Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những tác phẩm, tập sách của Chu Quang Tiềm là nguồn tài liệu phong phú, mang
trong đó văn phong trong sáng và có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với thế giới học
thuật và văn nghệ.
Đáp án: B
Mình rất vui vì có người lạ hiểu mình về việc quay trở lại trường học :
Mình thấy rất vui vì có nhiều trai đẹp trong trường từ lp 6 đến 9 .
Mình thấy hãm hãm mấy bọn con trai hay giơ ngón giữa , điều đấy làm mình ghét họ hơn .
Mình chọ ý kiến 2 , cho xin .
Mình chọn đáp án 1 : Em cảm thấy vui vì em đã bước vào một năm học mới đầy niềm vui và bất ngờ.
Đáp án 1 là Liệt kê thực tế!
câu 1:
Nguyễn Huệ, vị chiến tướng dùng kỳ mưu hạ thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ, vị thống tướng đã tiêu diệt ba vạn quân Xiêm xâm lược tại Rạch Gầm - Xoài Mút trong một trận thủy chiến trời long đất lở. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã đạp đổ ngai vàng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài rồi kết duyên cùng công chúa Ngọc Hân làm chấn động Bắc Hà. Nguyễn Huệ- vua Quang Trung đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử.
Đọc Hồi thứ 14 " Hoàng Lê nhất thống chí", hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta bao ấn tượng không phai mờ.
Những tác giả- những người con ưu tú của dòng họ Ngô thì ở Tả Thanh Oai đã mượn lời nói của những cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tâu với Thái Hậu, rất khách quan, để giới thiệu Nguyễn Huệ với sự tâm phục và kinh sợ. Vì là người ở phía bên kia, phe đối địch, nên đại từ " hắn" mà người cung nhân này dùng để chỉ Nguyễn Huệ cũng chẳng hề làm mờ đi bức truyền thần vị chiến tướng trăm trận trăm thắng.
"Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hắn hơn sợ sấm sét."
Nên biết rằng lúc bấy giờ, Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh đã đóng chật Thăng Long, coi nước ta chỉ là quận huyện của chúng, Lê Chiêu Thống đã được Thiên triều cho làm An Nam quốc vương, nhưng với cái nhìn sắc sảo, người cung nhân cũ đã chỉ ra sự bại vong tất yếu của bọn cướp nước và bè lũ bán nước: "E rằng chẳng bấy lâu nữa, hắn lại trở ra,, tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?" Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 đã cho thấy lời nói ấy là một dự báo linh nghiệm, một chân lí lịch sử rất hùng hồn.
Nguyễn Huệ là một con người " biết nghe và quyết đoán". Ngày 24 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788) nhận được tin cáo cấp do Nguyễn Văn Tuyết đưa vào, Nguyễn Huệ "giận lắm" định "cầm quân đi ngay" nhưng trước lời bàn "hãy chính vị hiệu", ông đã nghe theo để " giữ lấy lòng người" rồi mới xuất quân đi đánh dẹp cõi Bắc. Việc đắp đàn ở núi Bân, tế Trời Đất, thần Sông, thần Núi, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung đã chứng tỏ cái tầm nhìn chiến lược của người anh hùng áo vải khi Tổ Quốc đứng trước họa xâm lăng.
Cứu nước như cứu lửa. Ngày 25 còn ở Thuận Hóa thế mà 29 đã hành quân tới Nghệ An : gặp cống sĩ Nguyễn Thiếp, mộ thêm một vạn tinh binh, tổ chức duyệt binh lớn và truyền hịch đánh giặc cứu nước để kích thích chí khí tướng sĩ và ba quân "đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn", nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ "ăn ở hai lòng ... sẽ bị giết ngay tức khắc", vạch trần thói tàn bạo tham lam của người phương Bắc để kích thích lòng căm thù, kêu gọi tướng sĩ noi gương Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ ... để quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
Chỉ hơn một ngày đêm, Nguyễn Huệ đã kéo quân ra tới Tam Điệp hội sưu với cánh quân của Đại tư mã Ngô Văn Sở. Ông ra lệnh cho tướng sĩ ăn tết trước, hẹn đến mùng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc ăn mừng, rồi chia đại quân thành năm đạo binh lớn " gióng trống lên đường ra Bắc".
