K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Tam giác ABC có AB = 24cm, AC = 3, BC=40cm. Trên cạnh AC lấy điểm M sao cho AM = 7cm. Chứng minh rằng: a) Tam giác ABC là tam giác vuông; b) ∠AMB =2∠C Bài 2: Cho tam giác ABC có AB = AC = 8,5cm, BC = 15cm. Kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC) a) Chứng minh HB=HC b) Tính độ dài AH c) Kẻ HE ⊥ AB (E ∈ AB), HK ⊥ AC (K ∈ AC) . So sánh độ dài HE và HK. Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC. Tia phân giác của góc HAB cắt...
Đọc tiếp

Bài 1: Tam giác ABC có AB = 24cm, AC = 3, BC=40cm. Trên cạnh AC lấy điểm M
sao cho AM = 7cm. Chứng minh rằng:

a) Tam giác ABC là tam giác vuông;
b) ∠AMB =2∠C

Bài 2: Cho tam giác ABC có AB = AC = 8,5cm, BC = 15cm. Kẻ AH vuông góc với
BC (H ∈ BC)

a) Chứng minh HB=HC
b) Tính độ dài AH
c) Kẻ HE ⊥ AB (E ∈ AB), HK ⊥ AC (K ∈ AC) . So sánh độ dài HE và HK.

Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC. Tia phân giác của
góc HAB cắt BC tại E, tia phân giác của góc HAC cắt BC tại D. Chứng minh
rằng AB+AC=BC+DE.

Bài 4: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, kẻ BD vuông góc với AC (D thuộc AC) và
CE vuông góc với AB (E thuộc AB). Trên tia đối của tia BD lấy điểm F sao
cho BF=AC. Trên tia đối của tia CE lấy điểm G sao cho CG=AB.
a) Chứng minh ∠ABF = ∠ACG
b) Chứng minh AF = AG và AF ⊥ AG .

1

Bài 1: Sửa đề: AC=32cm

a) Ta có: \(BC^2=40^2=1600\)

\(AB^2+AC^2=24^2+32^2=1600\)

Do đó: \(BC^2=AB^2+AC^2\)(=1600)

Xét ΔABC có \(BC^2=AB^2+AC^2\)(cmt)

nên ΔABC vuông tại A(định lí pytago đảo)

b) Ta có: AM+MC=AC(M nằm giữa A và C)

hay MC=AC-AM=32-7=25cm

Áp dụng định lí pytago vào ΔAMB vuông tại A, ta được

\(MB^2=AM^2+AB^2\)

\(\Leftrightarrow MB^2=7^2+24^2=625\)

hay \(MB=\sqrt{625}=25cm\)

Xét ΔMBC có MB=MC(=25cm)

nên ΔMBC cân tại M(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{CMB}=180^0-2\cdot\widehat{C}\)(số đo của góc ở đỉnh trong ΔMBC cân tại M)(1)

Ta có: \(\widehat{CMB}+\widehat{AMB}=180^0\)(hai góc kề bù)

hay \(\widehat{AMB}=180^0-\widehat{CMB}\)(2)

Thay (1) vào (2), ta được

\(\widehat{AMB}=180^0-\left(180^0-2\cdot\widehat{C}\right)\)

\(\Leftrightarrow\widehat{AMB}=180^0-180^0+2\cdot\widehat{C}\)

hay \(\widehat{AMB}=2\cdot\widehat{C}\)(đpcm)

Bài 2:

a) Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAHC vuông tại H có

AB=AC(gt)

AH là cạnh chung

Do đó: ΔAHB=ΔAHC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

⇒HB=HC(hai cạnh tương ứng)

b) Ta có: HB=HC(cmt)

mà HB+HC=BC=15cm

nên \(HB=HC=\frac{BC}{2}=\frac{15}{2}=7,5cm\)

Áp dụng định lí pytago vào ΔAHB vuông tại H, ta được

\(AB^2=AH^2+BH^2\)

hay \(AH^2=AB^2-BH^2=\left(8,5\right)^2-\left(7,5\right)^2=16\)

\(AH=\sqrt{16}=4cm\)

