K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2017

mùa xuân mùa hạ mùa thu mùa đông

13 tháng 8 2017

cô giáo giao bài tập về nhà là đề bài là tả dòng sông quê em theo bốn mùa vậy nghĩa là tả dòng sôngvào mùa Xuân mùa hạ mùa thu và mùa đông

13 tháng 5 2016

Mùa đông lạnh giá đã về, con người cũng như cảnh vật giường như co mình lại để chống lại cái lạnh giá của mùa đông. Mùa đông đến làm thay đổi mọi cảnh sắc và con người trên quê hương em. Hôm nay đã vào giữa mùa đông, trời rất lạnh, không khí trong làng cũng khác hẳn ngày thường.

Mùa đông, bầu trời thường u ám, hiếm có ngày chúng ta nhìn thấy mặt trời. Buổi sáng hôm nay, sương muối phủ khắp cành cây, bãi cỏ. Gió lùa hơi nước vào tận nhà, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước song một màu lam thẩm. 

Trong xóm làng, mọi người đang í ới gọi nhau. Đâu đó, văng vẳng tiếng chim non dáo dác gọi bầy, vài chiếc lá vàng lìa cành phất phơ trong gió. Những cây cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn cảnh héo tàn của mùa đông rét buốt. Có những cây bị gãy sau những cơn gió lớn, dòng nhựa trong cây dạt dào tuôn chảy. Hơi thở của đất trời dường như nặng nề, hơi nước từ sông bốc lên một mùi nồng ngai ngái của phù sa, đất mới. Trên các mái rơm mái xịt, nước mưa đọng lại đang thổn thức, tí tách rơi… 

Nếu thời tiết không lạnh giá, cả xóm làng sẽ âm vang tiếng cười đùa của lũ trẻ, của những người nông dân đang làm việc. Trời lạnh giá con đường làng chỉ lác đác người qua lại. Ngoài ngõ xóm, mọi người nói chuyện rầm rì, họ bàn bạc cho vụ đông xuân sắp đến. Trên các bờ ao, vài bác nông dân đang tháo nước, be bờ, có người xách thùng đi bắt cá rô rạch nước, đi móc con da dưới vệ sông… Họ bất chấp thời tiết khắc nghiệt của buổi sáng mùa đông đang bao phủ. 

Buổi trưa thời tiết ấm hơn, cũng đến giờ mọi người đi làm về. Người và cuốc xẻng, trâu, bò lục tục dồn lên mấy con đường về làng. Cánh đồng một màu trắng xóa của nước đã được cải tạo, cày, bừa. Dười làn nước lạnh giá như vậy, mọi người vẫn hăng say làm việc. Họ quả là những người nông dân cần cù chịu khó, nhờ tinh thần hăng say lao động của những người nông dân mà chúng ta có lúa gạo để ăn. Vì vậy chúng ta phải biết quý trọng hạt lúa hạt gạo, vì nó là sương máu của những người lao động.

Khi chiều xuống, nhà nhà lại ngồi quanh đống lửa, nấu cơm, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Dưới sông, từ sau khúc quanh co vắng lặng, tiếng cá quẫy tũng toẵng trên những mạn thuyền, tiếng lanh canh của những chiếc xuồng nan đang kéo lưới. Màu tối lan dần từ dưới mặt sông, ngã dài trên bãi cát rồi đổ vào thôn xóm. Bóng tối như bức màn nhung, mờ đen, phủ dần lên mọi vật. Mảng sáng của ánh ngày đã dần dần nhường chỗ cho màn đêm. Đường làng thật vắng, một vài tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, vẻ thăm dò, chờ đợi… 

Những chú dế con bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm thức ăn, nó rón rén từng bước rồi tung tăng trên thảm cỏ, chúng thưởng thức lá non và uống sương đêm. Có đôi ánh đom đóm chấp chới trong màn đêm tĩnh mịch. Nhà nhà đều đóng cửa sớm. Gió vẫn lùa và mưa vẫn rả rích ngoài hiên. 

Mùa đông thật lạnh lẽo, nhưng người dân quê tôi vẫn gồng mình lên trước cái lạnh giá để làm việc, họ vẫn dầm mưa dãi nắng để làm ra của cải, xây dựng quê hương. Những cánh đồng màu vẫn mơn mởn tươi tốt, hứa hẹn một mùa bội thu. Thật đáng tự hào về quê hương tươi đẹp, đáng tự hào về những người con của quê hương.

24 tháng 12 2019

Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về” : Mùa thu đất nước trong hoài niệm nhà thơ

Đáp án cần chọn là: A

27 tháng 6 2018

- Đoạn thơ từ "Mùa thu nay đã khác rồi" đến "Những buổi ngày xưa vọng nói về" thể hiện những thay đổi biến chuyển.

   + Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.

   + Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.

   + Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:

  Tri thu thay áo mi  Trong biếc nói cười thiết tha

 + Tác giả chuyển sang cảm xúc tự hào về chủ quyền đất nước và truyền thống bất khuất của ông.

  Tri xanh đây là ca chúng ta  Núi rng đây là ca chúng ta     ....  Nhng bui ngày xưa vng nói v

- Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

   Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu sắc về truyền thống Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất.

  Nước chúng ta  Nước nhng người chưa bao gi khut  Đêm đêm rì rm trong tiếng đất  Nhng bui ngày xưa vng nói v

   Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta: anh hùng bất khuất và giản dị chất phác.