Nguyễn Huệ thật "lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân." Ông đã lấy yếu tố bất ngờ để đánh thắng giặc : bắt sống toàn bộ quân giặc do thám ở sông Thanh Quyết và đồn Hà Hồi, bao vây tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, hàng vạn giặc bị giết " thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối". Tại đầm Mực làng Quỳnh Đô, giặc Thanh bị hợp vây, " quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết đến hàng vạn người." Trong khi đó, một trận "rồng lửa" đã diễn ra ác liệt tại Khương Thượng, xác giặc chất thành 12 gò cao như núi. Nguyễn Huệ đã tiến công như vũ bão, khác nào " tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên" làm cho Tôn Sĩ Nghị "sợ mất mật, ngữ không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp ... nhằm hướng Bắc mà chạy." Trưa mùng 5, Nguyễn Huệ và đại quân đã kéo vào Thăng Long trước kế hoạch hai ngày.
Nhãn quan quân sự - chính trị của Nguyễn Huệ vô cùng sâu rộng và sáng suốt. Trên đường tiến quân đánh giặc Thanh, ông đã giao cho Ngô Thì Nhậm " người khéo lời lẽ" để "dẹp nỗi việc binh đao", đem lại "phúc cho dân."
Chiến thắng Đống Đa năm Kỉ Dậu (1789) là một trang sử chống xâm lăng vô cùng chói lọi của dân tộc ta. Nó thể hiện sức mạnh vô địch của lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã dựng nên tượng đài tráng lệ, hùng vĩ người anh hùng áo vải – vua Quang Trung để dân tộc ta đời đời tự hào và ngưỡng mộ:
"Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình"
("Ai tư vãn" – Ngọc Hân công chúa)
Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc. Nó làm cho trang văn " Hoàng Lê nhất thống chí" thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.
Đối với mỗi người chắc hẳn có những thứ vô cùng thiêng liêng, quý giá mà không có gì có thể thay thế được. Và với tôi cũng thế, hai tiếng “ngôi trường” mỗi khi nhắc đến là lại làm tôi nhớ về ngôi trường cấp hai thân yêu ngày nào. Nơi đây đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi, dạy tôi biết yêu thương, biết sẻ chia. Hôm nay cũng là một dịp đặc biệt ngày nhà giáo Việt Nam tôi có cơ hội được về trường thăm lại thầy cô giáo năm xưa sau hai mươi năm xa cách. Giờ đây trong lòng tôi lại trào lên cảm xúc lâng lâng khó tả.
Vừa về đến nhà, tôi đi xe dạo quanh con xóm nhỏ để ngắm nhìn quê hương mình xem có gì thay đổi nhiều không nhưng không hiểu tại sao tôi lại dừng chân trước cổng trường cấp hai năm xưa, ngôi trường mà tôi đã gắn bó trong suốt bốn năm trời với bao kỉ niệm vui buồn thời học sinh. Trước mắt tôi là một ngôi trường khang trang rộng lớn. Cánh cổng trường được thay bằng cánh cổng đẹp hơn, to hơn và sơn màu rất sang trọng. Trên cánh cổng ấy là chiếc biển màu xanh với dòng chữ màu đỏ “TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH” rất nổi bật. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới hoàn toàn khác so với trước đây. Đó là một ngôi trường khang trang, rộng lớn với ba dãy nhà ba tầng được xây theo hình chữ U với rất nhiều các phòng học, phòng chức năng. Sân trường rộng lớn được trồng nhiều cây và bồn hoa. Đứng giữa khung cảnh nơi đây làm tôi có cảm giác rất gần gũi, có thể hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên nơi đây. Trên các cây cao còn có những con chim làm tổ nên dễ dàng có thể nghe thấy tiếng chim hót bất cứ lúc nào. Sân trường còn có một sân cỏ rộng để các bạn nam có thể chơi đá bóng sau mỗi giờ học. Vì hôm nay là ngày 20-11 nên không khí trường vô cùng sôi nổi, có những lớp đang thi văn nghệ, có những lớp lại đang thi thể thao nên nó làm tôi như sống lại những phút giây khi mình còn là học sinh của trường. Sải bước trên sân trường, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh nơi đây mà tôi không kìm được lòng mình. Chính tại sân trường này tôi đã cùng bạn bè mình chơi đùa sau những giờ học căng thẳng- thật vui biết bao.
