Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Bất cứ quốc gia dân tộc nào cũng phải tham gia hợp tác quốc tế nếu không sẽ tụt hậu.
- Lợi ích:
+ Cộng đồng thế giới: Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, làm phong phú thêm nền văn hoá nhân loại
+ Việt Nam: Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu khoa học- kĩ thuật
+Thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm
+Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
-Thực tế chứng minh ở Việt Nam:
+ Đảng, nhà nước ta đã coi trọng vấn đề này thể hiện bằng các chủ trương, chính sách
*Thành tựu:
Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như: ASEAN Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục
TK
Tình hữu nghị giữa các dân tộc là quan hệ bạn bè thân thiện, tôn trọng nhau giữa nước này với nước khác. ... Xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh.
hữu nghị hợp tác để giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế, văn hóa, ...
Hợp tác cùng phát triển là cùng chúng sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, hai bên cùng có lợi
Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế.
Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.
Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa.
Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền.
Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển.
Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nước tập trung cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới .
- Xu hướng hợp tác cùng phát triển là tất yếu vì:
1. Thách thức toàn cầu.
2. Kinh tế toàn cầu hóa.
3. An ninh toàn cầu.
Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: thương mại, y tế, lương thực, nông nghiệp, giáo dục, khoa học... với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. Đó là sự hợp tác toàn diện góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.