Vậy: AH=4cm

c) Xét ΔHEB vuông tại E và ΔHKC vuông tại K có

HB=HC(cmt)

\(\widehat{B}=\widehat{C}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

Do đó: ΔHEB=ΔHKC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒HE=HK(hai cạnh tương ứng)

giúp mik vs huhu!!! 1.Cho ΔABC cân tại A. Kẻ AH ⊥ BC (H ∈ BC). Chứng minh rằng: a. HB = HC. b. ^ BAH = ^ CAH 2.Cho ΔABC cân tại A. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AB, qua C kẻ đường thẳng vuông góc với AC, chúng cắt nhau tại D. Chứng minh rằng AD là tia phân giác của góc A. 3. Cho ΔABC có M là trung điểm của BC, AM là tia phân giác của góc A. Kẻ MH⊥AB (H ∈ AB), MK⊥AC (K ∈ AC). Chứng minh rằng: a. MH = MK b. Bˆ = Cˆ 4.Hai đoạn...
Đọc tiếp

giúp mik vs huhu!!!khocroi

1.Cho ΔABC cân tại A. Kẻ AH ⊥ BC (H ∈ BC). Chứng minh rằng:

a. HB = HC.

b. ^ BAH = ^ CAH

2.Cho ΔABC cân tại A. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AB, qua C kẻ đường thẳng vuông góc với AC, chúng cắt nhau tại D. Chứng minh rằng AD là tia phân giác của góc A.

3. Cho ΔABC có M là trung điểm của BC, AM là tia phân giác của góc A. Kẻ MH⊥AB (H ∈ AB), MK⊥AC (K ∈ AC). Chứng minh rằng:

a. MH = MK

b. Bˆ = Cˆ

4.Hai đoạn thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đoạn. Chứng minh rằng : AC/ /BD và AC = BD.

5.Cho ΔABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Kẻ BH ⊥ AD (H ∈ AD), kẻ CK ⊥ AE (K ∈ AE). Chứng minh rằng: BH = CK.

6.Cho ΔABC có AB < AC. Tia phân giác của góc A cắt đường trung trực của BC tại I. Kẻ IH ⊥ AB (H ∈ AB), kẻ IK ⊥ AC (K ∈ AC). Chứng minh rằng : BH = CK.

7.Cho ΔABC vuông ở A. Từ A kẻ AH ⊥ BC (H ∈ BC). Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA. Kẻ EK ⊥ AC (K ∈ AC).

Chứng minh AK = AH.

HELP ME!!eoeo

2
3 tháng 3 2017

Có mấy bài dễ dễ mà ^.^

Sao ko động não bạn nhỉ ? vui

3 tháng 3 2017

chuẩn Nguyễn Phương Thảo, vs lại mấy pài này dạng cx kha khá giống nhau

Bài 1:

a) Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAHC vuông tại H có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AH là cạnh chung

Do đó: ΔAHB=ΔAHC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

⇒BH=CH(hai cạnh tương ứng)

b) Áp dụng định lí pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được

\(AB^2=AH^2+BH^2\)

hay \(AB=\sqrt{12^2+5^2}=13cm\)

Vậy: AB=13cm

c)

*Chứng minh BM=CN

Ta có: \(\widehat{ABC}=\widehat{MBD}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{ACB}=\widehat{NCE}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{MBD}=\widehat{NCE}\)

Xét ΔMBD vuông tại M và ΔNEC vuông tại N có

BD=CE(gt)

\(\widehat{MBD}=\widehat{NCE}\)(cmt)

Do đó: ΔMBD=ΔNEC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒BM=CN(hai cạnh tương ứng)

*Chứng minh ΔANM cân

Ta có: \(\widehat{ABM}+\widehat{ABC}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACN}+\widehat{ACB}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

Xét ΔABM và ΔACN có

BM=CN(cmt)

\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)(cmt)

AB=AC(ΔABC cân tại A)

Do đó: ΔABM=ΔACN(c-g-c)

⇒AM=AN(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAMN có AM=AN(cmt)

nên ΔAMN cân tại A(định nghĩa tam giác cân)(đpcm)

Bài 2:

a) Xét ΔABH và ΔACH có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)(do AH là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))