Tôi bước đến dãy nhà nơi lớp tôi đã từng học ở đó. Vẫn là lớp 9A như ngày nào nhưng giờ đây đã được sửa sang lại, được trang bị thêm những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho học tập của các em học sinh.Nhìn vào trong lớp, nhìn vào chỗ mà tôi đã từng ngồi. Ôi bao nhiêu kỉ niệm về trường, về lớp, về bạn bè thầy cô trong tôi ùa về. Nhớ khi xưa lũ học trò tinh nghịch chúng tôi thường lén lút mang đồ ăn vặt vào trong lớp để ăn bất chấp sự nghiêm cấm của nhà trường. Nhưng nếu là học sinh mà không cảm nhận một lần việc ăn vặt trong giờ thì thật là đáng tiếc. Và tôi nhớ có một lần khi trường lẫn còn là những dãy nhà cấp bốn lợp ngói lâu năm đã có nhiều chỗ thủng. Mỗi độ trời mưa to là chúng tôi có cảm giác được chứng kiến cảnh những giọt mưa rơi xuống lớp học, ướt hết cả sách vở. Nhưng không vì thế mà chúng tôi bỏ cuộc bởi chúng tôi hiểu được giá trị thực sự của học tập trong cuộc sống này. Thế là những lúc như thế cô trò chỉ nhìn nhau cười rồi lại tiếp tục bài học còn đang dang dở. Nghĩ lại mà thấy thời học sinh của mình vừa vui mà vừa buồn nhưng nó sẽ gắn bó với chúng tôi suốt cuộc đời này. Ngôi trường thân yêu ấy đã giúp tôi trở thành một con người biết suy nghĩ, biết cảm nhận mọi thứ xung quanh.
Hướng tầm mắt ra xa thì tôi lại bắt gặp hình ảnh rất đỗi quen thuộc. À đó là cô Yến- cô giáo chủ nhiệm của tôi hồi lớp chín. Tiến lại gần chào cô mà tôi nhận ra cô đã xuất hiện nhiều vết chân chim hơn, có nhiều nếp nhăn hơn mà tôi thấy mình có lỗi quá vì bấy lâu nay vì bận công việc mà tôi không thu xếp thời gian để về thăm cô. Cô nhìn tôi một hồi lâu rồi mới nhận ra bởi đã hai mươi năm rồi còn gì- một khoảng thời gian đủ dài để mọi thứ thay đổi. Tôi cùng cô ôn lại những kỉ niệm năm xưa, chia sẻ cho cô nghe những gì tôi đã làm được và cô cũng rất vui khi thấy học trò của mình trưởng thành và thành đạt. Không khí ngày hôm ấy thật khác lạ có một cái gì đó khó diễn tả thành lời. Và cuối cùng bừng lên giai điệu của bài hát ‘ Nhớ ơn thầy cô’ mà trong lòng tôi cũng thầm nghĩ: “Cảm ơn thầy cô, cảm ơn mái trường thân yêu này.”
Một ngày trôi qua thật nhanh, cuộc chia tay lại bắt đầu mà tôi thì lại không muốn điều đó xảy ra một chút nào. Ngôi trường cấp hai thân yêu ấy sẽ mãi trong lòng tôi ,nó giống như một bảo vật quý giá trong tôi mà tôi sẽ không bao giờ quên. Và còn bạn, ngôi trường của bạn sau hai mươi năm sẽ như thế nào?
