K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2022

Xét △ ABC có:

IB là tia phân giác \(\widehat{ABC}\)

IC là tia phân giác \(\widehat{ACB}\)

⇒ I là điểm đồng quy của 3 tia phân giác △ ABC

Suy ra:  AI là phân giác \(\widehat{BAC}\)

Suy ra: I là tâm đường tròn nội tiếp △ ABC

R = d ( I, AB )   =  d ( I, AC )

⇒ ID = IE

Xét △ ADI và △ AIE có

   AI chung

  \(\widehat{DAI}=\widehat{IAE}\)

   ID = IE

⇒ △ADI = △AIE ( c - g - c )

⇒ AD = AE

18 tháng 3 2020

Mình nghĩ bạn sửa đề thành c/m ID = IE thì đúng hơn nhé

Kẻ IH \(\perp\) BC

Xét ΔIBH vuông tại H và ΔIBD vuông tại D có:

IB: chung

IBH = IBD (IB: phân giác DBH)

=> ΔIBH = ΔIBD (ch-gn)

=> ID = IH (2 cạnh tương ứng) (*)

Xét ΔICH vuông tại H và ΔICE vuông tại E có:

IC: chung

ICH = ICE (IC: phân giác ECH)

=> ΔICH = ΔICE (ch-gn)

=> IH = IE (2 cạnh tương ứng) (**)

Từ (*) và (**) => ID = IE (đpcm)

Xét ΔABC có

BI là đường phân giác

CI là đường phân giác

BI cắt CI tại I

Do đó: I là tâm đường tròn nội tiếp

=>AI là tia phân giác của góc DAE

Xét ΔADI vuông tại D và ΔAEI vuông tại E có

AI chung

\(\widehat{DAI}=\widehat{EAI}\)

Do đó: ΔADI=ΔAEI

Suy ra: AD=AE

28 tháng 6 2020

sao ko có hình

Bài 1: Tam giác ABC có AB = 24cm, AC = 3, BC=40cm. Trên cạnh AC lấy điểm M sao cho AM = 7cm. Chứng minh rằng: a) Tam giác ABC là tam giác vuông; b) ∠AMB =2∠C Bài 2: Cho tam giác ABC có AB = AC = 8,5cm, BC = 15cm. Kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC) a) Chứng minh HB=HC b) Tính độ dài AH c) Kẻ HE ⊥ AB (E ∈ AB), HK ⊥ AC (K ∈ AC) . So sánh độ dài HE và HK. Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC. Tia phân giác của góc HAB cắt...
Đọc tiếp

Bài 1: Tam giác ABC có AB = 24cm, AC = 3, BC=40cm. Trên cạnh AC lấy điểm M
sao cho AM = 7cm. Chứng minh rằng:

a) Tam giác ABC là tam giác vuông;
b) ∠AMB =2∠C

Bài 2: Cho tam giác ABC có AB = AC = 8,5cm, BC = 15cm. Kẻ AH vuông góc với
BC (H ∈ BC)

a) Chứng minh HB=HC
b) Tính độ dài AH
c) Kẻ HE ⊥ AB (E ∈ AB), HK ⊥ AC (K ∈ AC) . So sánh độ dài HE và HK.

Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC. Tia phân giác của
góc HAB cắt BC tại E, tia phân giác của góc HAC cắt BC tại D. Chứng minh
rằng AB+AC=BC+DE.

Bài 4: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, kẻ BD vuông góc với AC (D thuộc AC) và
CE vuông góc với AB (E thuộc AB). Trên tia đối của tia BD lấy điểm F sao
cho BF=AC. Trên tia đối của tia CE lấy điểm G sao cho CG=AB.
a) Chứng minh ∠ABF = ∠ACG
b) Chứng minh AF = AG và AF ⊥ AG .