AH là cạnh chung

Do đó: ΔABH=ΔACH(c-g-c)

b) Ta có: ΔABH=ΔACH(cmt)

\(\widehat{AHB}=\widehat{AHC}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{AHB}+\widehat{AHC}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{AHB}=\widehat{AHC}=\frac{180^0}{2}=90^0\)

⇒AH⊥BC(đpcm)

c) Xét ΔADH vuông tại D và ΔAEH vuông tại E có

AH là cạnh chung

\(\widehat{DAH}=\widehat{EAH}\)(do AH là tia phân giác của \(\widehat{DAE}\))

Do đó: ΔADH=ΔAEH(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒AD=AE(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔADE có AD=AE(cmt)

nên ΔADE cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{ADE}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔADE cân tại A)(1)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

\(\widehat{ABC}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{ADE}=\widehat{ABC}\)

\(\widehat{ADE}\)\(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên DE//BC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)(đpcm)

Bài 3:

a) Xét ΔABE và ΔDEC có

AE=ED(gt)

\(\widehat{AEB}=\widehat{CED}\)(hai góc đối đỉnh)

BE=EC(do E là trung điểm của BC)

Do đó: ΔABE=ΔDEC(c-g-c)

b) Ta có: ΔABE=ΔDEC(cmt)

\(\widehat{BAE}=\widehat{EDC}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{BAE}\)\(\widehat{CDE}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên AB//CD(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

c) Xét ΔAEB và ΔAEC có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AE là cạnh chung

BE=EC(E là trung điểm của BC)

Do đó: ΔAEB=ΔAEC(c-c-c)

\(\widehat{AEB}=\widehat{AEC}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{AEB}+\widehat{AEC}=180^0\)(kề bù)

nên \(\widehat{AEB}=\widehat{AEC}=\frac{180^0}{2}=90^0\)

⇒AE⊥BC(đpcm)

d) Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

mà AB=DC(do ΔABE=ΔDEC)

nên AC=DC

Xét ΔACD có AC=DC(cmt)

nên ΔACD cân tại C(định nghĩa tam giác cân)

\(\Rightarrow\widehat{ACD}=180^0-2\cdot\widehat{ADC}\)(số đo của góc ở đỉnh trong ΔACD cân tại C)(1)

Thay \(\widehat{ADC}=45^0\) vào biểu thức (1), ta được

\(\widehat{ACD}=180^0-2\cdot45^0=90^0\)

Ta có: AB//CD(cmt)

\(\Rightarrow\widehat{BAC}+\widehat{ACD}=180^0\)(hai góc trong cùng phía)

hay \(\widehat{BAC}=180^0-\widehat{ACD}=180^0-90^0=90^0\)

Vậy: Khi ΔABC có thêm điều kiện \(\widehat{BAC}=90^0\) thì \(\widehat{ADC}=45^0\)

Bài 1: Cho ΔABC, kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC). Trên tia đối của tia HA, lấy điểm K sao cho HK = HA. Nối KB, KC. Tìm các cặp tam giác bằng nhau trong hình vẽ Bài 2: Cho ΔABC có góc A = 90độ, trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA. Tia phân giác góc B cắt AC ở D. a) Chứng minh: ΔABD = ΔEBD b) Chứng minh: DA = DE c) Tính số đo góc BED Bài 3: Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đoạn thẳng. a) Chứng...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho ΔABC, kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC). Trên tia đối của tia HA, lấy điểm K sao cho HK = HA. Nối KB, KC. Tìm các cặp tam giác bằng nhau trong hình vẽ
Bài 2: Cho ΔABC có góc A = 90độ, trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA. Tia phân giác góc B cắt AC ở D.
a) Chứng minh: ΔABD = ΔEBD
b) Chứng minh: DA = DE
c) Tính số đo góc BED
Bài 3: Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đoạn thẳng.
a) Chứng minh: AC = DB và AC//DB
b) Chứng minh: AD = CB và AD//CB
c) Chứng minh: góc ACB = góc BDA
d) Vẽ CH ⊥AB tại H.Trên tia đối của tia OH lấy điểm I sao cho OI = OH. Chứng minh: DI⊥AB

