K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
24 tháng 12 2018

Lời giải:

Đặt biểu thức vế trái là $A$

Ta có:
\(A+3=\frac{b+c+5}{a+1}+1+\frac{a+c+4}{b+2}+1+\frac{a+b+3}{c+3}+1\)

\(=\frac{a+b+c+6}{a+1}+\frac{a+b+c+6}{b+2}+\frac{a+b+c+6}{c+3}\)

\(=(a+b+c+6)\left(\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+2}+\frac{1}{c+3}\right)\)

Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz hay (Svac-sơ) ta có:

\(\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+2}+\frac{1}{c+3}\geq \frac{9}{a+1+b+2+c+3}=\frac{9}{a+b+c+6}\)

\(\Rightarrow A+3\geq (a+b+c+6).\frac{9}{a+b+c+6}=9\Rightarrow A\geq 6\) (đpcm)

24 tháng 12 2018

Thanks thầy/cô Akai Haruma ạ!!!

banhqua

1 tháng 10 2017

Mình đặt bằng A cho dễ tính nha

A=a/b+a/c+b/c+b/a+c/b+c/a

Áp dụng bst cosi ta có:

a/b+b/a\(\ge\)2√(a.b/b.a)=2

Tươn tự ta chứng minh được

a/c+c/a\(\ge\)2

b/c+c/b\(\ge\)2

Suy ra

A\(\ge\)6

31 tháng 3 2017

Bài 2:

\(\sqrt{\dfrac{a}{b+c}}+\sqrt{\dfrac{b}{c+a}}+\sqrt{\dfrac{c}{a+b}}>2\)

Trước hết ta chứng minh \(\sqrt{\dfrac{a}{b+c}}\ge\dfrac{2a}{a+b+c}\)

Áp dụng BĐT AM-GM ta có:

\(\sqrt{a\left(b+c\right)}\le\dfrac{a+b+c}{2}\)\(\Rightarrow1\ge\dfrac{2\sqrt{a\left(b+c\right)}}{a+b+c}\)

\(\Rightarrow\sqrt{\dfrac{a}{b+c}}\ge\dfrac{2a}{a+b+c}\). Ta lại có:

\(\sqrt{\dfrac{a}{b+c}}=\dfrac{\sqrt{a}}{\sqrt{b+c}}=\dfrac{a}{\sqrt{a\left(b+c\right)}}\ge\dfrac{2a}{a+b+c}\)

Thiết lập các BĐT tương tự:

\(\sqrt{\dfrac{b}{c+a}}\ge\dfrac{2b}{a+b+c};\sqrt{\dfrac{c}{a+b}}\ge\dfrac{2c}{a+b+c}\)

Cộng theo vế 3 BĐT trên ta có:

\(VT\ge\dfrac{2a}{a+b+c}+\dfrac{2b}{a+b+c}+\dfrac{2c}{a+b+c}=\dfrac{2\left(a+b+c\right)}{a+b+c}\ge2\)

Dấu "=" không xảy ra nên ta có ĐPCM

Lưu ý: lần sau đăng từng bài 1 thôi nhé !

31 tháng 3 2017

1) Áp dụng liên tiếp bđt \(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}\ge\dfrac{4}{x+y}\) với a;b là 2 số dương ta có:

\(\dfrac{1}{2a+b+c}=\dfrac{1}{\left(a+b\right)+\left(a+c\right)}\le\dfrac{\dfrac{1}{a+b}+\dfrac{1}{a+c}}{4}\)\(\le\dfrac{\dfrac{2}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}}{16}\)

TT: \(\dfrac{1}{a+2b+c}\le\dfrac{\dfrac{2}{b}+\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{c}}{16}\)

\(\dfrac{1}{a+b+2c}\le\dfrac{\dfrac{2}{c}+\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}}{16}\)

Cộng vế với vế ta được:

\(\dfrac{1}{2a+b+c}+\dfrac{1}{a+2b+c}+\dfrac{1}{a+b+2c}\le\dfrac{1}{16}.\left(\dfrac{4}{a}+\dfrac{4}{b}+\dfrac{4}{c}\right)=1\left(đpcm\right)\)

