K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2021

Bạn tự làm tóm tắt nhé!

Điện trở tương đương: \(R=\dfrac{R1.R2}{R1+R2}=\dfrac{24.16}{24+16}=9,6\Omega\)

\(U=U1=U2=28V\)(R1//R2)

Cường độ dòng điện qua đèn và mỗi điện trở:

\(\left\{{}\begin{matrix}I=U:R=28:9,6=\dfrac{35}{12}A\\I1=U1:R1=28:24=\dfrac{7}{6}A\\I2=U2:R2=28:16=1,75A\end{matrix}\right.\)

29 tháng 8 2023

Giả sử hiệu điện thế ban đầu là \(U\), hai đầu biến trở lần lượt từ trái sang phải là \(M,N.\)

Cấu trúc mạch: \(\left(R\left|\right|R_{MC}\right)\text{ nt }R_{CN}\).

Đặt: \(R_{MC}=x\left(0\le x\le R\right)\).

Với hiệu điện thế \(U\)\(R_{MC}=R_{CN}=\dfrac{1}{2}R\left(x=\dfrac{1}{2}\right)\).

Cường độ dòng điện qua mạch chính: 

\(I=\dfrac{U}{\dfrac{RR_{MC}}{R+R_{MC}}+R_{CN}}=\dfrac{U}{\dfrac{R\cdot\dfrac{1}{2}R}{R+\dfrac{1}{2}R}+\dfrac{1}{2}R}=\dfrac{6U}{5R}\)

Hiệu điện thế hai đầu điện trở R:

\(U_R=I\cdot\dfrac{RR_{MC}}{R+R_{CN}}=\dfrac{6U}{5R}\cdot\dfrac{R\cdot\dfrac{1}{2}R}{R+\dfrac{1}{2}R}=\dfrac{2}{5}U\)

Với hiệu điện thế \(2U\)\(R_{CN}=R-x\).

Điện trở tương đương của đoạn mạch:

\(R_{tđ}=\dfrac{RR_{MC}}{R+R_{MC}}+R_{CN}=\dfrac{Rx}{R+x}+R-x=\dfrac{R^2+Rx-x^2}{R+x}\)

Cường độ dòng điện qua mạch chính:

\(I=\dfrac{2U}{R_{tđ}}=\dfrac{2U}{\dfrac{R^2+Rx-x^2}{R+x}}=\dfrac{2U\left(R+x\right)}{R^2+Rx-x^2}\)

Hiệu điện thế hai đầu điện trở R lúc này:

\(U_R'=I\cdot\dfrac{RR_{MC}}{R+R_{MC}}=\dfrac{2U\left(R+x\right)}{R^2+Rx-x^2}\cdot\dfrac{Rx}{R+x}=\dfrac{2URx}{R^2+Rx-x^2}\)

Theo đề: \(U_R=U_R'\Leftrightarrow\dfrac{2}{5}U=\dfrac{2URx}{R^2+Rx-x^2}\)

\(\Leftrightarrow R^2+Rx-x^2=5Rx\)

\(\Leftrightarrow R^2-4Rx-x^2=0\)

Giải phương trình trên với ẩn x:

\(\Delta'=\left(-2R\right)^2-\left(-1\right)R^2=5R^2\Leftrightarrow\sqrt{\Delta}=R\sqrt{5}\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x_1=\dfrac{-\left(-2R\right)+R\sqrt{5}}{-1}=-2-R\sqrt{5}\\x_2=\dfrac{-\left(-2R\right)-R\sqrt{5}}{-1}=-2+R\sqrt{5}\end{matrix}\right.\)

Với nghiệm x1\(0\le x_1\le R\)

\(\Leftrightarrow0\le-2-R\sqrt{5}\le R\Rightarrow R\in\varnothing\).

Do đó, loại nghiệm x1.

Với nghiệm x2\(0\le x_2\le R\)

\(\Leftrightarrow0\le-2+R\sqrt{5}\le R\Rightarrow\dfrac{2\sqrt{5}}{5}\le R\le\dfrac{\sqrt{5}+1}{2}\).

Do đó, nhận nghiệm x2.

Ta có: \(\Delta x=\left|x-x_2\right|=\left|\dfrac{1}{2}-\left(-2+R\sqrt{5}\right)\right|=\left|\dfrac{5}{2}+R\sqrt{5}\right|=\dfrac{5}{2}+R\sqrt{5}\)

Vậy: Phải dịch chuyển con chạy C về phía M, tức theo hướng của điểm A một đoạn \(\Delta x=\dfrac{5}{2}+R\sqrt{5}\).

4 tháng 1 2022

R tương đương = 1/20+1/40+1/40=

10 ôm

4 tháng 1 2022

R tương đương = 1/20+1/40+1/40=

10 ôm

1 tháng 11 2021

\(\left[{}\begin{matrix}I1=P1:U1=100:220=\dfrac{5}{11}A\\I2=P2:U2=40:220=\dfrac{2}{11}A\end{matrix}\right.\)

\(P1>P2\Rightarrow\) đèn 1 sáng hơn.

\(A=UIt=220.\left(\dfrac{5}{11}+\dfrac{2}{11}\right).2=280\)(Wh) = 0,28(kWh)

30 tháng 11 2021

cho mình hỏi ở trên tính I1 vs I2 làm gì vậy

9 tháng 3 2021

Dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ. Dùng hai trong ba tia sáng đã học để dựng ảnh B’ của điểm B

a)

Vật AB cách thấu kính d = 36 cm, vật ngoài khoảng OF.

Tia BI đi song song với trục chính nên cho tia ló đi qua F’

Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng

Hai tia ló trên giao nhau tại B’, thu được ảnh thật B’ của B qua thấu kính

Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh của AB tạo bởi thấu kính hội tụ

undefined

NX: Ảnh A’B” là ảnh thật ngược chiều với vật khi vật được đặt ngoài khoảng tiêu cự

b) 

- Vật AB cách thấu kính d = 8 cm, vật nằm trong khoảng OF

Tia BI đi song song với trục chính nên cho tia ló đi qua F’

Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng

Hai tia ló trên có đường kéo dài giao nhau tại B’, ta thu được ảnh ảo B’ của B qua thấu kính.

Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh của AB tạo bởi thấu kính hội tụ

undefined

NX: Ảnh ảo A’B’ cùng chiều với vật và lớn hơn vật khi vật được đặt trong khoảng tiêu cự 

 

6 tháng 1 2019

Trong chùm sáng trắng có đủ mọi ánh sáng màu. Khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng, ta thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng. Tương tự như vậy, đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta sẽ thấy vật màu xanh.

7 tháng 5 2022

Trong chùm sáng trắng có đủ mọi ánh sáng màu. Khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng, ta thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng. Tương tự như vậy, đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta sẽ thấy vật màu xanh.

10 tháng 10 2019

Không phải. Vì:

+ Muốn cho tuabin chạy, phải cung cấp cho nó năng lượng ban đầu, đó là năng lượng của nước từ trên cao chảy xuống. Ta không phải bơm nước lên, nhưng chính Mặt Trời đã cung cấp nhiệt năng làm cho nước bốc hơi bay lên cao thành mây rồi thành mưa rơi xuống hồ chứa nước ở trên cao.

+ Nếu hồ cạn nước thì tuabin cũng ngừng hoạt động.