Bài 4: Cho tam giác ABC có góc A= 50độ. Vẽ đoạn thẳng AI vuông góc và bằng AB (I và C khác phía đối với AB). Vẽ đoạn thẳng AK vuông góc và bằng AC (K và B khác phía đối với AC).
Chứng minh rằng: a) IC = BK
b) IC⊥BK Bài 5: Cho ΔABC có ba góc nhọn. Vẽ BD⊥AC tại D, CE⊥ BA tại E. Trên tia đối của tia BD lấy điểm F sao cho BF = AC, trên tia đối của tia CE lấy điểm G sao cho CG = AB. Chứng minh: AF = AG và AF ⊥AG Bài 6: Cho góc bẹt xOy có tia phân giác Ot. Trên tia Ot lấy hai điểm A, B ( A nằm giữa O và B). Lấy điểm C ϵ Ox sao cho OC = OB lấy điểm D ∈ Oy sao cho OD = OA a) Chứng minh AC = BD và AC⊥BD b) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BD. Chứng minh OM = ON

c) Tính các góc của tam giác MON
d) Chứng minh: AD⊥BC
Bài 7: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Vẽ AH⊥BC (H ∈ BC). Vẽ HI⊥AB tại I, vẽ HK⊥AC tại K. Lấy E, F sao cho I là trung điểm của HE, K là trung điểm của HF, EF cắt AB, AC lần lượt tại M, N.
a) Chứng minh MH = ME và chu vi ΔMHN bằng EF
b) Chứng minh AE = AF
c) Nếu biết góc BAC = 60độ . Khi đó hãy tính các góc của tam giác AEF
(Chu vi của một tam giác bằng tổng độ dài 3 cạnh của tam giác)

Bài 8: Cho tam giác ABC, Điểm D thuộc cạnh BC. Kẻ DE//AC (E ∈ AB), kẻ DF//AB (F ∈ AC) Gọi I là trung điểm của EF. Chứng minh I là trung điểm của AD
Bài 9: Cho góc xOy khác góc bẹt có Ot là tia phân giác. Qua điểm H thuộc tia Ot, kẻ đường vuông góc với Ot, nó cắt Ox và Oy theo thứ tự A và B
a. Chứng minh OA = OB
b. Lấy điểm C nằm giữa O và H. Chứng minh CA = CB
c. AC cắt Oy ở D. Trên tia Ox lấy điểm E sao cho OE = OD. Chứng minh B, C, E thẳng hàng.