Bài 1​: Với mọi số x, y. Chứng minh rằng: a) \((x+y)^2-xy+1\ge(x+y)\sqrt{3} \) b) \(x^2+5y^2-4xy+2x-6y+3>0\) Bài 2: Với mọi số thực x, a. Chứng minh rằng: \(x^4+2x^3+(2a+1)x^2+2ax+a^2+1>0\) Bài 3: Cho \(a, b, c, d \in R\) và \(b< c < d\). Chứng minh rằng: a) \((a+b+c+d)^2>8(ac+bc)\) b) \((a^2-b^2)(c^2-d^2)\le(ac-bd)^2\) Bài 4: Cho các số a, b, c, d, p, q thỏa mãn điều kiện: \(p^2+q^2-a^2-b^2-c^2-d^2>0\)....
Đọc tiếp

Bài 1​: Với mọi số x, y. Chứng minh rằng:

a) \((x+y)^2-xy+1\ge(x+y)\sqrt{3} \)
b) \(x^2+5y^2-4xy+2x-6y+3>0\)

Bài 2: Với mọi số thực x, a. Chứng minh rằng:

\(x^4+2x^3+(2a+1)x^2+2ax+a^2+1>0\)

Bài 3: Cho \(a, b, c, d \in R\)\(b< c < d\). Chứng minh rằng:

a) \((a+b+c+d)^2>8(ac+bc)\)
b) \((a^2-b^2)(c^2-d^2)\le(ac-bd)^2\)

Bài 4: Cho các số a, b, c, d, p, q thỏa mãn điều kiện: \(p^2+q^2-a^2-b^2-c^2-d^2>0\). CMR:

\((p^2-a^2-b^2)(q^2-c^2-d^2)\le(pq-ac-bd)^2\)

Bài 5: \((a_1b_1+a_2b_2)^2\le(a_1^2+a_2^2)(b_1^2+b_2^2)\) dấu bằng xảy ra khi nào?

Bài 6: Cho a>0. Chứng minh rằng:

\(\sqrt{a+\sqrt{a+....+\sqrt{a}}}<\dfrac{1+\sqrt{1+4a}}{2}\)

Bài 7: \(y=\dfrac{x+1}{x^2+x+1}\). Tìm cực trị của y.

Bài 8: Cho \(0\le x, \) \(y\le1 \)\(x+y=3xy\). CMR: \(\dfrac{3}{9}\le \dfrac{1}{4(x+y)}\le \dfrac{3}{8}\)

Bài 9: Cho \(0\le x, \)\(y\le1 \). CMR: \((2^x+2^y)(2^{-x}+2^{-y})\ge \dfrac{9}{2}\)

Bài 10: Ba số thực a, b, c thỏa: \(a^2+b^2+c^2=2\), \(ab+bc+ca=1\) CMR: \(a,b,c \in [\dfrac{3}{4},\dfrac{4}{3}]\)

1
4 tháng 6 2018

@Phùng Khánh Linh

@Aki Tsuki

@Nhã Doanh

@Akai Haruma

@Nguyễn Khang

4 tháng 8 2018

Bài 1

\(\dfrac{a}{a+1}+\dfrac{b}{b+1}+\dfrac{c}{c+1}=a-\dfrac{a^2}{a+1}+b-\dfrac{b^2}{b+1}+c-\dfrac{c^2}{c+1}\)

\(=1-\left(\dfrac{a^2}{a+1}+\dfrac{b^2}{b+1}+\dfrac{c^2}{c+1}\right)\)

Áp dụng bđt Cauchy dạng phân thức \(\dfrac{a^2}{a+1}+\dfrac{b^2}{b+1}+\dfrac{c^2}{c+1}\ge\dfrac{\left(a+b+c\right)^2}{a+b+c+3}=\dfrac{1}{1+3}=\dfrac{1}{4}\)

\(\Rightarrow1-\left(\dfrac{a^2}{a+1}+\dfrac{b^2}{b+1}+\dfrac{c^2}{c+1}\right)\le1-\dfrac{1}{4}=\dfrac{3}{4}\)