1

Bài 1: Sửa đề: AC=32cm

a) Ta có: \(BC^2=40^2=1600\)

\(AB^2+AC^2=24^2+32^2=1600\)

Do đó: \(BC^2=AB^2+AC^2\)(=1600)

Xét ΔABC có \(BC^2=AB^2+AC^2\)(cmt)

nên ΔABC vuông tại A(định lí pytago đảo)

b) Ta có: AM+MC=AC(M nằm giữa A và C)

hay MC=AC-AM=32-7=25cm

Áp dụng định lí pytago vào ΔAMB vuông tại A, ta được

\(MB^2=AM^2+AB^2\)

\(\Leftrightarrow MB^2=7^2+24^2=625\)

hay \(MB=\sqrt{625}=25cm\)

Xét ΔMBC có MB=MC(=25cm)

nên ΔMBC cân tại M(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{CMB}=180^0-2\cdot\widehat{C}\)(số đo của góc ở đỉnh trong ΔMBC cân tại M)(1)

Ta có: \(\widehat{CMB}+\widehat{AMB}=180^0\)(hai góc kề bù)

hay \(\widehat{AMB}=180^0-\widehat{CMB}\)(2)

Thay (1) vào (2), ta được

\(\widehat{AMB}=180^0-\left(180^0-2\cdot\widehat{C}\right)\)

\(\Leftrightarrow\widehat{AMB}=180^0-180^0+2\cdot\widehat{C}\)

hay \(\widehat{AMB}=2\cdot\widehat{C}\)(đpcm)

Bài 2:

a) Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAHC vuông tại H có

AB=AC(gt)

AH là cạnh chung

Do đó: ΔAHB=ΔAHC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

⇒HB=HC(hai cạnh tương ứng)

b) Ta có: HB=HC(cmt)

mà HB+HC=BC=15cm

nên \(HB=HC=\frac{BC}{2}=\frac{15}{2}=7,5cm\)

Áp dụng định lí pytago vào ΔAHB vuông tại H, ta được

\(AB^2=AH^2+BH^2\)

hay \(AH^2=AB^2-BH^2=\left(8,5\right)^2-\left(7,5\right)^2=16\)

\(AH=\sqrt{16}=4cm\)

Vậy: AH=4cm

c) Xét ΔHEB vuông tại E và ΔHKC vuông tại K có

HB=HC(cmt)

\(\widehat{B}=\widehat{C}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

Do đó: ΔHEB=ΔHKC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒HE=HK(hai cạnh tương ứng)

Bài 1: Cho ∆ABC đều, kẻ AH vuông góc với BC tại H. Trên tia đối của tia BC lấy điểm E sao cho BE = BC. Trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho CB = CD. a) Chứng minh rằng ∆AEB = ∆ADC b) Từ D kẻ DF vuông góc với AC tại F. Chứng minh rằng ∆CHF cân c) Chứng minh rằng AD//HF d) Từ B kẻ BM vuông góc AE tại M, từ C kẻ CN vuông góc với AD tại N. Gọi I là giao điểm của BM và CN. Chứng minh AI là phân giác của BAC...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho ∆ABC đều, kẻ AH vuông góc với BC tại H. Trên tia đối của tia BC lấy
điểm E sao cho BE = BC. Trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho CB = CD.
a) Chứng minh rằng ∆AEB = ∆ADC
b) Từ D kẻ DF vuông góc với AC tại F. Chứng minh rằng ∆CHF cân
c) Chứng minh rằng AD//HF
d) Từ B kẻ BM vuông góc AE tại M, từ C kẻ CN vuông góc với AD tại N. Gọi
I là giao điểm của BM và CN. Chứng minh AI là phân giác của BAC ̂
Bài 2: Cho ∆ABC có AB= AC = 5cm, BC = 6CM. Kẻ AK vuông góc với BC ( K
∈ BC).
a) Chứng minh rằng KB = KC và BAK ̂ =CAK ̂
b) Tính độ dài AK
c) Kẻ KE vuông góc với AB ( E ∈ AB) , KD vuông góc với AC ( D ∈ AC).
Chứng minh rằng ∆KDE là tam giác cân.
d) Chứng minh rằng DE//BC
e) Trên tia đối của tia AB lấy điểm M sao cho AB = AM. Chứng minh răng
MC vuông góc với BC

2
27 tháng 3 2020

Bài 1:

A B C H E D F M N I 1 2

a. Ta có: \(\widehat{ABE}=\widehat{BAC}+\widehat{ACB}=60^o+60^o=120^o\)

\(\widehat{ACD}=\widehat{ABC}+\widehat{BAC}=60^o+60^o=120^o\)

\(\Rightarrow\widehat{ABE}=\widehat{ACD}\)

Theo gt: \(BE=BC;CD=BC\Rightarrow BE=CD\left(=BC\right)\)