Bài 10: Cho tam giác ABC. Các đường phân giác của các góc ngoài tại B và tại C cắt nhau ở K. Qua K kẻ đường thẳng vuông góc với AB, cắt đường thẳng AB ở E. Qua K kẻ đường thẳng vuông góc với AC, cắt đường thẳng AC ở F. Chứng minh rằng KE = KF Bài 11: Cho ΔABC có góc A = 60độ. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D, tia phân giác của góc C cắt AB ở E và cắt BD ở I. Chứng minh IE = ID. Bài 12: Cho tam giác ABC có góc A= 40độ, AB = AC, H là trung điểm của BC a) Tính góc ABC, góc ACB và chứng minh AH⊥BC và AH là phân giác góc BAC b) Đường thẳng d đi qua trung điểm của AC và vuông với AC cắt tia CB tại M Tính góc MAH c) Trên tia đối của tia AM lấy điểm N sao cho AN = BM. Chứng minh AM = CN d) Vẽ CI⊥MN tại I. Chứng minh I là trung điểm MN e) AH cắt đường thẳng d tại K. Chứng minh C, I, K thẳng hàng Bài 13: Cho tam giác ABC. Tia phân giác góc B cắt cạnh AC tại D. Qua D kẻ đường thẳng song song với BC, nó cắt cạnh AB tại E. Chứng minh tam giác EBD cân. Bài 14: Một góc của tam giác cân bằng 40độ. Tính các góc còn lại. Bài 15: Cho ΔABC cân tại A. Lấy điểm D thuộc cạnh AC, lấy điểm E thuộc cạnh AB sao cho AD = AE a) Chứng minh DB = EC b) Gọi O là giao điểm của DB và EC. Chứng minh DOBC và DODE là các tam giác cân. c) Chứng minh DE // BC. Bài 16: DABC đều. Gọi D,E,F là 3 điểm lần lượt nằm trên các cạnh AB, BC, CA sao cho AD = BE =CF a) Chứng minh rằng DDEF là tam giác đều. b) Gọi M, N, K là 3 điểm lần lượt nằm trên các tia đối của các tia AB, BC,CA sao cho AM = BN = CK. Chứng minh DMNK là tam giác đều. Bài 17: Cho điểm M nằm trên đoạn thẳng AB. Vẽ về một phía của AB các tam giác đều AMC và BMD a) Chứng minh rằng AD = CB b) Gọi I , K theo thứ tự là trung điểm của AD và CB. Tam giác MIK là tam giác gì ? Bài 18: Cho DABC vuông cân tại A . Trên tia đối của tia BA lấy điểm E sao cho BE = BC a) Tính số đo các góc của DAEC b) Trên tia đối của tia BC lấy điểm F sao cho BF = BC. Tính số đo các góc của DCEF Bài 19: Cho ΔABC. Bên ngoài ΔABC, vẽ các tam giác đều ΔABM và ΔACN. a) Chứng minh BN = CM. b) Gọi K là giao điểm của BN và CM. Tính số đo góc MKB. Bài 20: Cho ΔABC vuông tại A, có AH⊥BC tại H . Vẽ HD⊥AB tại D, HE⊥AC tại E a) Chứng minh AD = EH, AE = DH, AH = DE b) Gọi I là giao điểm của DE và AH. Chứng minh IA = IE = IH = ID c) Chứng minh góc ADE = góc ACB d) Vẽ AM⊥DE tại M, tia AM cắt BC tại N. Chứng minh AN = CN Bài 21: Cho ΔABC có. Tia phân giác của góc C cắt AB tại D. Trên tia đối của tia CA lấy E sao cho CE = CB a) Chứng minh rằng CD//EB b) Tia phân giác góc E cắt đường thẳng CD tại F. Vẽ CK⊥EF tại K. Chứng minh CK là tia phân giác góc ECF
P/s: Vẽ được hình thì càng tốt ạ, các bạn biết bài nào thì giúp mình với :((
0
Bài 11: Cho tam giác ABC có AB=AC. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng: a. AMB = AMC b. AM là tia phân giác của góc c. AM ⊥ BC d. Vẽ At là tia phân giác của góc ngoài ở đỉnh A. Chứng minh:At//BC Bài 12: Cho tam giác ABC, = 900. Trên BC lấy E sao cho BE = BA. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D. a. Chứng minh Δ ABD = Δ EBD b. Tính số đo góc BED c. Chứng minh BD ⊥ AE Bài 13: Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AB, E là trung điểm...
Đọc tiếp

Bài 11: Cho tam giác ABC có AB=AC. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng:

a. AMB = AMC

b. AM là tia phân giác của góc

c. AM ⊥ BC

d. Vẽ At là tia phân giác của góc ngoài ở đỉnh A. Chứng minh:At//BC

Bài 12: Cho tam giác ABC, = 900. Trên BC lấy E sao cho BE = BA. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D.

a. Chứng minh Δ ABD = Δ EBD

b. Tính số đo góc BED

c. Chứng minh BD ⊥ AE

Bài 13: Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC. Vẽ F sao cho E là trung điểm của DF. Chứng minh:

a. ADE = CFE

b. DB = CF

c. AB // CF

d. DE // BC

Bài 14: Cho tam giác ABC có BA<BC. Trên tia BA lấy điểm D sao cho BD = BC.Tia phân giác của góc B cắt AC và DC lần lượt tại E và I.

a. Chứng minh rằng: ΔBEC =Δ BED

b. Chứng minh ID = IC

c. Từ A kẻ AH DC, H. Chứng minh: AH // BI

Bài 15: Cho tam giác ABC. Trên tia đối AB lấy D sao cho AD = AB, trên tia đối AC lấy điểm E sao cho AE = AC.

