ăn thịt chó, con vật mang biểu tượng trung thành với chủ; và cả thịt trâu, con vật mang biểu tượng bạn nhà nông”, “hãnh diện về con chó mực nhà ông”
→ Là người vui vẻ, hóm hỉnh, yêu động vật.
⇒ Ông là người tốt, có ý thức dân tộc cao, muốn cuộc sống của mọi người tốt đẹp hơn.
- Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu đã có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật một cách phong phú và đa chiều hơn.
HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
+ Cơ bắp và trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống bản thân mỗi người, cải thiện cuộc sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho con người.
+ Trái tim và tâm hồn: nhân cách, lương tâm của mỗi con người.
=> Ý kiến trên thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn: Nền giáo dục hiện đại cần dạy cho thế hệ trẻ một cái đầu tỉnh táo khôn ngoan, biết nhận đúng giá trị sức lao động của mình và tìm ra người trả giá tương xứng với giá trị ấy. Đồng thời cũng nhấn mạnh việc giáo dục nhân cách, biết gìn giữ tâm hồn trong sáng của con người trong mọi hoàn cảnh.
Đoạn văn tham khảo
Được mất, khen chê, may rủi là những điều rất tự nhiên, xảy ra thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Qua góc nhìn của Nguyễn Công Trứ trong “Bài ca ngất ngưởng", ta dường như hiểu ra được một lý lẽ về sự được mất trong cuộc sống. Ông đã từng là quan, một người cống hiến hết sức mình vì đất nước, nhưng nay ông đã chấp nhận rời bỏ và bản thân ông cũng không thấy hối tiếc. Tại sao lại như vậy? Bởi với ông, cuộc sống quan trường không phải là cuộc sống mong ước của ông, thứ ông mong muốn là cuộc sống nhàn hạ, tự do tự tại giữa đời, bởi vậy mà sự được mất, khen chê ... ông nhận được nó như là hư vô, những thứ nhỏ bé không đáng nhắc đến, bởi vậy mà cuộc sống của ông ngay cả ở chốn quan trường hay cuộc sống hiện tại đều rất hiên ngang, tự do tự tại. Cuộc sống phóng khoáng, tự do của ông phần nào nhắc nhở chúng ta về cuộc sống thực tại, đừng lúc nào cũng chăm chăm vào sự được mất, may rủi, khen chê ở đời... bởi tất cả chỉ là những lời nói thoáng qua, đừng để nó ảnh hưởng quá nhiều đến bản thân và hãy sống đúng với những gì mình muốn, những gì mình đang có với cá tính thật của mình một cách chừng mực.
Cách gọi “Chí Phèo” đã hàm ẩn tính cách và cách ứng xử của một người say rượu, chửi đổng và chuyên đi rạch mặt ăn vạ.