Xét \(\Delta ABE\)\(\Delta ACD\) có:

\(AB=AC\)

\(\widehat{ABE}=\widehat{ACD}\left(cmt\right)\)

\(BE=CD\left(cmt\right)\)

\(\Rightarrow\Delta ABE=\Delta ACD\left(c-g-c\right)\)

b. Xét \(\Delta AHC\left(\widehat{AHC}=90^o\right)\)\(\Delta DFC\left(\widehat{DFC}=90^o\right)\) có:

\(AC=CD\)

\(\widehat{ACH}=\widehat{DCF}\) (2 góc đối đỉnh)

\(\Rightarrow\Delta AHC=\Delta DFC\left(ch-gn\right)\)

\(\Rightarrow HC=CF\) (2 cạnh tương ứng)

\(\Rightarrow\Delta CHF\) cân tại C

c. Ta có: \(\Delta CHF\) cân tại C; \(\Delta CAD\) cân tại C(CA=CD)

\(\widehat{CHF}=\frac{180^o-\widehat{HCF}}{2};\widehat{ADC}=\frac{180^o-\widehat{ACD}}{2}\)

Mà: \(\widehat{HCF}=\widehat{ACD}\) ( 2 góc đối đỉnh )

\(\Rightarrow\widehat{CHF}=\widehat{ADC}\)

Mà 2 góc ở vị trí so le trong

\(\Rightarrow\) HF//AD

d. Xét \(\Delta BAH\left(\widehat{H_1}=90^o\right)\)\(\Delta ACH\left(\widehat{H_2}=90^o\right)\) có:

AH cạnh chung

\(\widehat{ABH}=\widehat{ACH}\)

\(\Rightarrow\Delta BAH=\Delta CAH\left(ch-gn\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\) ( 2 góc tương ứng )

\(\Rightarrow AI\) là đường phân giác \(\widehat{BAC}\)

Bài 1:

a) Chứng minh ΔAEB=ΔACD

Ta có: ΔABC đều(gt)

⇒AB=BC=AC và \(\widehat{BAC}=\widehat{ABC}=\widehat{ACB}=60^0\)(số đo của các cạnh và các góc trong ΔABC đều)

mà BC=BE và CB=CD(gt)

nên EB=BC=CD=AB=AC

Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABE}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACD}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(cmt)

nên \(\widehat{ABE}=\widehat{ACD}\)

Xét ΔABE và ΔACD có

AB=AC(cmt)

\(\widehat{ABE}=\widehat{ACD}\)(cmt)

EB=CD(cmt)

Do đó: ΔABE=ΔACD(c-g-c)

b) Chứng minh ΔCHF cân

Xét ΔAHC vuông tại H và ΔDFC vuông tại F có

CA=CD(cmt)

\(\widehat{ACH}=\widehat{DCF}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔAHC=ΔDFC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒CH=CF(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔCHF có CH=CF(cmt)

nên ΔCHF cân tại C(định nghĩa tam giác cân)

c) Chứng minh HF//AD

Xét ΔCAD có CA=CD(cmt)

nên ΔCAD cân tại C(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{CAD}=\frac{180^0-\widehat{ACD}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔCAD cân tại C)(1)

Ta có: ΔCHF cân tại C(cmt)

\(\widehat{CFH}=\frac{180^0-\widehat{HCF}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔCHF cân tại C)(2)

Ta có: \(\widehat{ACD}=\widehat{HCF}\)(hai góc đối đỉnh)(3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra \(\widehat{CAD}=\widehat{CFH}\)

\(\widehat{CAD}\)\(\widehat{CFH}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên HF//AD(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

d) Chứng minh AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)

Ta có: ΔACD cân tại C(cmt)

mà CN là đường cao ứng với cạnh đáy AD(gt)

nên CN cũng là đường trung tuyến ứng với AD(định lí tam giác cân)

⇒N là trung điểm của AD

Xét ΔABE có AB=BE(cmt)

nên ΔABE cân tại B(định nghĩa tam giác cân)

mà BM là đường cao ứng với cạnh đáy AE(gt)

nên BM là đường trung tuyến ứng với AE(định lí tam giác cân)

⇒M là trung điểm của AE

Ta có: \(ND=\frac{AD}{2}\)(N là trung điểm của AD)