a. Chứng minh rằng: BE = CD

b. Chứng minh: BE//CD

c. Gọi M là trung điểm của BE và N là trung điểm của CD. Chứng minh:AM = AN

0
7 tháng 1 2018

A B C D E I

a: Xét ΔBAD vuông tại A và ΔBED vuông tại E có

BD chung

góc ABD=góc EBD

Do đo: ΔBAD=ΔBED
Suy ra: BA=BE

hay ΔBAE cân tại B

b: Xét ΔADF vuông tại A và ΔEDC vuông tại E có

DA=DE

góc ADF=góc EDC

Do đó: ΔADF=ΔEDC

Suy ra: DF=DC

Bài 1: Cho ∆ABC đều, kẻ AH vuông góc với BC tại H. Trên tia đối của tia BC lấy điểm E sao cho BE = BC. Trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho CB = CD. a) Chứng minh rằng ∆AEB = ∆ADC b) Từ D kẻ DF vuông góc với AC tại F. Chứng minh rằng ∆CHF cân c) Chứng minh rằng AD//HF d) Từ B kẻ BM vuông góc AE tại M, từ C kẻ CN vuông góc với AD tại N. Gọi I là giao điểm của BM và CN. Chứng minh AI là phân giác của BAC...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho ∆ABC đều, kẻ AH vuông góc với BC tại H. Trên tia đối của tia BC lấy
điểm E sao cho BE = BC. Trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho CB = CD.
a) Chứng minh rằng ∆AEB = ∆ADC
b) Từ D kẻ DF vuông góc với AC tại F. Chứng minh rằng ∆CHF cân
c) Chứng minh rằng AD//HF
d) Từ B kẻ BM vuông góc AE tại M, từ C kẻ CN vuông góc với AD tại N. Gọi
I là giao điểm của BM và CN. Chứng minh AI là phân giác của BAC ̂
Bài 2: Cho ∆ABC có AB= AC = 5cm, BC = 6CM. Kẻ AK vuông góc với BC ( K
∈ BC).
a) Chứng minh rằng KB = KC và BAK ̂ =CAK ̂
b) Tính độ dài AK
c) Kẻ KE vuông góc với AB ( E ∈ AB) , KD vuông góc với AC ( D ∈ AC).
Chứng minh rằng ∆KDE là tam giác cân.
d) Chứng minh rằng DE//BC
e) Trên tia đối của tia AB lấy điểm M sao cho AB = AM. Chứng minh răng
MC vuông góc với BC

2
27 tháng 3 2020

Bài 1:

A B C H E D F M N I 1 2

a. Ta có: \(\widehat{ABE}=\widehat{BAC}+\widehat{ACB}=60^o+60^o=120^o\)

\(\widehat{ACD}=\widehat{ABC}+\widehat{BAC}=60^o+60^o=120^o\)

\(\Rightarrow\widehat{ABE}=\widehat{ACD}\)

Theo gt: \(BE=BC;CD=BC\Rightarrow BE=CD\left(=BC\right)\)

Xét \(\Delta ABE\)\(\Delta ACD\) có:

\(AB=AC\)

\(\widehat{ABE}=\widehat{ACD}\left(cmt\right)\)

\(BE=CD\left(cmt\right)\)

\(\Rightarrow\Delta ABE=\Delta ACD\left(c-g-c\right)\)

b. Xét \(\Delta AHC\left(\widehat{AHC}=90^o\right)\)\(\Delta DFC\left(\widehat{DFC}=90^o\right)\) có:

\(AC=CD\)

\(\widehat{ACH}=\widehat{DCF}\) (2 góc đối đỉnh)

\(\Rightarrow\Delta AHC=\Delta DFC\left(ch-gn\right)\)

\(\Rightarrow HC=CF\) (2 cạnh tương ứng)

\(\Rightarrow\Delta CHF\) cân tại C

c. Ta có: \(\Delta CHF\) cân tại C; \(\Delta CAD\) cân tại C(CA=CD)

\(\widehat{CHF}=\frac{180^o-\widehat{HCF}}{2};\widehat{ADC}=\frac{180^o-\widehat{ACD}}{2}\)