11 tháng 3 2016

DÀN BÀI

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và quan trọng là giới thiệu đoạn thơ cần phân tích.

2. Đại ý: Đoạn thơ miêu tả hình ảnh người mẹ gánh chịu những hậu quả thảm khốc, nặng nề của chiến tranh

3. “Bên kia sông Đuống” là một trạng ngữ chỉ nơi chốn -> Chỉ quê hương Kinh Bắc. Đồng thời cụm từ này vừa cho ta thấy tâm thế ngóng vọng về quê hương của tác giả -> Tình yêu quê hương của tác giả. ( Lưu ý: cụm từ này lặp lại nhiều lần trong bài và thường xuất hiện ở đầu các đoạn thơ viết về Kinh Bắc )

4. Hình ảnh người mẹ: “Mẹ già ... sương sớm”

            - “Mẹ già nua ... hàng rong”: ngôn ngữ câu thơ giàu chất tạo hình và gợi cảm, giúp ta hình dung hình ảnh già nua, gầy guộc của người mẹ, đồng thời cảm nhận cái gian khổ vất vả cả một đời của mẹ. Thế nhưng tuổi già mẹ phải tư bương chải kiếm ăn “gánh hàng rong”.

            - Các số từ chỉ số ít : dăm, mấy, vài -> gánh hàng ít ỏi, gia tài của mẹ chỉ vỏn vẹn chừng đó thôi.

- Hình ảnh “đầm hoen sương sớm” là hình ảnh vừa tả thực, vừa đẫm chất thơ, có khả năng khơi gợi mạnh mẽ. Giấy hoen sương cũng chính là mẹ hoen sương!

=> Hình ảnh người mẹ vát vả, nghèo khổ đáng thương.

5. Hình ảnh và tội ác của bọn giặc:

            - “Chợt”: Sự xuất hiện bất ngờ , gây hoảng sợ cho mẹ

            - Hình ảnh bọn giặc: Lũ quỷ mắt xanh ...-. gớm ghiếc, đáng sợ.

            - Tội ác: các động từ khua, đạp, cướp bóc, cùng với nghệ thuật tương phản hình ảnh bọn giác với người mẹ, đoạn thơ cho ta nhận thức sâu sắc về tội ác dã man, vô nhân đạo của kẻ thù.

=> Tiếng nói căm thù và đau xót của tác giả.

6. Hậu quả ở phiên chợ nghèo (2 câu cuối )

            - Sử dụng thể thơ lục bát: chậm, trĩu nặng nỗi buồn -> tìm về cái hồn dân tộc rong thơ Hoàng Cầm.

            - Câu thơ có 4 sự kết thúc: Đời người (máu), đời lá (lác đác), một ngày (chiều), một năm (đông) => ấm hưởng buồn tẻ, khung cảnh tang thương.

            - Câu cuối: ngôn ngữ thơ vừa có tính cụ thể, vừa có khả năng khái quát “ máu loang - chiều mùa đông”

7. Đoạn thơ thể hiện niềm đau xót của tác giả  trước hình ảnh người mẹ phải gánh chụi những hậu quả nặng nề của chiến tranh, đồng thời qua đó tác giả bày tỏ niềm căm thù giặc sâu sắc.

 

3 tháng 5 2016

Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp.

Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng.

Mặt trời lên, màn sương tan dần. Ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ.

Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ướt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.

Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

“Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông nứa trắng bên sôngMùi tóc khô còn thơm lúa mùa quaBầy chim sẻ đậu trước sân nhàNhững đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghéTôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi maiBầy chim sẻ ngoài sânGió mát và trong Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống      vẫn ăn         vẫn...
Đọc tiếp

“Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường

 Gió thổi những bông nứa trắng bên sông

Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua

Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà

Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé

Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai

Bầy chim sẻ ngoài sân

Gió mát và trong Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống      vẫn ăn         vẫn thở              như mọi người

Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ

Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu

Một vết bùn khô trên mặt đá Không có ai chia tay

Cũng nhớ một tiếng còi tàu. Mẹ tôi thức khuya dậy sớm Năm nay ngoài năm mươi tuổi Chồng chết đã mười mấy năm Thuở tôi mới đọc được i tờ Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần Nước sông gạo chợ

Ngày hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ

Sống qua ngày nên phải nghiến răng

Cũng không vui nên mẹ ít khi cười

Những buổi trưa buổi tối Ngồi một mình hay khóc

Vẫn thở dài mà không nói ra Thương con không cha Hẩm hiu côi cút

Tôi yêu đất nước này xót xa Mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng …

Mẹ thương con nên cách trở sông đò

Hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc

Đêm nào mẹ cũng khóc

Đêm nào mẹ cũng khấn thầm Mong con khôn lớn cất mặt với đời

Tôi yêu đất nước này khôn nguôi”

Trích “Bài thơ của một người yêu nước mình”_ Trần Vàng Sao. 19/12/1967

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Tình yêu của tác giả gắn liền với ký ức tuổi thơ như thế nào?(0.5 điểm)

Câu 3. Trong những ký ức đó, hình ảnh nào thân thương nhất ? Vì sao ?(1 .0 điểm)

Câu 4. Điều người Mẹ trong đoạn thơ mong ước nhất là gì ? Vì sao người Mẹ lại có mong ước đó ?(1.0 điểm)

0