\(ME=\frac{AE}{2}\)(M là trung điểm của AE)

mà AD=AE(ΔACD=ΔABE)

nên ND=ME

Xét ΔMBE vuông tại M và ΔNCD vuông tại N có

EB=CD(cmt)

ME=ND(cmt)

Do đó: ΔMBE=ΔNCD(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

\(\widehat{EBM}=\widehat{DCN}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{EBM}=\widehat{IBC}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{DCN}=\widehat{ICB}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)

Xét ΔIBC có \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)(cmt)

nên ΔIBC cân tại I(định lí đảo của tam giác cân)

⇒IB=IC

Xét ΔABI và ΔACI có

AB=AC(ΔABC đều)

IB=IC(cmt)

AI là cạnh chung

Do đó: ΔABI=ΔACI(c-c-c)

\(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\)(hai góc tương ứng)

mà tia AI nằm giữa hai tia AB,AC

nên AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)

a: Xét ΔACE vuông tại C và ΔAKE vuông tại K co

AE chung

góc CAE=góc KAE

Do đó: ΔACE=ΔAKE

b: Ta có: EC=EK

ma EK<EB

nên EC<EB

c: Xét ΔABH có

AD là đường phân giác

AD là đường cao

Do đó: ΔABH cân tại A

d: Xét ΔAHB có

AD là đường cao

BC là đường cao

AD cắt BC tại E

Do đó: E là trực tâm

=>K,E,H thẳng hàng

Xét ΔABC có

BI là phân giác

CI là phân giác

DO đó:I là tâm đường tròn nội tiếp ΔABC

=>AI là phân giác của góc DAE

Xét ΔADI vuông tại D và ΔAEI vuông tại E có

AI chung

góc DAI=góc EAI
Do đó: ΔADI=ΔAEI

Suy ra: ID=IE

Viết Giả thiết - Kết luận cho các bài toán này dùm mik đi Bài 1. Cho tam giác ABC cân tại A, có A=100⁰.Lấy điểm M thuộc cạnh AB, điểm N thuộc cạnh AC sao cho AM = AN. Chứng minh rằng: a) MN//BC b) Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Kẻ BH vuông góc với AD, kẻ CK vuông góc với AE. Chứng minh: BH = CK c)△ABH =△ACK Bài 2:Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc...
Đọc tiếp

Viết Giả thiết - Kết luận cho các bài toán này dùm mik đi

Bài 1. Cho tam giác ABC cân tại A, có A=100⁰.Lấy điểm M thuộc cạnh AB, điểm N thuộc cạnh AC sao cho AM = AN. Chứng minh rằng:

a) MN//BC

b) Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Kẻ BH vuông góc với AD, kẻ CK vuông góc với AE. Chứng minh: BH = CK

c)△ABH =△ACK

Bài 2:Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC (H BC).

a) Chứng minh: HB = HC.

b) Kẻ HD丄AB (D ∈ AB), HE丄AC (E∈ AC). Chứng minh tam giác ADE cân.

c) Chứng minh DE // BC

Bài 3 .Cho ΔABC vuông tại A . Tia phân giác của góc C cắt AB tại I. Kẻ IM vuông góc với BC tại M, hai đường thẳng CA và MI cắt nhau tại N.

a. Chứng minh:ΔACI =ΔMCI.

b. Chứng minh: NIB là tam giác cân.

Bài 4. Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AHBC , HBC

a) Chứng minh ABH = ACH

b) Kẻ HMAB, MAB ; HNAC, NAC . Chứng minh MB = NC

c) Gọi O là giao điểm AH và MN. Chứng minh MN//BC

Bài 5 Cho hai đoạn thẳng MN và PQ cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đoạn.

Chứng minh rằng : a, MQO = NPO ; b, MQ ∥ NP

Bài 6 Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = AC. Gọi K là trung điểm của BC

a. Chứng minh AKB = AKC

b. Chứng minh AK vuông góc BC

Bài 7 Cho tam giác ABC cân tại A và có góc A=50⁰

1. Tính góc B và góc C

2. Lấy D ∈ AB, E ∈ AC sao cho AD = AE. Chứng minh ΔADE cân

3. Chứng minh DE // BC.

Bài 8 :Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy D thuộc AC, E thuộc AB sao cho AD = AE.

1. Chứng minh : DB = EC.

2. Gọi O là giao điểm của BD và EC. Chứng minh : tam giác OBC là tam giác cân.

0