Mà: \(\widehat{HCF}=\widehat{ACD}\) ( 2 góc đối đỉnh )

\(\Rightarrow\widehat{CHF}=\widehat{ADC}\)

Mà 2 góc ở vị trí so le trong

\(\Rightarrow\) HF//AD

d. Xét \(\Delta BAH\left(\widehat{H_1}=90^o\right)\)\(\Delta ACH\left(\widehat{H_2}=90^o\right)\) có:

AH cạnh chung

\(\widehat{ABH}=\widehat{ACH}\)

\(\Rightarrow\Delta BAH=\Delta CAH\left(ch-gn\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\) ( 2 góc tương ứng )

\(\Rightarrow AI\) là đường phân giác \(\widehat{BAC}\)

Bài 1:

a) Chứng minh ΔAEB=ΔACD

Ta có: ΔABC đều(gt)

⇒AB=BC=AC và \(\widehat{BAC}=\widehat{ABC}=\widehat{ACB}=60^0\)(số đo của các cạnh và các góc trong ΔABC đều)

mà BC=BE và CB=CD(gt)

nên EB=BC=CD=AB=AC

Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABE}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACD}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(cmt)

nên \(\widehat{ABE}=\widehat{ACD}\)

Xét ΔABE và ΔACD có

AB=AC(cmt)

\(\widehat{ABE}=\widehat{ACD}\)(cmt)

EB=CD(cmt)

Do đó: ΔABE=ΔACD(c-g-c)

b) Chứng minh ΔCHF cân

Xét ΔAHC vuông tại H và ΔDFC vuông tại F có

CA=CD(cmt)

\(\widehat{ACH}=\widehat{DCF}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔAHC=ΔDFC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒CH=CF(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔCHF có CH=CF(cmt)

nên ΔCHF cân tại C(định nghĩa tam giác cân)

c) Chứng minh HF//AD

Xét ΔCAD có CA=CD(cmt)

nên ΔCAD cân tại C(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{CAD}=\frac{180^0-\widehat{ACD}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔCAD cân tại C)(1)

Ta có: ΔCHF cân tại C(cmt)

\(\widehat{CFH}=\frac{180^0-\widehat{HCF}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔCHF cân tại C)(2)

Ta có: \(\widehat{ACD}=\widehat{HCF}\)(hai góc đối đỉnh)(3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra \(\widehat{CAD}=\widehat{CFH}\)

\(\widehat{CAD}\)\(\widehat{CFH}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên HF//AD(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

d) Chứng minh AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)

Ta có: ΔACD cân tại C(cmt)

mà CN là đường cao ứng với cạnh đáy AD(gt)

nên CN cũng là đường trung tuyến ứng với AD(định lí tam giác cân)

⇒N là trung điểm của AD

Xét ΔABE có AB=BE(cmt)

nên ΔABE cân tại B(định nghĩa tam giác cân)

mà BM là đường cao ứng với cạnh đáy AE(gt)

nên BM là đường trung tuyến ứng với AE(định lí tam giác cân)

⇒M là trung điểm của AE

Ta có: \(ND=\frac{AD}{2}\)(N là trung điểm của AD)

\(ME=\frac{AE}{2}\)(M là trung điểm của AE)

mà AD=AE(ΔACD=ΔABE)

nên ND=ME

Xét ΔMBE vuông tại M và ΔNCD vuông tại N có

EB=CD(cmt)

ME=ND(cmt)

Do đó: ΔMBE=ΔNCD(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

\(\widehat{EBM}=\widehat{DCN}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{EBM}=\widehat{IBC}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{DCN}=\widehat{ICB}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)

Xét ΔIBC có \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)(cmt)

nên ΔIBC cân tại I(định lí đảo của tam giác cân)

⇒IB=IC

Xét ΔABI và ΔACI có

AB=AC(ΔABC đều)

IB=IC(cmt)

AI là cạnh chung

Do đó: ΔABI=ΔACI(c-c-c)

\(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\)(hai góc tương ứng)

mà tia AI nằm giữa hai tia AB,AC

nên AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)