\(\Rightarrow GTLN=\dfrac{3}{4}\) Dấu ''='' xảy ra khi \(a=b=c=\dfrac{1}{3}\)

Bài 2

\(P=\dfrac{a+1}{b^2+1}+\dfrac{b+1}{c^2+1}+\dfrac{c+1}{a^2+1}=\dfrac{a}{b^2+1}+\dfrac{1}{b^2+1}+\dfrac{b}{c^2+1}+\dfrac{1}{c^2+1}+\dfrac{c}{a^2+1}+\dfrac{1}{a^2+1}\)

Xét \(\dfrac{a}{b^2+1}+\dfrac{b}{c^2+1}+\dfrac{c}{a^2+1}=a-\dfrac{ab^2}{b^2+1}+b-\dfrac{bc^2}{c^2+1}+c-\dfrac{a^2c}{a^2+1}\)

Xét \(\dfrac{1}{b^2+1}+\dfrac{1}{c^2+1}+\dfrac{1}{a^2+1}=1-\dfrac{b^2}{b^2+1}+1-\dfrac{c^2}{c^2+1}+1-\dfrac{a^2}{a^2+1}\)

\(\Rightarrow P=6-\left(\dfrac{ab^2}{b^2+1}+\dfrac{bc^2}{c^2+1}+\dfrac{ca^2}{a^2+1}+\dfrac{a^2}{a^2+1}+\dfrac{b^2}{b^2+1}+\dfrac{c^2}{c^2+1}\right)\)

Áp dụng bđt Cauchy cho 2 số thực dương ta có \(b^2+1\ge2b\Rightarrow\dfrac{ab^2}{b^2+1}\le\dfrac{ab^2}{2b}=\dfrac{ab}{2}\)

\(\Rightarrow\dfrac{ab^2}{b^2+1}+\dfrac{bc^2}{c^2+1}+\dfrac{ca^2}{a^2+1}\le\dfrac{ab+bc+ac}{2}\)

Theo hệ quả của bđt Cauchy ta có \(\left(a+b+c\right)^2\ge3\left(ab+bc+ac\right)\)

\(\Rightarrow3\ge ab+bc+ac\) \(\Rightarrow\dfrac{3}{2}\ge\dfrac{ab+bc+ac}{2}\Rightarrow\dfrac{ab^2}{b^2+1}+\dfrac{bc^2}{c^2+1}+\dfrac{ca^2}{a^2+1}\le\dfrac{3}{2}\)

Áp dụng bđt Cauchy cho 2 số thực dương ta có \(a^2+1\ge2a\Rightarrow\dfrac{a^2}{a^2+1}\le\dfrac{a^2}{2a}=\dfrac{a}{2}\)

\(\Rightarrow\dfrac{a^2}{a^2+1}+\dfrac{b^2}{b^2+1}+\dfrac{c^2}{c^2+1}\le\dfrac{a+b+c}{2}=\dfrac{3}{2}\)

\(\Rightarrow P\ge6-\left(\dfrac{3}{2}+\dfrac{3}{2}\right)=3\left(đpcm\right)\)

Dấu ''='' xảy ra khi \(a=b=c=1\)

Bài 1 : Ta có : \(\dfrac{a}{a+1}+\dfrac{b}{b+1}+\dfrac{c}{c+1}=\dfrac{a^2}{a^2+a}+\dfrac{b^2}{b^2+b}+\dfrac{c^2}{c^2+c}\)

Theo BĐT CÔ - SI dưới dạng engel ta có :

\(\dfrac{a^2}{a^2+a}+\dfrac{b^2}{b^2+b}+\dfrac{c^2}{c^2+c}\ge\dfrac{\left(a+b+c\right)^2}{a^2+b^2+c^2+\left(a+b+c\right)}=\dfrac{1}{a^2+b^2+c^2+1}\le\dfrac{1}{\dfrac{1}{a+b+c}+1}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{3}+1}=\dfrac{4}{3}\)

Híc híc rối nùi luôn rồi , chắc sai ...