Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các từ ngữ kết hợp với cụm từ “cái nắng”: oi ả, nóng nực, oi bức, dữ dội,...
- Những cụm từ mà em tạo ra thường là những cụm từ tính từ chỉ trạng thái nóng nực của mùa hè. Còn cái nắng miệt mài ở đây chỉ hoạt động chăm chỉ, cái nắng được tác giả nhân hóa chỉ hoạt động của con người.
→ Tác dụng: làm cho câu văn với những sự vật trở nên gần gũi.
a. “đọt phù sa”: giọt phù sa.
- Cụm danh từ chỉ phạm trù sự vật trong thiên nhiên. Cụm từ giúp câu văn mang đặc điểm ký sự mà tác giả đã có cuộc hành trình về đất Mũi Cà Mau.
b. - “áng tóc trữ tình”: cụm từ có cách kết hợp bất ngờ. Từ “áng” thường gặp trong “áng mây”, “áng thơ”, “áng văn”. Cụm từ “áng tóc” ở đây được Nguyễn Tuân sử dụng làm tăng thêm chất thơ cho câu văn. Hơn nữa, tác giả lại dùng kết hợp “áng tóc” với “trữ tình”, khiến cho sự thi vị càng tăng thêm gấp bội.
- “cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” là cụm từ có nét mơ hồ về nghĩa bởi trật tự từ không theo quan hệ logic. Nếu nói cho tường minh phải là “cuồn cuộn khói đốt nương vào ngày xuân, bốc mù trên những dãy núi người Mèo ở”. Việc đảo trật tự từ ở đây khiến cho lời văn mất đi cái rõ ràng, nhưng lại gợi lên nhiều liên tưởng thú vị.
* Văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Dấu hiệu nhận biết yếu tố trữ tình: Cái tôi mê đắm, tài hoa, uyên bác và có tình yêu say đắm quê hương, xứ sở, đặc biệt với Huế và Hương giang.
* Văn bản: “Và tôi muốn mẹ…”
- Dấu hiệu nhận biết yếu tố trữ tình: Tình cảm mãnh liệt dành cho mẹ. Khi nhân vật “tôi” chỉ là một đứa trẻ, tình yêu lớn nhất là dành cho gia đình của mình. Tận khi lớn lên thì thứ tình cảm đó vẫn không mất đi. Dù có không còn chiến tranh nhưng thứ tình cảm đó vẫn ăn sâu nảy mầm trong tâm trí của nhân vật.
- Ba chú thích của từ trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) là:
+ Chí tình: có tình cảm hết sức chân thành và sâu sắc
= > Giải thích theo cách: phân tích nội dung nghĩa của từ.
+ Mô tê (từ ngữ địa phương miền Trung): đâu đó.
= > Giải thích theo cách: dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
+ Quan hoài vạn cổ: nhớ về một thuở xa xưa
= > Giải thích theo cách: phân tích nội dung nghĩa của từ.
a.
1, Mở bài:
- Giới thiệu về đề tài sông Hương.
- Giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí.
- Dẫn vào nhận định của nhà văn về dòng sông...
2, Thân bài
* Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm
- Tác phẩm được sáng tác tại Huế năm 1981.
- Đánh giá nhận xét của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở câu mở đầu đoạn trích: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước….một thành phố duy nhất”
⇒ Nhận xét mang đậm tính chủ quan của nhà văn. Thể hiện nét độc đáo sông Hương, uyên bác, tự hào.
* Vẻ đẹp của Sông Hương
- Vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn
+ Dữ dội, cuồn cuộn
+ Phóng khoáng và man dại như cô gái Di-gan.
⇒ Đó là vẻ đẹp của dòng sông nguyên thủy, mang theo sự hung hãn, hoang dại của tự nhiên như một con thú chưa được thuần hóa.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy qua vùng đồng bằng
+ Như một thiếu nữ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại
+ Sông Hương uốn lượn, quanh co mềm mại như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới tương lai.
⇒ Sông Hương đã chuyển mình từ vẻ đẹp mạnh mẽ, dữ dội của tự nhiên sang vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng của người thiếu nữ.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào lòng thành phố
+ “Sông Hương vui tươi hẳn lên ... đông bắc” → nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm vui, tâm trạng khi tìm lại được chính mình
+ “Chiếc cầu trắng ... lời của tình yêu”. → vẻ đẹp thoát tục của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.
+ “Không giống như sông Xen ... yêu quý của mình" -> niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.
+ Sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ như quá yêu thành phố của mình.
⇒ Đó là vẻ đẹp của một dòng sông thơ mộng, mang trong mình những cảm xúc lạ thường, lưu luyến khó quên khi bước vào thành phố.
- Nghệ thuật:
+ Tác giả sử dụng trình tự kể từ xa đến gần.
+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhânn hóa, ẩn dụ ...
3, Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp của dòng sông Hương qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Khẳng định lại nhận định của tác giả về dòng sông Hương.
b. Viết đoạn văn
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm được rút ra từ tập kí cùng tên, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thể kí của ông luôn nổi bật ở chất tài hoa, lịch lãm; ở những suy tư sâu sắc về văn hóa, lịch sử ở ngôn từ mềm mại, tinh tế, đầy những liên tưởng bất ngờ, tạo được sự kết nối đa chiều với nhiều văn bản khác. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? được tác giả lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình nơi xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, quê hương mình, từ đó bày tỏ tình yêu đất nước, con người nơi đây. Chính vì vậy, dưới con mắt của một nghệ sĩ với tâm hồn đa sầu, đa cảm, đứng trước dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đến thế, tác giả nhận thấy “không bao giờ tự lặp mình trong cảm hứng của nghệ sĩ". Có khi nó đến một cách dồn dập, hồ hởi, nhưng có khi lại nhẹ nhàng, sâu lắng, tùy vào tâm trạng của người nghệ sĩ. Đó là thứ cảm xúc tinh tế của những người nghệ sĩ chân chính khi họ đứng trước cái đẹp.
HS cần nêu được nội dung sau:
- Hai câu kết tác giả thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước.
- Thấy được tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của nhà thơ.
- Trần Đình Sử (1987), Ai đã đặt tên cho dòng sông?, trong "Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường", Tạp chí Văn nghệ, số 7.
- Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.
- Phạm Xuân Dũng (2009), Phái đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11.
- Trần Thủy Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7.
- Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Hồ Thế Hà (2002), Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7.
a. - Cách kết hợp không bình thường đó là: từ “như”.
- Hiệu quả: Nhằm khẳng định sự trầm mặc của sông Hương và những giá trị cổ xưa của dòng sông thơ mộng này mang lại.
b. - Cách kết hợp không bình thường đó là: “rằng”, “thôi thì”.
- Hiệu quả: Nhằm thông báo cho độc giả về chuyến hành trình về đất Mũi Cà Mau.