Câu 1:
Bố cục:
- Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
- Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
- Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten.
- Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.
- Câu 2: Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chán thực.
- Ông không nhắc đến "sự thân thương" của loài cừu, cũng không nhắc đến "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.
- Câu 3: Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó - loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối.
- Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.
- Câu 4:Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.
Câu 1: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.
Bài làm:Bố cục:
- Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
- Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
- Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten.
- Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.
Câu 2: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến "sự thân thương" của loài cừu và "nỗi bất hạnh" của loài chó sói?
Bài làm:- Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chán thực.
- Ông không nhắc đến "sự thân thương" của loài cừu, cũng không nhắc đến "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.
Câu 3: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói vù cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?
Bài làm:- Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó - loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối.
- Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.
Câu 4: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói vù cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).
Bài làm: Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.
Câu hỏi 1. Vân đồ nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.
- Vấn đề nghị luận của bài viết là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Nội dung văn bản được triển khai qua các luận điểm sau đây:
+ Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ợ Học vấn... phút hiện thế giới mới").
+ Các khó khăn, mồi nguy hại dỗ gặp của việc đọc sách trong tinh hình hiện nay ở Lịch sử... tự tiêu hao lực lượng").
+ Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho có hiệu quả (phần còn lại).
Câu hỏi 2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?
- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sông của con người. Sách là kho tàng tri thức, kinh nghiệm, thành tựu của con người về nhiều mặt, được tích luỳ trong suốt quá trình phát triển lịch sử; là di sản tinh thần quý báu của loài người.
- Đọc sách là con đường tốt nhất (tuy không phải là duy nhất) để con người trau dồi học vấn, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tri thức. Đọc sách có ý nghĩa lđn lao và lâu dài đối với mỗi con người. Đọc sách là cách tích lũy, tiếp thu, kế thừa tri thức, kinh nghiệm của nhân loại; là chuẩn bị hành trang về mọi mặt để con người lao động, học tập, sáng tạo, khám phá và chinh phục thế giới.
Câu hỏi 3. Muốn tích luỳ học vân, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?
- Trong tình hình hiện nay, sách in ra ngày càng nhiều, do đó việc đọc sách cũng ngày càng không dỗ. Con người dễ bối rối trước lượng sách khổng lồ và quỹ thời gian không nhiều dành cho đọc sách. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng ít nhất hai nguy hại thường gặp:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống", không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều dỗ khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực ở những cuốn không thật có ích.
- Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc. Lựa chọn bằng cách:
+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyền môn, chuyên sâu của minh.
+ Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cùng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gùi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả bài viết đã khẳng định đúng đắn rằng: "Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác", vì thế "không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". Ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
Câu hỏi 4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.
Tác giả bài viết khi bàn về phương pháp đọc sách cho rằng điểm quan trọng là phải biết lựa chọn sách để đọc.
Lời bàn cụ thể và dễ hiểu:
- Không nên đọc lướt qua, phải vừa đọc vừa suy nghĩ, "trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng", nhất là đối với các quyển sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào cùng đọc, đọc theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Thậm chí, coi việc đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Tác giả cho rằng đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức mà đó còn là việc rèn luyện tính cách, học làm người.
Câu hỏi 5. Bài viết Bùn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
Sức thuyết phục cao của bài viết được tạo nên từ ba yếu lố cơ bản sau đây:
- Là một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài nên nội dung lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình.
- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hựp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von sinh động, cụ thể, thú vị.
1. Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.
Trả lời:
Vấn đề nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
Các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người.
- Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.
3. Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết cách chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?
Trả lời:
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thường gặp:
- Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
Theo tác giả, cần phải lựa chọn sách mà đọc:
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.
- Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận”, vì thế “không biết thông thì thông thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”.
4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.
Trả lời:
Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở mấy điểm sau:
- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng”, nhất là với các cuốn sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
5. Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
Trả lời:
Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:
- Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài.
Chu Quang Tiềm vừa là nhà mĩ học vừa là nhà lí luận học nổi tiếng.
Đáp án đúng là: A